Học ngành Kế toán/ Kiểm toán ra trường làm gì? Cơ hội thăng tiến và mức lương

16/05/2022 09:30
Kế toán, kiểm toán được đánh giá là những ngành học không bao giờ lo thiếu việc làm. Vậy, chính xác thì học các chuyên ngành kế toán, kiểm toán ra trường làm gì, có hội thăng tiến và thu nhập tiềm năng là bao nhiêu?

Cùng với tài chính - ngân hàng thì kế toán - kiểm toán cũng là những chuyên ngành HOT nhất trong khối ngành kinh tế, tài chính nói chung. Tuy nhiên, học kế toán, kiểm toán không có nghĩa là ra trường bạn chỉ có thể lựa chọn làm nhân viên kế toán, kiểm toán viên. Ngược lại, có rất nhiều cơ hội việc làm kế toán, kiểm toán dành cho bạn, phụ thuộc vào năng lực, bằng cấp bạn có và mục tiêu công việc của bạn.

Những thông tin cần biết về ngành Kế toán/ Kiểm toán

1. Học ngành Kế toán/ Kiểm toán ra trường làm gì?

1.1. Các vị trí việc làm Kế toán

Có bằng trung cấp, cao đẳng hoặc đại học (trở lên) chuyên ngành kế toán, bạn có thể cân nhắc đến các cơ hội vị trí việc làm kế toán như sau:

  • Nhân viên kế toán/ Nhân viên kế toán nội bộ/ Kế toán viên.
  • Nhân viên kế toán thuế.
  • Nhân viên kế toán thanh toán.
  • Nhân viên kế toán công nợ.
  • Nhân viên kế toán kho.
  • Nhân viên kế toán bán hàng.
  • Nhân viên kế toán giá thành.
  • Nhân viên kế toán dự án.
  • Nhân viên kế toán vật tư.
  • Nhân viên kế toán sản xuất.
  • Nhân viên kế toán tiền lương.
  • Chuyên viên kế toán.
  • Nhân viên kế toán tổng hợp.
  • Kế toán trưởng.
  • Trưởng phòng Tài chính Kế toán.
  • Giám đốc Tài chính (CFO).

1.2. Các vị trí việc làm Kiểm toán

Mặc dù có một số điểm tương đồng với ngành kế toán nhưng thực chất, ngành kiểm toán có nhiều điểm khác biệt - cả trong chương trình học, nghiệp vụ và cơ hội việc làm. Các vị trí việc làm kiểm toán gồm có:

  • Trợ lý kiểm toán.
  • Kiểm toán nội bộ/ Nhân viên kiểm toán nội bộ (ngân hàng, công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán).
  • Chuyên viên kiểm soát nội bộ.
  • Nhân viên kế toán.
  • Kiểm toán viên tại cơ quan nhà nước.
  • Thanh tra tài chính.
  • Kiểm toán viên cao cấp.
  • Chuyên viên kiểm toán nội bộ.
  • Trưởng phòng kiểm toán.
  • Cố vấn tài chính.
  • Giám đốc kiểm toán.

Tìm hiểu các vị trí kế toán/ kiểm toán phổ biến

1.3. Những vai trò khác phù hợp với nhân sự ngành Kế toán/ Kiểm toán

Ngoài các công việc đúng chuyên môn, nhân sự ngành kế toán, kiểm toán cũng có thể ứng tuyển các vị trí việc làm trái ngành nếu muốn, điển hình như:

  • Chuyên viên tư vấn tài chính.
  • Chuyên viên môi giới chứng khoán.
  • Chuyên viên hành chính nhân sự.
  • Nhân viên C&B.
  • Chuyên viên kinh doanh.
  • Nhân viên ngân hàng.
  • Chuyên viên tư vấn bảo hiểm,...

2. Mức lương các vị trí việc làm Kế toán/ Kiểm toán

2.1. Mức lương kế toán

Các vị trí việc làm kế toán khác nhau sẽ được trả mức lương khác nhau, có thể cao hơn hoặc thấp hơn ít nhiều tùy tính chất cụ thể của công việc. Thông thường, khi mới ra trường thì mức lương của một nhân viên kế toán sẽ là từ khoảng 5 - 6 triệu/ tháng, cụ thể như sau:

