Quản lý Cửa hàng cần chuẩn bị gì khi xin việc để có tỷ lệ thành công cao?
Trở thành quản lý cửa hàng, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hoạt động của cửa hàng, từ tuyển dụng và đào tạo nhân viên cho tới kiểm soát số lượng hàng hóa và lên kế hoạch marketing. Bạn cũng sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo hoạt động kinh doanh thông suốt và hoàn thành chỉ tiêu doanh số mà cấp trên đề ra.
Quản lý cửa hàng thường làm việc 37 - 40 giờ mỗi tuần. Nhược điểm của công việc này là bạn sẽ thường xuyên phải làm việc vào buổi tối và cuối tuần, ngày lễ - thời điểm mà người khác được nghỉ ngơi. Nhiều quản lý cửa hàng thậm chí còn phải chia đôi thời gian làm việc tại cửa hàng và văn phòng.
Không có bằng cấp thì có xin việc quản lý cửa hàng được hay không? Câu trả lời là có. Bằng cấp không phải là một yếu tố bắt buộc đối với những người làm công việc này. Tuy nhiên, những người đã trải qua các khóa đào tạo liên quan đến quản lý kinh doanh, marketing,... sẽ có lợi thế hơn.
Kỹ năng mềm mới là yếu tố bắt buộc đối với những ứng viên ứng tuyển vào vị trí này. Để trở thành một quản lý bán hàng hay quản lý cửa hàng giỏi, bạn cần phải đảm bảo những kỹ năng và phẩm chất như:
Mức lương quản lý cửa hàng khá cao, trung bình khoảng 11 triệu đồng/tháng, phổ biến trong khoảng 9 - 13 triệu đồng/tháng. Những người làm việc cho các doanh nghiệp lớn và có năng suất cao thậm chí có thể nhận mức lương lên tới 33 - 34 triệu đồng/tháng.
Thu nhập của Quản lý cửa hàng bao nhiêu mỗi tháng?
Có rất nhiều cách khác nhau để trở thành quản lý cửa hàng nhưng con đường được nhiều người lựa chọn nhất là dựa vào hệ thống cấp bậc trong công việc. Bạn có thể trở thành nhân viên cửa hàng trước rồi dần dần leo lên vị trí quản lý. Tuy nhiên, bạn cũng có thể ứng tuyển trực tiếp vào vị trí này mà không cần trải qua các bước như trên. Khi đó, bạn sẽ cần phải có một bản CV thật hoàn hảo và phải khẳng định được năng lực của bản thân trong quá trình phỏng vấn.
Được gọi phỏng vấn chính là một sự đền đáp xứng đáng cho thời gian và công sức mà bạn đã bỏ ra để chuẩn bị CV xin việc. Vậy bạn cần phải chuẩn bị những gì cho cuộc phỏng vấn sắp tới? Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ không ngừng đặt ra các câu hỏi để đánh giá kinh nghiệm, kỹ năng và cả kiến thức chuyên môn của bạn. Họ thậm chí còn có thể phân tích được cả tính cách của bạn để xem bạn có thực sự phù hợp với công việc này hay không.
Dưới đây là một số mẹo giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho cuộc phỏng vấn quản lý cửa hàng sắp tới:
Khả năng lãnh đạo là vô cùng quan trọng đối với quản lý cửa hàng, hay cửa hàng trưởng bởi họ sẽ trực tiếp chỉ đạo và hướng dẫn một nhóm nhân viên cấp dưới. Ngoài ra, người quản lý còn phải phân tích được hiệu quả làm việc của nhân viên và đưa ra các giải pháp để giúp họ nâng cao năng suất.
Lưu ý gì khi phỏng vấn việc làm Quản lý cửa hàng?
Để vận hành cửa hàng một cách hiệu quả, quản lý cửa hàng phải là người giao tiếp tốt. Điều này là vô cùng quan trọng bởi họ sẽ phải tương tác với khách hàng và nhân viên hàng ngày. Để cho nhà tuyển dụng thấy được bạn là người có kỹ năng giao tiếp tốt, hãy cố gắng trả lời câu hỏi của họ một cách lưu loát, rõ ràng và tích cực lắng nghe trong quá trình phỏng vấn. Hãy cố gắng hòa mình vào câu chuyện và đưa ra càng nhiều ví dụ càng tốt.
Trong môi trường làm việc không thể tránh được những xung đột, tranh cãi và quản lý cửa hàng cũng là người đứng ra giải quyết những vấn đề này một cách chuyên nghiệp. Bạn cần phải khẳng định sự bình tĩnh và khả năng xem xét vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau. Các câu hỏi tình huống của người phỏng vấn chính là cơ hội tốt nhất để bạn thể hiện kỹ năng này của mình.
Trong một cuộc phỏng vấn, ngoại hình cũng quan trọng như cách mà bạn trả lời câu hỏi vậy. Đặc biệt là đối với vị trí quản lý cửa hàng thì bạn lại càng phải lựa chọn trang phục một cách chuyên nghiệp để tạo ấn tượng tốt với người phỏng vấn. Đừng chọn áo phông hay trang phục quá xuồng xã.
Ngôn ngữ cơ thể của bạn cũng là một tín hiệu để nhà tuyển dụng thấy được bạn là ai. Điều đó có nghĩa là bạn không nên di chuyển quá chậm chạp, nói lẩm bẩm, nhai kẹo cao su hay thường xuyên hướng sự chú ý ra ngoài trong quá trình phỏng vấn.
Hãy tận dụng cơ hội để đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Đây chính là cách để bạn tìm hiểu chi tiết hơn và công ty (quy mô, hình thức hoạt động, văn hóa công ty,...). Không những vậy, khi đặt câu hỏi, bạn còn thể hiện được rằng mình rất hứng thú với công việc này và sẽ cố gắng hết mình vì công ty.
Với vị trí quản lý cửa hàng này bạn có thể dễ dàng tìm việc làm tại các siêu thị hay cửa hàng lớn, cùng tham khảo thông tin việc làm của Bách Hóa Xanh tuyển dụng, siêu thị Vinmart tuyển dụng, Family Mart tuyển dụng để dễ dàng tìm kiếm và ứng tuyển công việc dễ dàng hơn.
Ngoài việc chuẩn bị cho mình trang phục chỉn chu, kỹ năng mềm tốt thì trước khi tham gia phỏng vấn, bạn cũng cần tìm hiểu và tham khảo những cách trả lời thông minh cho câu hỏi phỏng vấn Quản lý Cửa hàng. Nhà tuyển dụng có vô số câu hỏi để đánh giá về trình độ của bạn xem có phù hợp với công việc không nên nếu bạn không thể hiện được sự tự tin, giải quyết vấn đề nhanh nhạy thì khó có được việc làm như mong muốn.
MỤC LỤC:
1. Tìm hiểu công việc quản lý cửa hàng
2. Viết CV xin việc quản lý cửa hàng
3. Chuẩn bị phỏng vấn vị trí quản lý cửa hàng
4. Câu hỏi phỏng vấn Cửa hàng trưởng, Quản lý cửa hàng
Đọc thêm: Cửa hàng trưởng là gì? Quản lý cửa hàng làm nhiệm vụ gì?
Đọc thêm: Cách tân trang CV xin việc để ứng tuyển vào vị trí lãnh đạo