Làm thế nào để xin việc kế toán bán hàng khi mà tỷ lệ cạnh tranh ngày càng cao như hiện nay là câu hỏi đã làm khó biết bao sinh viên chuyên ngành kế toán và thậm chí là cả những người có ý định theo đuổi lĩnh vực này. Vậy bạn cần phải chuẩn bị CV xin việc kế toán bán hàng như thế nào? Trả lời phỏng vấn ra sao để có thể lọt vào "mắt xanh" của nhà tuyển dụng và được nhận vào làm công việc mà mình hằng mơ ước?
Những kinh nghiệm xin việc làm cho vị trí kế toán bán hàng
Để có thể nhanh chóng tìm việc làm sau khi ra trường thì ngay từ năm 3, năm 4 Đại học, bạn có thể xin vào học việc hoặc làm thực tập sinh kế toán bán hàng trong các công ty để tích lũy kinh nghiệm làm việc và kiến thức thực tế.
Tại đây, bạn sẽ được làm quen với quy trình kế toán bán hàng, những loại hồ sơ, giấy tờ cần hoàn thiện và quan trọng hơn hết là có được sự hướng dẫn trực tiếp từ những người đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong nghề. Với những kinh nghiệm này, bạn đã có ưu thế hơn những ứng viên ra trường cùng thời điểm khác và sẽ có thể trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng một cách chính xác, đúng trọng tâm.
Viết CV xin việc là bước vô cùng quan trọng, quyết định việc bạn có được mời đến phỏng vấn hay không và hơn hết là bạn có cơ hội việc làm của bạn. Bạn cần phải trau chuốt CV của mình theo từng yêu cầu cụ thể của nhà tuyển dụng được nêu trong mô tả công việc. Hãy nghiên cứu kỹ xem họ cần gì ở một ứng viên tiềm năng? Bạn có đáp ứng được những yêu cầu về trình độ và kỹ năng của họ hay không? Nếu có thì đừng quên làm nổi bật những thông tin này trong CV xin việc.
Đây là phần đầu tiên mà nhà tuyển dụng sẽ đọc được trong CV xin việc kế toán của bạn. Bởi vậy, bạn nên trình bày một cách ngắn gọn, rõ ràng và không nên quá khiêm tốn.
Kinh nghiệm làm việc thực tập sinh hay làm part time là cực kỳ quý báu trong trường hợp này. Nếu bạn đã từng làm những công việc này trước đây thì đừng quên liệt kê trong CV xin việc. Đồng thời, liệt kê những việc mà bạn đã làm, thành tích đã đạt được (nếu có) và cả những đánh giá của cấp trên về bạn sau khi kết thúc thời gian thực tập.
Với những sinh viên mới ra trường thì có thể sử dụng thành tích học tập để thay cho kinh nghiệm làm việc. Vị trí kế toán bán hàng thường không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm làm việc như kế toán thuế hay kế toán tổng hợp; vì vậy, hãy trình bày phần này ngay phía sau mục tiêu nghề nghiệp để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Đôi khi, họ sẽ chẳng quan tâm bạn có kinh nghiệm làm việc hay không một khi đã ấn tượng với kết quả học tập vượt trội của bạn.
Khi ứng tuyển kế toán bán hàng, bạn cần chú trọng đến những kỹ năng tin học văn phòng (đặc biệt là Microsoft Excel) và khả năng sử dụng thành thạo phần mềm kế toán bán hàng (VshopPlus, VQFree, Vzsoft, TTSOFT POS,...). Cùng với đó là những kỹ năng mềm cần thiết khác như cẩn thận, tỉ mỉ, kỹ năng làm việc nhóm,...
Bạn sẽ được mời đến phỏng vấn nếu như CV vượt qua vòng xét duyệt hồ sơ của nhà tuyển dụng. Người phỏng vấn bạn sẽ có thể là kế toán trưởng, trưởng phòng bán hàng hoặc là quản lý trực tiếp của bạn sau này.
Xin việc làm kế toán bán hàng cần chú ý những gì?
Người phỏng vấn có thể sẽ đặt ra cho bạn một vài câu hỏi lý thuyết về nghiệp vụ kế toán hoặc đưa ra một số tình huống thường xuyên gặp phải trong công ty và yêu cầu bạn xử lý. Mục tiêu của họ không phải là yêu cầu bạn phải đưa ra một giải pháp hoàn chỉnh ngay tức thời.
Bạn sẽ có thời gian suy nghĩ và nêu ra giải pháp mình cho là tiềm năng nhất. Người phỏng vấn sẽ chỉ đánh giá cách mà bạn tư duy, vận dụng kiến thức chuyên môn và kỹ năng giải quyết vấn đề chứ chưa chắc đã cần một câu trả lời hoàn hảo. Đây cũng chính là lúc để bạn thể hiện những kinh nghiệm làm việc thực tế của bản thân.
Khi phỏng vấn kế toán bán hàng, nhà tuyển dụng sẽ chỉ quan tâm đến những yếu tố như:
Vào buổi phỏng vấn, bạn nên đến sớm khoảng 10 - 15 phút, không quá sớm và cũng không quá muộn. Khoảng thời gian này là đủ để bạn lấy lại sự bình tĩnh, sắp xếp lại giấy tờ mang theo hoặc hình dung lại những ý tưởng mà bạn đã chuẩn bị trong đầu.
Trang phục khi đi phỏng vấn cũng cực kỳ quan trọng. Bạn nên lựa chọn những trang phục nhã nhặn, lịch sự để thể hiện sự chuyên nghiệp, điềm đạm - một tố chất cực kỳ quan trọng đối với những người làm công việc kế toán bán hàng. Tuyệt đối tránh quần áo có màu sắc lòe loẹt hay áo phông và không trang điểm đậm (đối với ứng viên nữ).
Hy vọng những kinh nghiệm mà JOBOKO chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho quá trình tìm việc làm kế toán bán hàng của bạn. Xin việc làm kế toán bán hàng không quá khó. Điều quan trọng là bạn phải biết mình là ai và tự tin thể hiện những thế mạnh của bản thân trước nhà tuyển dụng.
MỤC LỤC:
1. Trau dồi kiến thức thực tế và kinh nghiệm làm việc
2. Viết CV xin việc kế toán bán hàng ấn tượng, chuyên nghiệp
3. Chuẩn bị phỏng vấn kế toán bán hàng
Đọc thêm: Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên Kế toán Bán hàng
Đọc thêm: Kế toán bán hàng xin việc có dễ không? Lương cao không?