Insubordination là gì? cách đối phó với sự không tuân thủ tại nơi làm việc

06/07/2020 16:35
Insubordination là một thuật ngữ trong lĩnh vực nhân sự và là mối quan tâm của nhiều nhà quản lý. Insubordination có thể tạo ra các tình huống tiêu cực cho môi trường làm việc. Vậy Insubordination là gì? Cách đối phó với Insubordination tại nơi làm việc liệu có giúp hạn chế nguy cơ xảy ra xung đột?

Tìm hiểu cụ thể về Insubordination

1. Insubordination là gì?

Insubordination là một từ tiếng Anh, có nghĩa là Sự không tuân thủ hay Sự bất tuân. Insubordination đề cập tới tình huống khi một nhân viên từ chối có chủ ý (cố tình từ chối), không tuân theo một yêu cầu hợp lý của cấp trên. Insubordination có thể dẫn đến hành động kỷ luật đối với nhân viên đó hoặc nghiêm trọng hơn là xung đột và sa thải.
Với ý nghĩa là sự không tuân thủ, Insubordination xảy ra khi trường hợp phát sinh bao gồm 3 yếu tố sau:

  • Nhà quản lý đưa ra một yêu cầu cho nhân viên cấp dưới.
  • Nhân viên thừa nhận bản thân hiểu yêu cầu đó.
  • Nhân viên từ chối thực hiện yêu cầu (từ chối rõ ràng hoặc không phản ứng nhưng cũng không thực hiện nhiệm vụ được giao).

Trong nhiều trường hợp, Sự bất tuân thường bị nhầm lẫn với hành vi sai trái hoặc nặng nề hơn là xấc xược. Mặc dù vậy, hai thuật ngữ này có những khác biệt nhất định. Xấc xược xảy ra khi một nhân viên chế giễu, lăng mạ, thiếu tôn trọng hoặc thể hiện hành vi không phù hợp tương tự đối với người quản lý hoặc người giám sát. Hành vi sai trái xảy ra khi hành vi của nhân viên bị coi là phạm tội, quấy rối hoặc phi đạo đức.

2. Khi nào Insubordination chỉ là sự hiểu lầm?

Là một nhà quản lý, bạn sẽ có nhiều khả năng gặp phải các trường hợp khác nhau về Insubordination và cả sự hiểu lầm về hành vi này. Trong nhiều tình huống, nhân viên không hề bất tuân, họ chỉ hiểu sai và phản ứng không phù hợp. Ví dụ như:

  • Nhân viên hiểu sai về yêu cầu nhưng không hỏi lại hoặc hiểu không đầy đủ về hướng dẫn, dẫn tới kết quả là không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  • Nhân viên có thể bày tỏ quan điểm hoặc đặt câu hỏi về vấn đề đạo đức hoặc tính hợp pháp của một nhiệm vụ được giao từ người quản lý và quyết định không tuân thủ.
  • Nhân viên có trao đổi lại với người quản lý và nói rõ lý do tại sao họ không thể tuân thủ hoặc hoàn thành nhiệm vụ.
XEM THÊM: Nguyên tắc để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp

3. Ví dụ về sự không tuân thủ

Như đã nói ở trên, nếu nhân viên vì không hiểu hoặc vì những lý do cụ thể mà không tuân theo yêu cầu của quản lý, điều đó sẽ không bị đánh giá là Insubordination. Ngược lại, nếu họ có phản ứng tiêu cực, hung hăng, tỏ ra khó chịu ngay khi nhận được yêu cầu hoặc trong cuộc trò chuyện riêng tư, thái độ chống đối ra mặt,... thì đó chính là Insubordination.
Trên thực tế, Insubordination có thể là căn cứ để công ty sa thải nhân viên ngay lập tức. Dĩ nhiên, trước khi sa thải ai đó, người quản lý cần phải dành chút thời gian để nhìn nhận lại toàn bộ sự việc.

Các cách để đối phó với Insubordination hiệu quả nhất.

4. Cách đối phó với sự không tuân thủ tại nơi làm việc

Insubordination thường gây ra không khí căng thẳng tại nơi làm việc và những bất hòa giữa người quản lý/giám sát với nhân viên của mình. Mặc dù vậy, là một lãnh đạo, bạn sẽ buộc phải biết cách đối phó với Insubordination để giải quyết tình huống và duy trì môi trường làm việc tích cực.

4.1. Duy trì thái độ chuyên nghiệp

Hành vi bất tuân có thể mang lại cảm giác thô lỗ, bất lịch sự và thiếu tôn trọng. Là một người quản lý, bạn đừng vì tức giận hay khó chịu mà phản ứng lại nhân viên của mình với hành vi và thái độ tương tự. Trước hết bạn cần giữ bình tĩnh và duy trì thái độ chuyên nghiệp.

