Khi nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi bạn đã từng xảy ra xung đột?

16/11/2019 03:02
Không ai muốn xảy ra xung đột cả, nhất là ở nơi làm việc. Nhưng việc bất đồng ý kiến giữa đồng nghiệp với nhau là không thể tránh khỏi. Khi nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi bạn đã từng xảy ra xung đột với người khác chưa, mục đích của họ chủ yếu là muốn biết cách bạn xử lý mâu thuẫn ra sao, từ đó xem bạn có phù hợp với văn hóa doanh nghiệp, công ty mình hay không.

Trong môi trường làm việc nhiều người với nhiều cá tính khác nhau, thậm chí là văn hóa khác nhau giữa các vùng miền, quốc gia, tình huống có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau vẫn luôn xảy ra. Điều này dẫn đến tình trạng đồng nghiệp dễ sinh ra mâu thuẫn với nhau. Tuy nhiên, xung đột, tranh cãi nơi công sở chưa hẳn đã là xấu. Nhà tuyển dụng cũng không mong muốn có một nhân viên chưa bao giờ dám lên tiếng bảo vệ quan điểm riêng của mình, cái họ chú ý là cách bạn xử lý vấn đề và liệu rằng bạn có thể hòa hợp với nhân viên khác hay không. Dưới đây là 5 câu hỏi người phỏng vấn thường hỏi để đánh giá kỹ năng phỏng vấn, giải quyết xung đột của ứng viên và gợi ý cách trả lời dành cho bạn.

Những kỹ năng giúp bạn trả lời câu hỏi phỏng vấn một cách hiệu quả

Cách trả lời câu hỏi liên quan đến xung đột từ nhà tuyển dụng

1. Bạn xử lý xung đột với đồng nghiệp bằng cách nào?

Thực tế không phải lúc nào mọi người cũng hòa hợp với nhau. Nhà tuyển dụng chỉ muốn biết bạn có khả năng ứng phó với mâu thuẫn một cách khéo léo và tinh tế hay không. Nếu bạn bốc đồng và có ý xúc phạm người khác ý kiến với mình, bạn sẽ không thể tiến xa hơn trong buổi phỏng vấn.

Gợi ý trả lời: "Tôi hẹn họ ra chỗ khác để thảo luận vấn đề một cách riêng tư. Tôi chủ động lắng nghe để hiểu rõ quan điểm của họ, cùng họ tìm ra giải pháp làm hai lòng cả hai bên." Nhấn mạnh rằng ngay cả khi bạn không hoàn toàn đồng ý với kết quả cuối cùng, ít nhất bạn cũng đã cố gắng để nhượng bộ. Trong quá trình trả lời phỏng vấn hãy luôn cố gắng thể hiện sự tự tin, hãy biết cách đối phó với nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn. Nếu bạn thiếu tự tin nhà tuyển dụng sẽ khó có thể nhìn nhận đúng con người cũng như đánh giá cao khả năng của bạn.
 

2. Kể cho tôi nghe về trường hợp bạn có mâu thuẫn với đồng nghiệp.

Đây là câu hỏi phỏng vấn về hành vi, bạn nên coi đây là cơ hội để chia sẻ câu chuyện thành công của mình về cách giải quyết mâu thuẫn với đồng nghiệp trong quá khứa. Đừng dại dột lựa chọn kể những tình huống bế tắc, nên chọn trường hợp bạn và đồng nghiệp có thể tự giải quyết vấn đề mà không cần báo lên sếp hay quản lý cấp cao khác trong công ty để cho thấy khả năng xử lý xung đột của bạn.

Gợi ý trả lời: "Ít nhất là 3 lần chị A chậm deadline và làm chậm tiến độ sản xuất. Sau khi tôi và chị ấy bàn về vấn đề này, chúng tôi đã cùng nhau tìm ra cách để cải tiến hệ thống làm việc." Tập trung vào thực tế thay vì đổ lỗi cho người khác. Chỉ cần giải thích rõ tình huống và các bước bạn giải quyết vấn đề.
 

