​Liệu có phải văn hóa công ty có vấn đề nên nhân viên nghỉ việc?

19/12/2019 10:50
Văn hóa doanh nghiệp là tổng quan những giá trị, tiêu chuẩn đạo đức, triết lý và ý tưởng kinh doanh, quy phạm hành vi, phương thức quản lý cùng các nội quy, chính sách... được mọi thành viên trong doanh nghiệp chấp nhận và tuân theo. Tình trạng nhân viên nghỉ việc liên tục hoặc uể oải vì nhàn rỗi, thiếu năng lượng, nói xấu và tìm cách "hạ bệ" nhau lây lan virus độc hại trong công ty. Hãy cùng Joboko.com vạch ra nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trên nhé.

Đây là toàn bộ giá trị được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên nhằm hướng tới các mục tiêu doanh nghiệp đề ra. Một môi trường làm việc thân thiện và một vị giám đốc, quản lý, trưởng phòng tâm lý luôn tạo nguồn cảm hứng vô tận cho nhân viên trong công ty nhằm nâng cao hiệu suất công việc. 

Liệu có phải văn hóa công ty có vấn đề nên nhân viên nghỉ việc?​
 
Trong các cuộc phỏng vấn bạn thường sẽ gặp các câu hỏi liên quan văn hoá như Vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ? hay bạn thích làm việc trong môi trường như thế nào? Tuy mỗi doanh nghiệp, công ty có nền văn hóa khác nhau nhưng chúng đều được đan cài, bao quanh một khuân khổ nhất định. Giúp các ứng viên đánh giá tổng quan văn hóa công ty cũng là một cách để thể hiện trình độ và sự chuyên nghiệp của công ty đối với các ứng viên hay nhân viên công ty để hiểu rõ hơn việc nghỉ làm của nhân viên có phải do vấn đề về văn hóa công ty hay không.
 

“Văn hóa độc hại” lây lan và giải pháp

1. Sếp “độc tài”

Văn hóa độc hại trong công ty lây lan tạo ra môi trường làm việc áp lực và kém hiệu quả bất cứ khi nào một ông chủ hành động như một “kẻ độc tài” hoặc sa thải những nhân viên dám thách thức hoặc đi ngược với tôn chỉ của mình. Đó là một trong những dấu hiệu của một “nền văn hóa độc hại”.

Tác hại của hành vi này tạo ra một môi trường mà nhân viên triền miên trong những nỗi sợ mang tên “sợ lên tiếng”, “sợ thay đổi” vì ý tưởng của mình đưa ra trong các cuộc họp bị bác bỏ “không thương tiếc”. Họ ám ảnh bởi cách sếp đánh giá kém, chỉ trích gay gắt mình trước tập thể nhân viên và bộ mặt “đầy sát khí” của sếp khi “out” một dự án và bế tắc trong đường lối lãnh đạo của mình.

2. Nhân viên “sợ hãi lẫn nhau”

Tình trạng quá nhàn rỗi tạo môi trường thuận lợi cho các câu chuyện phiếm và thị phi sinh ra từ đó. Vì thiếu niềm tin vào doanh nghiệp và động lực nên dần dần từng nhân viên phát hiện doanh nghiệp không còn là “mái nhà” của họ. Cảm giác lạc lõng trong công ty vì cái lạnh của sự dửng dưng cộng thêm với cảm giác thiếu an toàn vì luôn nói xấu và tìm cách “hạ bệ” nhau để thu hút cảm tình của sếp. Doanh nghiệp sẽ đi tới bờ vực thẳm khi “những người đam mê nhất” của doanh nghiệp trở nên im lặng.

=> Tham khảo kỹ năng lãnh đạo để điều chỉnh nhân viên của mình tốt nhất

10 Dấu hiệu văn hóa nơi làm việc của bạn là độc hại

  • Giá trị cốt lõi của công ty không làm cơ sở cho cách thức hoạt động của tổ chức.
  • Đề xuất của nhân viên bị bác bỏ và không được tôn trọng, từ đó nhân viên sợ đưa ra phản hồi trung thực.
  • Quản lý vi mô khiến nhân viên không được nắm quyền tự chủ..
  • Đổ lỗi và trừng phạt là tiêu chí trong nguyên tắc quản lý.
  • Nhân viên liên tục vắng mặt hoặc nghỉ việc.
  • “Khuyến khích” nhân viên làm việc quá sức.
  • Nhân viên và quản lý tương tác ít hoặc căng thẳng.
  • Tin đồn và các nhóm xã hội.
  • Ủng hộ chủ nghĩa “bè phái”.
  • Hành vi hung hăng hoặc nạt nộ.

Chữa bệnh cho một văn hóa làm việc độc hại?

