Đôi khi sếp của bạn bực bội, khó chịu và cáu gắt với cấp dưới chỉ vì chuyện vụn vặt. Cuộc sống hiện đại nhiều áp lực, nhất là những người có trọng trách lớn, áp lực lại càng gấp bội. Hãy cố gắng hiểu và thông cảm cho họ. Nhưng nếu tâm trạng sếp cứ "xuống dốc không phanh" thường xuyên khiến cho cả nhóm lo âu và tinh thần làm việc sa sút thì bạn phải làm sao? Theo dõi ngay những chia sẻ bổ ích dưới đây của
Blog việc làm Joboko.com nhé.
Nếu bạn không biết làm sao để xử lý sự bùng nổ bột phát của sếp khi bị "tai bay vạ gió" thì cũng đừng quá lo. Có thể hơi khó nhưng bạn nên nhớ rằng tâm trạng sếp không tốt không phải vì bạn hay vì cá nhân ai cả. Làm việc với những vị sếp khó tính như vậy đòi hỏi bạn phải có cách ứng xử khéo léo để không bị tâm trạng tiêu cực của họ ảnh hưởng đến mình. Nhất là đừng nên có suy nghĩ
sếp khó tính quá, có nên nộp đơn xin nghỉ việc không? Dưới đây là một số cách đơn giản để bạn không bị ảnh hưởng bởi tập trạng của họ, đặc biệt là khi bạn cũng không vui vẻ gì cho lắm.
Khi tâm trạng sếp không tốt cần phải làm gì?
Làm gì khi tâm trạng sếp không tốt?
1. Suy nghĩ tích cực
Một điều chắc chắn đúng đó là sếp hay quản lý vui thì cả nhóm cũng vui lây. Nhưng con người ai cũng có lúc này lúc khác, sếp,
quản lý là người có trách nhiệm nặng nề hơn bất cứ ai khác trong nhóm. Khi mọi chuyện không diễn ra tốt đẹp, các chỉ tiêu đề ra không đạt được hoặc dự án bị trì trệ, rất dễ khiến tâm trạng họ đi xuống.
Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra, hãy nhắc nhở bản thân sếp là sếp, bạn là bạn và chỉ có bạn mới có quyền quyết định cảm xúc của mình ra sao. Đừng để họ chi phối tâm trạng của bạn, đừng vì sếp hay ai đó có tâm trạng tiêu cực mà bạn cũng sa sút theo. Có nhiều điều quan trọng khác bạn cần quan tâm.
Nếu quản lý tức giận vì dự án không theo đúng kế hoạch và bạn cũng đang tham gia dự án đó, hãy để anh ta biết đó không phải lỗi của bạn. Đừng bối rối quá, sếp đang đến hạn deadline và muốn làm mọi thứ nhanh chóng. Do vậy nếu bạn đang đóng vai trò là một nhà quản lý hay sếp, hãy luôn biết rằng
muốn nhân viên tốt, sếp phải tốt trước đã, đừng lúc nào cũng chỉ biết hà khắc với nhân viên của mình. Hãy là một nhà quản lý đủ tỉnh táo, đánh giá phân minh công việc.
2. Xác định nguyên nhân
Đôi khi tâm trạng của một người bị ảnh hưởng xấu đi ở một thời điểm nào đó trong ngày hoặc do hoàn cảnh xung quanh. Cố tìm ra tác nhân làm tâm trạng của sếp bạn xấu đi. Chẳng hạn như họ luôn căng thẳng, lo âu vào sáng thứ Hai trước khi diễn ra cuộc họp hội đồng quản trị hàng tuần hoặc chiều thứ Năm sau khi họp với lãnh đạo cao hơn. Có thể họ sẽ gắt gỏng, khó chịu cho đến khi uống xong một cốc cà phê hay hút xong điếu thuốc. Chú ý những biểu hiện thường thấy của sếp và tránh xa họ ra cho đến khi tâm trạng họ tốt hơn.
Khi bạn
làm sai, bị sếp mắng vài câu đừng có tự ái mà nghỉ việc, như vậy là rất thiệt thân. Sếp là người quản lý, chịu nhiều trách nhiệm trong công việc, do vậy đôi khi có mắng mỏ nhân viên làm sai cũng là chuyện bình thường. Chúng ta thay vì giận dỗi thì phải viết cố gắng và lấy đó làm bài học để hoàn thiện bản thân mình tốt hơn.
Những dấu hiệu chứng tỏ sếp không thích bạn
3. Tránh mặt
Bỏ dở cuộc họp giữa chừng và đi ra ngoài có lẽ không phải ý hay trong đa số trường hợp nhưng đôi khi đó là cách để tránh nạn khi sếp "nổi bão" và đợi cho bão tan. Chẳng hạn như, nếu bạn đang ngồi ở bàn làm việc và biết tâm trạng sếp đang tồi tệ, thay vì lấy can đảm gõ cửa phòng, bạn có thể gửi email hỏi sếp. Nếu nghe thấy sếp đang "phun lửa" với đồng nghiệp, đeo tai nghe để bỏ ngoài tai những lời tiêu cực và tập trung làm việc tốt hơn.
4. Đừng nghĩ sếp đang chĩa mũi nhọn vào bạn
Ngay cả khi bạn là người hứng cơn giận dữ của sếp thì cũng đừng nghĩ rằng sếp tức giận vì bạn. Bạn không thể biết được cuộc sống của họ đã xảy ra điều gì, họ đang có việc gì cần làm gấp hoặc họ phải đối mặt với áp lực với áp lực đến từ cấp trên. Sếp cũng là người, họ có thể gặp vấn đề trong cuộc sống gia đình khiến tâm trạng của bị ảnh hưởng cả khi đi làm. Nếu những gì bạn làm không phải nguyên nhân trực tiếp làm họ tức giận thì không nên nghĩ rằng họ đang "tỏ thái độ" hay xúc phạm bạn.
Trong quá trình làm việc ở bất kỳ môi trường nào, bên cạnh trau dồi cho mình kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên môn chúng ta cũng phải không ngừng hoàn thiện kỹ năng sống, ứng xử
để gây ấn tượng đẹp trong mắt sếp và đồng nghiệp. Đặc biệt, ở môi trường công sở sẽ có rất nhiều tình huống khiến chúng ta phải thật khôn khéo trong quá trình giải quyết. Nếu có được
kỹ năng mềm tốt, bạn sẽ dung hòa được các mối quan hệ, tạo động lực cho mình không ngừng hoàn thành tốt mọi công việc.
>> Tìm việc làm nhanh nhất ở đâu? Bạn đọc truy cập ngay vào Joboko.com để nhận thông báo tuyển dụng nhanh nhất nhé.
>> Joboko.com cập nhật rất nhiều mẫu Cv xin việc hay, bạn đọc có thể tham khảo và tải các mẫu Cv xin việc này về để sử dụng.