Bí quyết giúp bạn có thể trả lời câu hỏi phỏng vấn một cách thuyết phục

3. Đã khi nào bạn bất đồng ý kiến với sếp cũ của bạn chưa?

Hãy thận trọng với câu hỏi loại này. Để đặt một khởi đầu tích cực, bắt đầu trả lời bằng cách thừa nhận khó khăn của tình huống đó.

Gợi ý trả lời: "Đối đầu với quản lý không phải điều dễ dàng nhưng đôi khi tôi vẫn phải làm. Khi sếp yêu cầu chúng tôi thay đổi lời chào hàng cho đối tượng khách hàng mới, chúng tôi đã tìm ra điều không phù hợp và cùng nhau tạo một chiến lược mới." Chú ý lựa chọn tình huống cho thấy bạn tôn trọng sếp của mình.

4. Bạn giải quyết bất đồng ý kiến khi làm việc nhóm ra sao?

Không dễ dàng gì để đối đầu với đồng nghiệp, nhưng cũng không nên xem nhẹ những đóng góp của họ. Không có gì đáng ngạc nhiên khi cứ 10 nhà tuyển dụng thì 8 người tìm kiếm ứng viên có kỹ năng teamwork tốt. Nhiều ý kiến đa dạng sẽ góp phần tìm ra giải pháp tốt hơn thay vì tất cả mọi người đều ngay lập tức nhất trí quan điểm với nhau.

Gợi ý trả lời: "Tôn luôn đánh giá cao những quan điểm khác với tôi. Khi ai đó trình bày ý kiến khác, tôi sẽ lắng nghe cẩn thận những gì họ nói và khai thác phản hồi đó." Câu trả lời nên chỉ ra rằng bạn luôn sẵn sàng tiếp thu những ý kiến khác biệt có thiện chí.

5. Bạn xử lý ra sao trong trường hợp khách hàng không hài lòng?

Khi bạn tham gia phỏng vấn cho vị trí làm việc trực tiếp với khách hàng, bạn sẽ trở thành người đại diện của công ty và vai trò này đảm nhận rất nhiều trách nhiệm, rất nhiều áp lực. Cách bạn xử lý xung đột với khách hàng là một vấn đề công khai, nếu không xử lý tốt không những làm mất khách hàng mà còn ảnh hưởng đến danh tiếng của công ty cũng như triển vọng phát triển sau này.

Cũng như những câu hỏi phỏng vấn thuộc hành vi khác, câu trả lời của bạn nên tập trung vào kết quả tích cực, tìm hiểu rõ tình hình, giải quyết vấn đề linh hoạt sao cho cả hai bên đều hài lòng. Cùng với khả năng trả lời các câu hỏi tình huống, trong suốt quá trình phỏng vấn bạn cũng đừng quên thể hiện các kỹ năng mềm của mình, để được nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn nhé.

Rõ ràng là, không phải mọi thứ trong sự nghiệp của bạn đều suôn sẻ, bất kể là đối chất với người nói xấu sau lưng mình, đàm phán một hợp đồng mới hay cân nhắc một lời mời làm việc. Dù trong tình huống nào thì biết cách chung sống hòa bình với cấp trên và đồng nghiệp cũng sẽ giúp bạn tiến xa hơn. Trước khi bắt đầu một cuộc phỏng vấn nào đó, bạn nên cần tự hỏi nên chuẩn bị gì trước buổi phỏng vấn, vạch ra những thứ mình cần chuẩn bị, thêm một vài câu hỏi mở rộng, tình huống, điều này sẽ giúp bạn trở nên tự tin hơn.

>> Bạn đang muốn tìm việc làm nhanh nhất, truy cập ngay Joboko.com để nhận tin đăng tuyển tìm việc làm nhanh nhất nhé
>> Nếu bạn quan tâm tới nội dung này đừng quên để lại comment ý kiến đánh giá bình luận bên dưới.

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888