4.2. Cho nhân viên biết rõ rằng hành vi của họ là không thể chấp nhận được

Là một người quản lý, bạn có trách nhiệm giải thích với nhân viên rằng Insubordination là một hành vi không được chấp nhận trong môi trường văn hóa doanh nghiệp. Bạn hãy đưa ra quan điểm dựa trên quy định, chính sách nội bộ của công ty.

4.3. Cố gắng hiểu vấn đề

Ngay sau khi sự cố xảy ra vì Insubordination, nếu có thể, bạn hãy sắp xếp một cuộc họp với bên thứ 3, chẳng hạn như đại diện của bộ phận nhân sự. Mọi người đều nên cố gắng hiểu điều gì dẫn đến hành vi bất tuân của nhân viên và xem liệu đó có phải là vấn đề có thể giải quyết được hay không hoặc có phải bắt nguồn từ sự hiểu lầm.

4.4. Xây dựng kế hoạch để tránh các vấn đề đi xa hơn

Nếu nhân viên phạm lỗi chính thức xin lỗi và bày tỏ thái độ muốn tránh các vấn đề tương tự xảy ra trong tương lai, người quản lý cần nói chuyện rõ hơn với họ và lên kế hoạch để tránh phát sinh vấn đề nghiêm trọng hơn.

4.5. Giải thích hậu quả của những vi phạm Insubordination bổ sung

Hầu hết các công ty đều có sổ tay nhân viên, quy định những gì được làm và không được làm khi giải quyết công việc cũng như hậu quả, kỷ luật đối với các trường hợp vi phạm. Nếu sự bất tuân không dẫn đến hậu quả nghiêm trọng buộc phải sa thải, bạn có thể bỏ qua chưa cho nghỉ việc nhân viên đó nhưng vẫn cần giải thích rõ với họ về quả của những vi phạm Insubordination bổ sung.

4.6. Chính thức ghi nhận sự việc

Những trường hợp Insubordination cần được ghi nhận trong báo cáo và tài liệu chính thức, trình bày rõ ràng những gì đã xảy ra cùng với một kế hoạch cải thiện và hậu quả cho các vi phạm bổ sung. Nhân viên vi phạm sẽ phải ký tên vào biên bản đó và cam kết không tái phạm.

4.7. Lưu ý khi xử lý Insubordination: Giao tiếp là chìa khóa

Cách tốt nhất để truyền đạt một yêu cầu, mệnh lệnh là ngoài trao đổi trực tiếp hãy bàn giao qua văn bản, phân chia rõ ràng về nhiệm vụ của mọi người, yêu cầu về mặt thời gian và phương pháp thực hiện. Sự rõ ràng ngay từ đầu sẽ hạn chế xảy ra các trường hợp Insubordination. Trong trường hợp đã xảy ra Insubordination, giao tiếp vẫn sẽ là chìa khóa để hai bên hiểu hơn về vai trò, trách nhiệm và quyền, nghĩa vụ của nhau trong công việc.
XEM THÊM: Cách cải thiện kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ

4.8. Insubordination là căn cứ để chấm dứt hợp đồng với người lao động

Insubordination được coi là căn cứ để công ty chấm dứt hợp đồng với người lao động. Một số trường hợp Insubordination không thể tha thứ là khi nhân viên thể hiện sự thiếu tôn trọng với người quản lý trực tiếp; không bào chữa và không xin lỗi vì hành vi của mình; cố gắng đổ lỗi cho các đồng nghiệp khác; không chịu trách nhiệm cho hành động của mình.

Cách đối phó với đồng nghiệp không chịu hợp tác

Đối với các trường hợp như vậy, người quản lý không nên tiếp tục tha thứ mà nên ra quyết định cho thôi việc. Hành động quyết đoán, rõ ràng cũng có thể là một cách để ngăn chặn, hạn chế những nhân viên khác vi phạm Insubordination. Trong môi trường làm việc công sở, cũng có rất nhiều trường hợp tương tự diễn ra khiến bạn "đau đầu" vì không biết cách giải quyết, nhất là với đồng nghiệp. Để biết cách xử lý khi đồng nghiệp không chịu hợp tác, bạn đọc có thể tham khảo bài viết JOBOKO chia sẻ.

MỤC LỤC:
1. Insubordination là gì?
2. Khi nào Insubordination chỉ là sự hiểu lầm?
3. Ví dụ về sự không tuân thủ
4. Cách đối phó với sự không tuân thủ tại nơi làm việc

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888