1. “Lãnh đạo tinh tế” thay “kẻ độc tài”

Trước hết, xây dựng văn hoá doanh nghiệp là nhiệm vụ của tất cả mọi người, nhưng trước hết là nhà lãnh đạo. Triết lý kinh doanh thời đại mới đã “hack não” tư duy của nhà lãnh đạo. Một trong những “tố chất” vàng của một lãnh đạo doanh nghiệp tài ba là kỹ năng làm việc nhóm.

Doanh nghiệp là một tập thể, bởi vậy, sự tinh tế và nhạy bén trong việc đề xuất các nhiệm vụ và thống nhất thực hiện các ý tưởng đều phải xuất phát từ niềm tin, trách nhiệm và sự đồng cảm sâu sắc với từng cá nhân. Điều này khiến lãnh đạo thoát khỏi tình trạng cô đơn.

Thay vì bác bỏ các ý tưởng mà nhân viên đưa ra khi xây dựng dự án, lãnh đạo doanh nghiệp nên khen thưởng kịp thời nếu các ý tưởng đó đủ tốt hay thậm chí là xuất sắc và trao cơ hội phát triển như đề bạt họ tham gia các dự án sắp tới của doanh nghiệp. Mặt khác, nếu ý tưởng của nhân viên chưa tốt, lãnh đạo có thể gợi ý và thử thách họ, hướng họ tới tư duy đột phá mới.

2. Trao quyền và cơ hội cho nhân viên

Mặc dù văn hóa làm việc độc hại là kết quả cuối cùng của nhiều yếu tố, nhưng nói chung, đó là sự kết hợp giữa lãnh đạo kém và các cá nhân kiến tạo văn hóa doanh nghiệp. “Văn hóa độc hại” gieo tâm lý uể oải, thiếu năng lượng và động lực làm việc khiến các công ty phải trả hàng tỷ đô la mỗi năm cho các khoản thu bị mất, các khu định cư và các thiệt hại khác.

Nhân viên được trao toàn quyền quản lý các mục tiêu riêng, linh động đề xuất kế hoạch triển khai dự án cho công ty, nhưng không được phép vắng mặt trong các cuộc họp để nắm bắt tiến độ và hiểu biết đúng mục tiêu.
 

Nhân viên nghỉ việc lý do có phải do văn hóa công ty

3. Trang bị kiến thức cho nhân viên về “môi trường lành mạnh”

Tại các cuộc họp nội bộ, các nhân viên sẽ được trang bị tư duy về các thói quen tuân thủ những yêu cầu và nội quy chung của công ty là nhiệm vụ tối cần thiết. Cụ thể, kỹ năng giao tiếp tại nơi công sở luôn được khuyến khích. Văn hóa chào hỏi, các hoạt động Teambuilding giúp gắn kết các nhân viên trong công ty với nhau và giữa sếp với nhân viên, tạo tâm lý thoải mái “như một gia đình”.

Khi nhận thức được các giá trị của công việc mang lại như cơ hội học hỏi, thăng tiến, môi trường làm việc là nhà, sẽ chẳng có lý do gì nhân viên “xách ba lô lên và rời khỏi” doanh nghiệp. Họ sẽ có thêm nhiều động lực đóng góp cho sự phát triển chung của doanh nghiệp. Văn hóa công ty độc hại sẽ làm xói mòn một tổ chức bằng cách làm tê liệt lực lượng lao động, làm giảm năng suất và kìm hãm sự sáng tạo. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần “vào cuộc” nhằm loại bỏ “độc tính” của môi trường làm việc để “giữ chân” các nhân viên ưu tú.

Nhân viên được coi là “tài sản vô giá” tại doanh nghiệp. Bởi vậy, các doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn vào việc kiến tạo môi trường làm việc lành mạnh và tương tác tích cực tới từng nhân viên, trao thêm cơ hội phát triển để mỗi ngày đến công sở luôn ngập tràn hứng khởi, niềm tin và sáng tạo ra các giá trị mới. Bạn có thể tham khảo cách một nhà lãnh đạo giỏi trao quyền cho nhân viên như thế nào để có thể thay đổi phương pháp quản lý của doanh nghiệp mình thêm phần hiệu quả và tích cực hơn.

Các ứng viên khi tìm kiếm việc làm ngoài quan tâm đến mức lương thì cũng chú trọng đến môi trường làm việc. Trong quá trình phỏng vấn, bạn cần tìm hiểu để xem văn hóa công ty như thế nào, có phù hợp với mình không, từ đó đưa ra quyết định công việc đúng đắn. Với các cách để biết được thông tin của một công ty, doanh nghiệp khi đăng tuyển dụng, hy vọng sẽ giúp các ứng viên đánh giá tổng quan văn hóa công ty dễ dàng và lựa chọn hướng đi phù hợp. 




  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888