Top kỹ năng "sống còn" với Kỹ sư xây dựng

14/09/2022 04:18
Ứng tuyển vị trí kỹ sư xây dựng, nếu bạn không có kỹ năng và chuyên môn tốt thì sẽ khó cạnh tranh với các ứng viên khác. Bởi ngành xây dựng tương đối vất vả, đổi lại bạn sẽ nhận được mức thu nhập đáng mơ ước. Do đó, để trụ vững, thành công với nghề thì các kỹ sư xây dựng cần trang bị cho mình những phẩm chất, kỹ năng thiết yếu.
Kỹ sư xây dựng là người chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động thiết kế, giám sát và quản lý các công trình xây dựng như tòa nhà, trường học, bệnh viện, đường xá, ... Có thể nói, với nhu cầu xây dựng không ngừng gia tăng như hiện nay thì đây chính là một trong những công việc tiềm năng và mang lại mức thu nhập lý tưởng nhất.

Kỹ sư xây dựng cần có những kỹ năng gì?

I. Những kỹ năng quan trọng nhất với Kỹ sư xây dựng

1. Kỹ năng chuyên môn

Một kỹ sư xây dựng tay nghề cao phải có niềm yêu thích với toán học và vật lý, am hiểu và vận dụng thành thạo lý thuyết về hai lĩnh vực này để xử lý những vấn đề kỹ thuật phức tạp.
Bên cạnh đó là yêu cầu về khả năng thiết kế, làm việc với bản đồ, bản vẽ thiết kế, mô hình và phần mềm CAD. Kỹ sư xây dựng cũng cần phải dự đoán được các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình xây dựng và đưa ra các giải pháp để ngăn chặn chúng. Họ cũng cần phải biết được khi nào thì nên làm gì để tránh những sai lầm đáng tiếc.

2. Kỹ năng quản lý

Nếu tích lũy được nhiều kinh nghiệm cộng với thái độ làm việc chuyên nghiệp, kỹ sư xây dựng sẽ có nhiều cơ hội được đề bạt lên chức quản lý, trưởng phòng. Để thành công ở vị trí này, họ cần phát triển kỹ năng quản lý dự án và lãnh đạo, khai thác thế mạnh từng cá nhân trong bộ phận để tiết kiệm thời gian, chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả công việc.

3. Tư duy phân tích

Mọi kỹ sư xây dựng giỏi đều có kỹ năng phân tích tốt để đề xuất được những giải pháp có lợi cho dự án. Hãy bắt đầu rèn luyện khả năng tư duy phân tích bằng việc không ngừng học hỏi và luyện tập giải quyết các vấn đề phức tạp trong khả năng của mình.

4. Kỹ năng giao tiếp

Bởi đặc thù công việc phải thường xuyên hợp tác với các bên liên quan như quản lý, kiến trúc sư, nhà đầu tư... nên kỹ sư xây dựng cần có kỹ năng giao tiếp tốt để trao đổi, truyền đạt cũng như tiếp thu các ý tưởng, đề xuất từ người khác.

5. Tư duy phản biện

Sẽ có rất nhiều những vấn đề, sự cố phát sinh trong quá trình làm việc nên một kỹ sư xây dựng giỏi phải có khả năng tiếp cận và giải quyết hợp lý, kịp thời. Họ cần kỹ năng tư duy phản biện để có thể linh hoạt áp dụng các khái niệm, quy tắc vào từng tình huống cụ thể.

6. Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ sư xây dựng phải là người am hiểu các lĩnh vực liên quan như kiến trúc, quy hoạch, vận tải... để duy trì và củng cố sự tin tưởng từ phía chủ đầu tư, lãnh đạo công ty; từ đó hoàn thành tốt mọi dự án được giao. Do đó, kỹ năng lãnh đạo xuất sắc là điều kiện tiên quyết để khai thác tối đa năng lực mọi thành viên trong nhóm, đảm bảo hoàn thành kế hoạch đúng thời hạn và ngân sách cho phép.