  • Nhân viên kế toán nội bộ: Lương trung bình từ 7 - 8 triệu/ tháng, khởi điểm từ khoảng 4 triệu/ tháng, cao nhất là 20 triệu/ tháng.
  • Nhân viên kế toán công nợ: Lương trung bình 8 triệu/ tháng, dao động từ 7 - 9 triệu/ tháng, cao nhất khoảng 20 - 25 triệu/ tháng.
  • Nhân viên kế toán kho: Lương khởi điểm từ 5 - 8 triệu/ tháng, cao hơn khoảng 8 - 10 triệu/ tháng và cao nhất từ 15 - 18 triệu/ tháng.
  • Nhân viên kế toán bán hàng: Lương trung bình 7 triệu/ tháng, dao động từ 6 - 8 triệu/ tháng, cao nhất 20 triệu/ tháng.
  • Nhân viên kế toán thuế: Lương trung bình 10triệu/ tháng, dao động từ 9 - 15 triệu/ tháng, cao nhất khoảng 30 triệu/ tháng.
  • Nhân viên kế toán thanh toán: Lương trung bình 8 triệu/ tháng, dao động từ 7 - 9 triệu/ tháng, cao nhất khoảng 20 triệu/ tháng.
  • Nhân viên kế toán giá thành: Lương trung bình từ 10 triệu/ tháng, dao động từ 8 - 12 triệu/ tháng, cao nhất cũng khoảng 20 triệu/ tháng.
  • Chuyên viên kế toán: Lương trung bình hàng tháng khoảng 11 triệu/ tháng, dao động từ 9 - 13 triệu/ tháng, cao nhất khoảng 30 triệu/ tháng.
  • Kế toán tổng hợp: Lương trung bình 11 triệu/ tháng, dao động từ 9 - 15 triệu/ tháng, cao nhất 30 triệu/ tháng.
  • Kế toán trưởng: Lương trung bình 20 triệu/ tháng, dao động từ 16 - 25 triệu/ tháng, cao nhất lên đến gần 70 triệu/ tháng.

Mức lương của các vị trí kế toán/ kiểm toán cao hay thấp?

2.2. Mức lương kiểm toán

Trong khi đó, mức lương ngành kiểm toán có chênh lệch đáng kể, nhưng cũng tùy thuộc vào các vị trí việc làm kiểm toán cụ thể.

  • Trợ lý kiểm toán: Lương trung bình từ khoảng 6 - 10 triệu/ tháng.
  • Kiểm toán viên nhà nước: Thu nhập theo bậc lương, hệ số lương và các khoản phụ cấp, công tác phí.
  • Kiểm toán viên nội bộ: Mức lương trung bình từ 10 - 20 triệu/ tháng, khởi điểm khoảng 7 triệu/ tháng và cao nhất có thể lên đến 30 triệu/ tháng.
  • Chuyên viên kiểm soát nội bộ: Lương trung bình từ 12 - 16 triệu/ tháng, cao nhất khoảng 45 triệu/ tháng.
  • Trưởng nhóm kiểm toán: Mức lương trung bình khoảng 20 - 30 triệu/ tháng.

Đối với các vị trí như trưởng phòng kiểm toán, giám đốc kiểm toán thì mức lương có thể dao động trong khoảng 50 - 100 triệu/ tháng hoặc cao hơn, tùy vào kinh nghiệm, bằng cấp, quy mô doanh nghiệp và khu vực làm việc.

3. Con đường sự nghiệp Kế toán/ Kiểm toán

Làm việc trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính, bạn có thể kỳ vọng ở một lộ trình sự nghiệp thăng tiến rõ ràng nhưng vô cùng cạnh tranh. Thực tế, có những người có kinh nghiệm công tác, làm việc nhiều năm nhưng vẫn chỉ là "nhân viên" vì chưa thể hiện được năng lực và đạt các thành tích tốt.

Về cơ bản, con đường sự nghiệp lý tưởng cho nhân sự ngành kế toán, kiểm toán sẽ như sau:

  • Thực tập sinh kế toán/ kiểm toán: Không yêu cầu kinh nghiệm.
  • Nhân viên kế toán nội bộ/ Trợ lý kiểm toán: Từ 0 - 1 năm kinh nghiệm trở lên.
  • Nhân viên kế toán công nợ, kế toán thuế,...: Từ 0 - 1 năm kinh nghiệm trở lên.
  • Kiểm toán viên nội bộ: Từ 2 năm kinh nghiệm trở lên.
  • Chuyên viên kế toán/ Chuyên viên kiểm toán (Chuyên viên kiểm soát nội bộ): Từ 3 - 5 năm kinh nghiệm trở lên.
  • Kế toán tổng hợp: Từ 5 - 7 năm kinh nghiệm.
  • Kế toán trưởng/ Trưởng phòng kiểm toán: Từ 5 - 10 năm kinh nghiệm trở lên.
  • Giám đốc tài chính: Từ 7 - 10 năm kinh nghiệm trở lên.

