Vị trí HSE Staff (Nhân viên HSE) luôn được các công ty chú trọng khi tuyển dụng bởi liên quan mật thiết đến việc đảm bảo an toàn cho môi trường làm việc của người lao động. Nếu bạn có ý định ứng tuyển vào công việc
nhân viên HSE mà chưa biết yêu cầu cụ thể ra sao thì đừng bỏ lỡ thông tin hữu ích trong bài viết sau.
HSE Staff (Nhân viên HSE) - Nhân viên An toàn, Sức khỏe và Môi trường là những chuyên gia chủ chốt trong việc đảm bảo chất lượng môi trường làm việc. Họ cung cấp các giải pháp quản lý an toàn, tư vấn, giám sát và báo cáo về các vấn đề sức khoẻ, an toàn và môi trường cho người lao động và cộng đồng, từ đó bảo vệ danh tiếng, uy tín của công ty. Bên cạnh vị trí này, cũng có nhiều việc làm khác cho bạn lựa chọn như Chief Engineer,
Purchasing Staff,... Yêu cầu công việc từng vị trí đều được cập nhật cụ thể trong các bài viết, bạn đọc tham khảo để có thêm kiến thức cho mình nhé. Còn dưới đây, Joboko sẽ giới thiệu cho bạn chi tiết về công việc HSE Staff là làm gì.
Tìm hiểu về việc làm HSE Staff
1. HSE Staff là gì?
Nhân viên HSE là những người thiết lập, ban hành và cập nhật các chương trình an toàn công việc cho nhân viên, dựa trên quy định về sức khỏe, an toàn và bảo vệ môi trường của chính phủ cũng như các tiêu chuẩn của công ty về an toàn tại nơi làm việc.
Bên cạnh đó, nhân viên HSE cũng tiến hành giáo dục, đào tạo nhân viên trong công ty về tầm quan trọng của sức khỏe, an toàn và bảo vệ môi trường trong công việc. Tuỳ vào đặc thù từng ngành và quy mô doanh nghiệp mà công ty có thể có nhân viên HSE hay không. Thông thường, các công ty sản xuất thường có vị trí này.
Với xu hướng phát triển hiện nay, việc duy trì môi trường làm việc an toàn, lành mạnh, đồng thời quan tâm đến các vấn đề môi trường xả thải, v.v. ngày càng được quan tâm, vì thế mà vị trí HSE Staff ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn.
2. Công việc của HSE Staff
- Kiểm tra quy trình sản xuất, theo dõi và phát hiện tất cả các hành vi không an toàn hoặc vi phạm quy định.
- Đánh giá rủi ro và các mối nguy hiểm tiềm ẩn trong tất cả các hoạt động.
- Tạo báo cáo phân tích dữ liệu an toàn.
- Kiểm tra thiết bị và quy trình sản xuất để đảm bảo an toàn.
- Đặt hàng, sửa chữa cho các thiết bị không an toàn hoặc bị hư hỏng.
- Tập trung vào phòng ngừa bằng cách theo kịp bảo trì thiết bị và đào tạo nhân viên.
- Trình bày nguyên tắc an toàn cho nhân viên trong các cuộc họp hoặc các buổi đào tạo kiểu bài giảng.
- Thường xuyên tham gia các hoạt động giáo dục để cập nhật kiến thức về các giao thức, kỹ thuật về sức khỏe, an toàn và bảo vệ môi trường.
- Tạo các kế hoạch an toàn bao gồm biện pháp cải tiến với cơ sở hạ tầng và quy trình kinh doanh hiện tại.
- Chia sẻ thông tin, đề xuất và quan sát cùng với quản lý hoặc lãnh đạo dự án để tạo sự thống nhất về tiêu chuẩn an toàn trong toàn bộ đội sản xuất và công ty.
- Đáp ứng các mục tiêu về sức khỏe, an toàn và bảo vệ môi trường của công ty.
- Điều tra nguyên nhân tai nạn và các điều kiện không an toàn khác tại khu vực làm việc.
- Liên lạc với các cơ quan thực thi pháp luật và các nhà điều tra khác nếu xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng.
- Tìm cách tốt nhất để ngăn ngừa tai nạn trong tương lai.
- Xem xét và báo cáo về việc tuân thủ các quy tắc về sức khỏe, an toàn và bảo vệ môi trường của nhân viên, đồng thời đề xuất khen thưởng hoặc miễn nhiệm dựa trên hiệu suất công việc.
Những kỹ năng một HSE Staff chuyên nghiệp cần có
3. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí công việc HSE Staff
Vị trí HSE Staff thường yêu cầu ứng viên có bằng cấp từ Cao đẳng trở lên, ưu tiên ngành quản lý an toàn, kỹ thuật hoặc lĩnh vực liên quan. Bên cạnh đó, HSE Staff cũng cần có một số kỹ năng cụ thể như sau:
- Kinh nghiệm trong ngành HSE.
- Kiến thức chuyên sâu về pháp luật (an toàn lao động, chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn xả thải, v.v.) và các thủ tục liên quan.
- Kiến thức về các vật liệu hoặc thực hành nguy hiểm tiềm tàng.
- Kinh nghiệm viết báo cáo và đề xuất chính sách đối với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, an toàn và bảo vệ môi trường.
- Quen thuộc với việc tiến hành phân tích dữ liệu và báo cáo thống kê.
- Thành thạo Microsoft Office, có kiến thức về hệ thống thông tin quản lý an toàn là một lợi thế.
- Kỹ năng tổ chức xuất sắc.
- Siêng năng, chú ý đến chi tiết.
- Kỹ năng giao tiếp: Cùng với khả năng trình bày và giải thích các chủ đề về sức khỏe, an toàn và bảo vệ môi trường thì bạn cũng cần có kỹ năng giao tiếp tốt để hợp tác với nhiều bộ phận khác giúp công việc đạt hiệu quả cao.
- Giấy chứng nhận sức khỏe và an toàn lao động.
4. Các công việc liên quan đến HSE Staff
- Safety Manager (Quản lý an toàn): Quản lý an toàn chịu trách nhiệm đảm bảo các giao thức an toàn và sức khỏe trong môi trường làm việc ở công ty được tuân thủ đầy đủ. Giống như HSE Staff, quản lý an toàn cũng đào tạo cho đội ngũ nhân viên về an toàn lao động.
- Safety Coordinator (Điều phối viên an toàn): Điều phối viên an toàn đánh giá xem liệu các luật về sức khỏe và an toàn có được tuân thủ tại nơi làm việc hay không. Họ cũng tạo ra các kế hoạch để cải thiện sức khỏe, an toàn và điều tra các vụ tai nạn tại nơi làm việc.
Cùng với những công việc liên quan HSE Staff, Project Coordinator (Điều phối viên dự án) cũng là vị trí nhiều ứng viên lựa chọn. Mỗi công việc có yêu cầu, tính chất riêng nên muốn đảm nhận tốt thì bạn phải tìm hiểu và xem xét kỹ càng. Để biết
Project Coordinator là làm gì, những kỹ năng nào bạn cần có để đáp ứng yêu cầu công việc tốt nhất thì có thể tham khảo bài viết được cập nhật chi tiết. Những
việc làm theo ngành nghề được trang web phân chia rõ ràng, ứng viên truy cập vào Joboko.com để tạo CV theo mẫu sẵn có, tra cứu bằng từ khóa vị trí cần tìm việc cũng như có thông tin hữu ích về mẹo tìm việc, tư vấn nghề nghiệp nhằm đưa ra lựa chọn đúng đắn.