II. Phẩm chất và kỹ năng bổ trợ cho Kỹ sư xây dựng

1. Tư duy sáng tạo

Khả năng tư duy mới mẻ, không đi theo lối mòn sẽ giúp các kỹ sư xây dựng đưa ra những giải pháp sáng tạo, hiệu quả trong quá trình làm việc.

2. Kỹ năng đàm phán

Để giảm thiểu tối đa mọi xung đột có thể nảy sinh, kỹ sư xây dựng cần có khả năng tập hợp và hòa giải mâu thuẫn giữa các thành viên. Kỹ năng này cũng sẽ rất hữu ích trong việc thương lượng, thỏa thuận với nhà cung cấp để tiết kiệm tối đa chi phí của bất kỳ dự án nào.

3. Kỹ năng quan sát, cẩn thận, tỉ mỉ

Mọi chi tiết nhỏ trong từng giai đoạn của quá trình thiết kế và triển khai công trình đều phải nhất quán, chính xác. Bỏ sót một mảnh ghép cũng có thể làm hỏng bức tranh toàn cảnh. Họ thậm chí có thể phải nói lời tạm biệt sự nghiệp của mình nếu hậu quả vượt khỏi tầm kiểm soát.

4. Kỹ năng quản lý thời gian

Các dự án xây dựng phức tạp đòi hỏi phải có sự tổ chức và kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả để hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi nguồn ngân sách cho phép. Chậm trễ không chỉ ảnh hưởng tới chi phí, thời gian của những bên liên quan mà cả uy tín của chính người kỹ sư xây dựng, nhà thầu.

5. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Trong suốt quá trình làm việc, kỹ sư xây dựng sẽ phải đối mặt với rất nhiều sự cố không mong muốn như giao vật liệu chậm, các vấn đề liên quan đến nhân sự, thời tiết,... Làm chủ kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ là chìa khóa để giải quyết kịp thời, đưa dự án vào đúng lộ trình như kế hoạch.

Kỹ năng giải quyết vấn đề vô cùng quan trọng với Kỹ sư xây dựng

6. Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm là đặt biệt quan trọng đối với kỹ sư xây dựng bởi họ sẽ không bao giờ làm việc một mình. Họ sẽ hợp tác với những kỹ sư khác, công nhân xây dựng, kiến trúc sư, giám sát công trình,... trong quá trình làm việc. Khi đó, kỹ năng làm việc nhóm tốt sẽ giúp thúc đẩy tiến độ hoàn thành công việc chung.

7. Đam mê học hỏi

Nỗ lực học hỏi, trau dồi bản thân chính là chìa khóa dẫn đến thành công ở bất cứ một lĩnh vực, ngành nghề nào. Việc này không chỉ giúp mở mang kiến thức, tích lũy kinh nghiệm mà còn kịp thời cập nhật những xu hướng công nghệ mới được sử dụng trong ngành xây dựng.

8. Nhiệt tình, cống hiến

Để tồn tại và phát triển trong ngành xây dựng đầy thách thức và biến động này, kỹ sư xây dựng cần thể hiện sự nhiệt tình, cống hiến không ngừng. Thay vì chỉ làm việc 8 tiếng mỗi ngày như nghĩa vụ, họ cần phải tự tạo ra động lực và hướng đến những mục tiêu lớn hơn. Mọi nỗ lực chắc chắn sẽ đưa đến con đường thăng tiến vô cùng rộng mở.

Nhìn chung, làm chủ những kỹ năng liệt kê phía trên không phải quá khó, điểm mấu chốt là luôn nỗ lực không ngừng để trau dồi và phát triển bản thân. Đặc biệt, những kỹ năng này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều nếu đề cập trong CV xin việc kỹ sư xây dựng. Bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến những kỹ năng cần có của kỹ sư xây dựng, hãy để lại bình luận phía dưới để JobOKO.com có thể giải đáp cho bạn nhé!

MỤC LỤC:
I. Những kỹ năng quan trọng nhất với Kỹ sư xây dựng
II. Phẩm chất và kỹ năng bổ trợ cho Kỹ sư xây dựng

Đọc thêm: ​Mô tả công việc Kỹ sư Xây dựng

Đọc thêm: Kỹ sư Xây dựng học trường gì? thi khối nào?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888