Cơ hội thăng tiến của việc làm ngành Kế toán/ Kiểm toán

4. Học Kế toán/ Kiểm toán ở trường nào tốt?

Để xin việc làm kế toán, kiểm toán ở môi trường tốt, có mức lương cao thì việc lựa chọn trường rất quan trọng. Một số "địa chỉ" uy tín về đào tạo nhân sự kế toán, kiểm toán chất lượng, ra trường dễ xin việc gồm có:

  • Học viện Ngân Hàng.
  • Học viện Tài chính.
  • Đại học Ngoại thương.
  • Đại học Kinh tế Quốc dân.
  • Đại học Thương Mại.
  • Đại học Công đoàn.
  • Đại học Giao thông vận tải.
  • Đại học Kinh tế Nghệ An.
  • Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng).
  • Đại học Kinh tế (Đại học Huế).
  • Đại học Kinh tế TP.HCM.
  • Đại học Công nghiệp TP.HCM.
  • Đại học Ngân hàng TP.HCM.
  • Đại học Tài Chính Marketing.

Đương nhiên, ngoài các trường kể trên thì trên cả nước có rất nhiều trường, từ trung cấp, cao đẳng tới đại học có chương trình đào tạo kế toán, kiểm toán. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể học các chứng chỉ kế toán, chương trình đào tạo ngắn hạn nếu đã có bằng cấp liên quan và muốn chuyển sang lĩnh vực này.

5. Cơ hội việc làm Kế toán/ Kiểm toán nhiều hay ít?

Đánh giá một cách khách quan, việc làm kế toán, kiểm toán có nhiều vị trí và tuyển dụng thường xuyên với nhu cầu nhân sự lên đến hàng trăm nghìn nhân sự. Khi hoạt động kinh doanh phục hồi sau đại dịch, các doanh nghiệp quay lại thị trường, doanh nghiệp mới,... có nhu cầu tuyển các vị trí kế toán, kiểm toán và tài chính rất lớn.

Như vậy, nếu như có niềm yêu thích với các con số, với nghề kế toán/ kiểm toán thì bạn có thể cân nhắc theo học và tìm việc phù hợp. Miễn là bạn có năng lực, làm việc chuyên nghiệp thì không thiếu cơ hội công việc và thăng tiến sự nghiệp kế toán, kiểm toán cho bạn.

Triển vọng nghề nghiệp Kế toán/ Kiểm toán ra sao?

6. Thách thức với nhân sự Kế toán/ Kiểm toán

Có nhiều cơ hội việc làm, mức lương khởi điểm tương đương với mặt bằng chung của các nghề nghiệp khác nhưng khi quyết định theo nghề kế - kiểm thì bạn cũng phải xác định trước một số khó khăn, thách thức.

  • Nhiều nghiệp vụ kế toán đang dần được thay thế bằng phần mềm, công cụ nên có thể nhu cầu tuyển nhân sự trong tương lai sẽ giảm đi.
  • Mức lương chưa phải là cao và không nhiều cơ hội thăng tiến, có thể phải mất rất nhiều năm để được thăng chức.
  • Công việc khá áp lực vào một số thời điểm trong năm, cần tập trung, nghiêm túc và tuân thủ các luật, nghị định liên quan.
  • Các vị trí việc làm kiểm toán có thể cần đi công tác, làm việc xa nhà rất nhiều thời gian trong năm.
  • Cạnh tranh cho các việc làm kế toán, kiểm toán lương cao rất gay gắt, vẫn còn nhiều nhân sự nhận lương tương đối thấp.

Dù còn tồn tại những khó khăn nhất định, nhưng về cơ bản thì ngành kế toán, kiểm toán vẫn là một ngành ổn định và nhiều cơ hội hơn khá nhiều lĩnh vực khác.

7. Kinh nghiệm tìm việc làm Kế toán/ Kiểm toán

7.1. Tìm việc làm kế toán, kiểm toán ở đâu?

Khác với các nghề nghiệp khác, việc làm kế toán, kiểm toán có đặc điểm là bạn phải lựa chọn các nhà tuyển dụng uy tín khi tìm việc làm. Với các doanh nghiệp, tổ chức mà hoạt động kinh doanh của họ có sai phạm tài chính thì sẽ nhiều nguy cơ liên quan tới sai phạm, có thể kế toán/ kiểm toán sẽ là người phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Tìm việc làm kế toán, kiểm toán ở đâu có việc tốt, lương cao? Trên các group, fanpage tuyển dụng kế toán, bạn có thể thấy nhiều tin đăng tuyển nhưng đa số là các công việc mà mức lương không mấy cạnh tranh, ít việc dành cho kế toán, kiểm toán giàu kinh nghiệm và được trả lương cao. Trong khi đó, ứng tuyển vào các ngân hàng thì sẽ tùy theo từng đợt và tỷ lệ chọi cũng rất cao, xin việc kế - kiểm trong các cơ quan nhà nước cần trải qua các kỳ thi và chắc chắn rằng sẽ không "có chỗ" cho tất cả mọi người.

