Trên thực tế, khi tìm
việc làm mới, bạn sẽ có một khoảng thời gian tương đối căng thẳng và khó khăn. Bạn phải tạo ấn tượng tốt với sếp và đồng nghiệp mới, thích nghi với những yêu cầu mới trong công việc. Tuy nhiên, tài chính vẫn là một trong những vấn đề quan trọng nhất mà bạn cần xem xét cẩn thận. Ngoài tiền lương cố định, hãy chú ý đến những khoản thu khác hoặc các điều kiện phúc lợi nổi bật.
Chuyển việc không chỉ thay đổi tiền lương của bạn mà còn thay đổi cả điều kiện phúc lợi, lương hưu và các kế hoạch khác. Nếu bạn đã liên tục làm việc chăm chỉ và sẵn sàng thay đổi nghề nghiệp của mình, chắc chắn bạn không muốn mất đi phúc lợi, đãi ngộ đang có, vì rõ ràng, đó là điều kiện giúp bạn đạt được mục tiêu nghề nghiệp. Đặc biệt, bạn hãy cân nhắc về
những thời điểm nghỉ việc tệ nhất mà bạn nên tránh để vừa có thể đảm bảo phúc lợi cho mình lại tránh gặp rắc rối khiến bản thân căng thẳng hơn. Vậy những phúc lợi nào ứng viên cần đảm bảo khi chuyển việc?
Cách đảm bảo các phúc lợi khi chuyển việc ứng viên nên biết
Các phúc lợi ứng viên cần đảm bảo khi chuyển việc
1. Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế là một trong những chính sách mà bạn phải cân nhắc khi tham gia phỏng vấn và quyết định chuyển việc, vì nếu không có nó, bạn sẽ phải thanh toán toàn bộ hoá đơn chữa bệnh nếu ốm đau hoặc gặp tai nạn. Ngày nay, bảo hiểm y tế đã trở thành một trong những phúc lợi bắt buộc mà các doanh nghiệp, công ty phải cung cấp cho người lao động.
2. Bảo hiểm xã hội
Ngoài bảo hiểm y tế, đóng bảo hiểm xã hội cũng là một loại phúc lợi quan trọng mà bạn cần xem xét. Bảo hiểm xã hội sẽ ảnh hưởng đến tương lai của bạn, chẳng hạn như trợ cấp thất nghiệp, chế độ nghỉ thai sản và lương hưu. Khi chuyển việc, bạn có thể tự so sánh mức đóng bảo hiểm ở công ty hiện tại so với công ty mới. Có những công ty đóng bảo hiểm theo lương chính thức, trong khi những doanh nghiệp khác chọn đóng theo mức lương, chẳng hạn như từ 4 - 5 triệu. Bạn có thể tham khảo cách tính
lương net và
lương gross để hiểu rõ hơn vấn đề.
3. Lợi ích khác
Khi chuyển việc, ngoài việc nhìn vào lương, chế độ bảo hiểm, bạn còn cần quan tâm đến các đãi ngộ khác, chẳng hạn như chế độ dành cho người nuôi con nhỏ, các khoản trợ cấp, v.v. Có thể vào thời điểm hiện tại bạn chưa cần quan tâm đến chúng nhưng trong tương lai, bản thân và gia đình nhỏ của bạn có thể phát sinh nhu cầu với những yếu tố như vậy.
Hãy nhớ, càng nhận được nhiều sự đảm bảo, bạn sẽ càng yên tâm làm việc và cống hiến. Hơn thế nữa, việc công ty cung cấp đãi ngộ tốt cho nhân viên có thể chứng minh được nhiều điều, ví dụ như việc kinh doanh của họ đang tiến triển tốt, họ trân trọng nhân viên, muốn hợp tác lâu dài,...
4. Quản lý tài chính cho bản thân
Trước hoặc ngay khi vừa chuyển việc, bạn hãy dành đủ thời gian để lập ra kế hoạch ngân sách mới phù hợp với mức lương mới. Điều này có thể là bạn sẽ trả được khoản nợ nhanh hơn, tiết kiệm nhiều hơn hoặc xây dựng, kiến thiết cho gia đình,... Trước khi bạn tăng chi tiêu trong bất kỳ lĩnh vực nào, hãy cân nhắc và ưu tiên thoát khỏi nợ nần trước, sau đó là khoản tiết kiệm.
Trên thực tế, nhiều người có xu hướng chi tiêu nhiều hơn sau khi chuyển việc và nhận mức lương cao hơn. Điều này có thể không tốt vì hình thành thói quen mới, rất khó để cắt giảm nếu bạn bất ngờ gặp khó khăn về tài chính, hoặc thậm chí là bị sa thải nếu gặp vấn đề trong công việc tại công ty mới. Vì vậy, cách tốt nhất là hạn chế chi tiêu quá nhiều trong môi trường mới.
Đảm bảo nguồn tài chính là một trong những vấn đề quan trọng khi chuyển việc
5. Giao thông, di chuyển
Nếu công ty mới mà bạn chuyển đến ở xa nơi ở và nơi làm việc hiện tại, bạn cần quan tâm đến vấn đề khoảng cách, giao thông và phương tiện di chuyển trước khi ký hợp đồng chính thức. Bạn cần đảm bảo thời gian làm việc và đời sống cá nhân, vì vậy, di chuyển là một trong những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp mà bạn buộc phải xem xét.
Dĩ nhiên, bạn cũng cần chú ý đến chính sách của công ty, chẳng hạn có xe đưa đón hay không? Nếu không có, liệu họ sẽ cung cấp khoản trợ cấp di chuyển? Trên thực tế, ban đầu bạn có thể thấy những thắc mắc đó không quá quan trọng nhưng theo thời gian, khoảng thời gian đi làm cùng với khoản tiền bạn tự trả cho giao thông có thể khiến bạn căng thẳng và thậm chí muốn chuyển việc một lần nữa.
Trước khi đưa ra quyết định nghỉ việc thì bạn cần cân nhắc kỹ càng để đảm bảo các phúc lợi cho bản thân. Cùng với đó, suy nghĩ về việc
có nên tự xin nghỉ việc khi thấy nguy cơ bị sa thải không cũng là vấn đề nhiều người băn khoăn. Dù bạn xin nghỉ vào thời điểm nào thì đảm bảo nguồn tài chính cho mình trong thời gian này cũng là điều thiết yếu. Vì vậy, để có quyết định sáng suốt, đừng nóng vội mà hãy bình tĩnh xem xét tình hình sao cho có cách giải quyết thông minh.