Nếu sếp của bạn là người thiếu quyết đoán, gây khó khăn và ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả làm việc của bạn thì đã đến lúc bạn cần có chiến lược ứng phó. Tuy nhiên, trong một số tình huống, có lẽ sếp không còn muốn làm việc với bạn nên sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu khi luôn phải thực hiện theo những thay đổi liên tục mà sếp đưa ra. Nếu bạn cảm thấy phiền toái và chán nản thì sẽ dẫn đến quyết định nghỉ việc. Có những dấu hiệu này chẳng còn nghi ngờ gì nữa, sếp chả ưa gì bạn. Trong tình huống này, bạn cần cân nhắc kỹ càng, chớ nóng vội mà lựa chọn sai lầm. Dưới đây là một số chiến lược cho bạn tham khảo để giải quyết vấn đề khi sếp thiếu quyết đoán trong suy nghĩ và hành động.
Khi làm việc với sếp quá thiếu quyết đoán, không có nghệ thuật quản lý, bạn nên tìm việc làm mới
Trước tiên, bạn cần tìm ra lý do tại sao sếp,giám đốc của bạn lại có biểu hiện như vậy. Cố gắng hiểu cho sếp. Có lẽ lần thất bại gần nhất khi đưa ra quyết định khiến họ chùn bước và muốn suy nghĩ kỹ hơn trước khi quyết định hoặc công ty bạn tồn tại "văn hóa đổ lỗi" và sếp đang cảnh giác với điều đó.
Sếp thiếu quyết đoán có thể do kinh nghiệm hoặc không thích mạo hiểm? Hoặc họ chưa đưa ra quyết định là vì đợi xem bạn đề xuất ý tưởng gì hay không? Đôi khi sự thiếu quyết đoán ở sếp hay giám đốc là có thể hiểu được nếu vấn đề khó khăn và phức tạp, khi đó vội vàng hành động không phải một hành vi sáng suốt.
Nếu bạn xác định được căn nguyên vấn đề là cảm giác thiếu an toàn từ sếp, vậy nhiệm vụ của bạn là khiến cho họ tin tưởng ở bạn bằng cách tỏ ra xuất sắc và đáng tin cậy. Hãy nghĩ rằng đây là cơ hội để bạn hỗ trợ sếp tìm ra giải pháp.
Nếu sự thiếu quyết đoán do vấn đề thực sự phức tạp và để đưa ra quyết định là điều vô cùng khó khăn, hãy thảo luận với sếp và cân nhắc lợi hại của nhiều phương án hành động khác nhau. Đặt câu hỏi đúng trọng tâm, cung cấp cho sếp tài liệu hữu ích liên quan và đưa ra quan điểm của bạn. Điều này sẽ giúp sếp cho phương hướng rõ ràng để đi tới quyết định. Xây dựng được niềm tin sẽ giúp bạn gây ấn tượng đẹp trong mắt sếp đồng nghiệp, giúp quá trình làm việc của bạn cũng có nhiều động lực hơn, cơ hội thăng tiến cũng sẽ cao hơn.
Ngoài ra, bạn có thể đưa ra minh chứng có sức thuyết phục để sếp tin tưởng những gì bạn đang làm là đúng. Cung cấp cho họ báo cáo phản hồi từ phía khách hàng về sản phẩm mới do nhóm của bạn phát triển. Sếp sẽ có cơ sở để tin rằng bạn đưa ra quyết định đúng đắn.
Khi bạn chắc chắn 99% về một quyết định nào đó mà sếp vẫn mắc kẹt trong quá trình phân tích lợi hại và trù chừ do dự, hãy tìm một giải pháp khác. Cung cấp thêm thông tin cho họ chưa chắc khiến họ đi tới quyết định. Trong trường hợp này, bạn cần giúp sếp lựa chọn thông qua thông tin đó, sau đó đưa ra lý do rõ ràng cho đề xuất của bạn.
Để hình thành thói quen này, ngay từ đầu muốn nhân viên tốt, sếp phải tốt trước đã, sếp phải hình thành cho nhân viên thói quen tốt, dám nhận trách nhiệm, khuyết điểm để sửa sai, có như vậy bản thân mỗi nhân viên cũng như tập thể mới có thể vững mạnh và phát triển. Nếu muốn sếp trao quyền cho bạn thì bạn phải làm sếp yên tâm cái đã. Hành động nhận trách nhiệm của bạn sẽ loại bỏ gánh nặng đưa ra quyết định của sếp, họ sẽ dễ quyết định hơn với hai lựa chọn hành động và không làm gì cả.
Không nên nóng vội khi làm việc với sếp thiếu quyết đoán
Tùy thuộc vào mức độ tiếp nhận phản hồi của sếp mà bạn có thể nói chuyện thẳng thắn và lịch sự với họ về việc thiếu quyết đoán của họ ảnh hưởng ra sao đến bạn và các thành viên trong tổ. Đừng tỏ ra hung hăng hay tranh luận gay gắt với sếp vì điều đó sẽ chỉ làm mọi việc tồi tệ hơn, không sếp nào thích một nhân viên không biết điều, dù bạn có giỏi giang thế nào đi nữa. Cuộc đối thoại cần mang tính xây dựng và thấu hiểu lẫn nhau. Nhưng nếu sếp không phải một người cởi mở và chịu tiếp nhận ý kiến của bạn thì điều này vẫn được xem là thái độ gây hấn.
Liên minh với người có mối quan hệ tốt với bạn và có ảnh hưởng đến sếp. Đừng phàn nàn về khó khăn và vấn đề bạn đang gặp phải, mà chỉ xin lời khuyên từ họ. Nếu nhiều người đồng ý với kế hoạch hành động của bạn, dần dần sẽ tiếp động lực cho sếp tin tưởng và đồng ý thực hiện phương án đó.
Trường hợp nếu như bạn cảm thấy mình không thể hòa hợp được với cách quản lý, điều hành công việc của sếp, khiến cho bạn cảm thấy áp lực, không thể hoàn thành tốt công việc thì cách giải quyết ổn thỏa nhất đó là chúng ta nên một môi trường làm việc mới, bởi ngày nào đi làm cũng bị căng thẳng mệt mỏi sẽ khiến chúng ta không có cơ hội phát triển. Nhu cầu tuyển dụng việc làm hiện nay khá nhiều, bạn chỉ cần chuẩn bị một mẫu cv xin việc hoàn chỉnh, nêu bật được trình độ và năng lực của bạn chắc chắn cv xin việc sẽ gây thu hút được nhà tuyển dụng, mang tới cho bạn vị trí công việc mà bạn mong muốn và có cơ hội phát triển.
>> Bạn đang muốn chuyển việc? Truy cập ngay Joboko.com để nhận tin tuyển dụng mới nhất hàng ngày.
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!