Đã và đang có hàng nghìn ứng viên kế toán, kiểm toán tìm việc trên website Joboko.com mỗi ngày. Nền tảng kết nối nhân sự toàn diện JobOKO ứng dụng công nghệ Job Search Engine, AI (trí tuệ nhân tạo) và Machine Learning (học máy) nên có lượng việc làm phong phú nhất.

Chỉ với tìm kiếm đơn giản "việc làm kế toán", "việc làm kiểm toán", "kế toán", ứng viên nhận kết quả là hàng ngàn công việc liên quan, trong đó có nhiều cơ hội việc làm kế toán, kiểm toán ở các công ty, ngân hàng lớn như Ngân hàng TMCP Tiên Phong - TPBANK, Ngân hàng OCB Phương Đông,... và nhiều doanh nghiệp quy mô lớn. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được gợi ý việc làm kế toán, kiểm toán phù hợp với mình, không bỏ lỡ cơ hội lý tưởng.

7.2. Cách chuẩn bị CV xin việc kế toán, kiểm toán

Các vị trí việc làm kế toán, kiểm toán vốn được xem là khá "truyền thống", không yêu cầu ứng viên sáng tạo trong các mẫu CV xin việc. Bạn có thể dùng các mẫu CV đơn giản, chuyên nghiệp đã là đủ. Cụ thể cách chuẩn bị CV xin việc kế toán, kiểm toán như sau:

  • Về mặt hình thức: CV đơn giản, bố cục rõ ràng. Bạn cũng có thể sẵn sàng việc điền thông tin vào các form có sẵn của các doanh nghiệp, ngân hàng hoặc chuẩn bị hồ sơ bản cứng (sơ yếu lý lịch), ngay cả khi đã có CV.
  • Về mặt nội dung: Thông tin trong CV phải chính xác, tập trung làm nổi bật bằng cấp, chứng chỉ, kinh nghiệm làm việc trong các vai trò kế toán, kiểm toán và các kỹ năng sử dụng phần mềm kế toán.

Làm thế nào để tìm việc làm Kế toán/ Kiểm toán nhanh?

7.3. Kinh nghiệm phỏng vấn kế toán, kiểm toán

Tùy vào doanh nghiệp, tổ chức cụ thể mà ứng viên kế - kiểm sẽ trải qua 1 hoặc 2 vòng phỏng vấn, thi tuyển. Một số mẹo phỏng vấn bạn có thể tham khảo gồm có:

  • Ôn lại kiến thức, nghiệp vụ chuyên ngành.
  • Hỏi nhà tuyển dụng về các vòng phỏng vấn.
  • Chọn trang phục lịch sự, nghiêm túc khi đi phỏng vấn.
  • Trả lời câu hỏi ngắn gọn, đúng trọng tâm.
  • Làm bài kiểm tra (nếu có) nghiêm túc. Thông thường sẽ có kiểm tra chuyên môn và ngoại ngữ (ở các công ty yêu cầu kế toán có tiếng Anh hoặc các ngoại ngữ khác).
  • Đảm bảo tính chính xác trong các phép tính, thông tin bạn chia sẻ vì trung thực là yêu cầu bắt buộc với kế toán, kiểm toán.

Học ngành kế toán, kiểm toán ra trường có thể làm việc ở rất nhiều vị trí và có những cơ hội việc làm, thăng tiến hấp dẫn đang chờ bạn. Vận dụng ngay các kinh nghiệm xin việc mà JobOKO chia sẻ trên đây để ứng tuyển thành công bạn nhé!

MỤC LỤC:
1. Học ngành Kế toán/ Kiểm toán ra trường làm gì?
2. Mức lương các vị trí việc làm Kế toán/ Kiểm toán
3. Con đường sự nghiệp Kế toán/ Kiểm toán
4. Học Kế toán/ Kiểm toán ở trường nào tốt?
5. Cơ hội việc làm Kế toán/ Kiểm toán nhiều hay ít?
6. Thách thức với nhân sự Kế toán/ Kiểm toán
7. Kinh nghiệm tìm việc làm Kế toán/ Kiểm toán

Đọc thêm: Kế toán cần học những gì? Có nên học chứng chỉ kế toán quốc tế?

Đọc thêm: Kế toán thi khối nào? trường nào? Những vị trí việc làm của kế toán

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888