Học Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng ra làm gì? Cơ hội việc làm

05/04/2022 11:30
Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, những năm gần đây, ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng phát triển mạnh. Điều mà nhiều bạn trẻ có ý định theo học ngành này băn khoăn là sau khi tốt nghiệp có thể ứng tuyển vào những vị trí nào? Cơ hội việc làm ra sao?

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là sự kết nối của nhiều quy trình để vận chuyển được hàng hóa tới tay người tiêu dùng. Hoạt động này có sự phối hợp của nhiều công đoạn như tìm nguyên liệu, sản xuất, lưu trữ, vận chuyển, quản lý kho bãi, quản trị hàng tồn kho,... nhằm mang sản phẩm tới khách hàng nhanh chóng nhất. Nói chung, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng đóng vai trò hậu cần, hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát hoạt động xuất - nhập của hàng hóa.

Học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tốt nghiệp ra làm gì?

I. Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng học những gì?

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (Logistics and Supply Chain Management) có những bước đột phá và khẳng định vai trò quan trọng của mình. Theo đuổi ngành học này, các bạn trẻ sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên ngành và kỹ năng để đáp ứng yêu cầu công việc sau khi tốt nghiệp.
Các kiến thức liên quan đến chuỗi cung ứng, quản lý kho bãi, quy trình xuất - nhập khẩu, cách thức vận chuyển, giao nhận qua đường hàng không, đường bộ, đường biển,... đều được đào tạo bài bản. Không những vậy, các em còn được trau dồi kỹ năng marketing, tài chính, thanh toán quốc tế,... cũng như nhiều kỹ năng mềm để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ khi được giao.
Những vị trí việc làm ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng thường xuyên phải trao đổi, hợp tác với đối tác nước ngoài nên kỹ năng sử dụng ngoại ngữ tốt là yêu cầu không thể thiếu. Vì vậy, các trường đào tạo ngành này cũng sẽ chú trọng nâng cao khả năng tiếng Anh cho người học để đáp ứng yêu cầu công việc tốt nhất.

II. Học Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng ra làm gì?

Mặc dù nguồn nhân lực ngành Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng đông đảo nhưng đáp ứng yêu cầu của công việc vẫn còn bị hạn chế. Với sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu, ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có tiềm năng lớn trong tương lai. Nếu bạn yêu thích việc làm này thì hãy tìm hiểu cụ thể các vị trí và mức lương để lựa chọn sự nghiệp một cách đúng đắn.

  • Chuyên viên kinh doanh dịch vụ vận tải: Tìm kiếm khách hàng, tạo mối quan hệ với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu, giao dịch, lập hợp đồng thuê xe, xử lý khiếu nại,... Mức lương của vị trí chuyên viên kinh doanh dịch vụ vận tải dao động trong khoảng từ 7 - 10 triệu đồng/tháng.
  • Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu: Chịu trách nhiệm khai thác, tìm kiếm khách hàng sử dụng dịch vụ xuất nhập khẩu, đàm phán, tư vấn về giá cả, quy cách giao nhận sản phẩm,... Thu nhập của vị trí này vào khoảng 7 - 10 triệu đồng/tháng. Với những vị trí quản lý, trưởng phòng, mức lương cao hơn, dao động khoảng từ 15 - 20 triệu đồng/tháng.
  • Chuyên viên chăm sóc khách hàng: Vị trí này bạn có thể ứng tuyển vào các công ty có dịch vụ logistics, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải,... để giải đáp thắc mắc, khiếu nại cho khách hàng. Mức lương trung bình của việc làm này rơi vào khoảng 7 - 12 triệu đồng/tháng.
  • Nhân viên chứng từ: Chịu trách nhiệm đảm bảo tính chính xác của chứng từ xuất/nhập khẩu, soạn thảo hợp đồng theo đúng thủ tục pháp lý,... Mức lương của vị trí này rơi vào khoảng từ 6 - 8 triệu đồng/tháng.
  • Nhân viên thu mua: Liên hệ đặt đơn hàng vận chuyển, thanh toán quốc tế, theo dõi tiến độ nhận hàng, tiếp nhận khiếu nại, báo cáo hàng tồn kho,... Mức lương trung bình dao động khoảng từ 10 - 15 triệu đồng/tháng.
  • Nhân viên thanh toán quốc tế: Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến thanh toán quốc tế như theo dõi chi tiết công nợ, làm hồ sơ thanh toán, kê khai thuế,... Thu nhập trung bình của nhân viên thanh toán quốc tế dao động 6 - 8 triệu đồng/tháng.
  • Điều phối viên vận tải: Lên kế hoạch, sắp xếp các xe, quản lý tài xế, kiểm soát hóa đơn,... đảm bảo hàng được vận chuyển tiết kiệm chi phí và đúng với yêu cầu. Mức lương trung bình của điều phối viên vận tải vào khoảng 8 triệu/tháng, thu nhập phổ biến từ 6 - 10 triệu đồng/tháng.
  • Nhân viên cảng: Sắp xếp, bố trí phương tiện, điều động nhân viên bốc xếp,... Mức lương của nhân viên cảng trung bình từ 6 - 8 triệu đồng/tháng.
  • Giảng viên, nghiên cứu: Làm việc tại các Viện nghiên cứu, trường Đại học, cao đẳng đào tạo ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Mức lương của giảng viên cao hay thấp còn phụ thuộc vào số giờ dạy, thâm niên, bậc lương của nhà nước.

Các vị trí việc làm ngành Logistics Hot và mức lương

III. Các trường đào tạo ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng chất lượng

Theo đuổi ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, sau khi tốt nghiệp có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí. Để có thể dễ dàng xin được việc làm tại các công ty, doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực Logistics thì bạn cần lựa chọn cho mình môi trường học tập lý tưởng. Một số trường đại học 3 miền Bắc - Trung - Nam chuyên đào tạo ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng uy tín bạn có thể tham khảo để đăng ký sao cho phù hợp với khả năng, tài chính của mình nhé.

1. Miền Bắc

  • Đại học Ngoại thương.
  • Đại học Hàng hải Việt Nam.
  • Đại học Quốc tế RMIT.
  • Đại học Kinh tế Quốc dân.
  • Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải.
  • Đại học Bách khoa Hà Nội.
  • Đại học Điện lực.
  • Đại học Thủ đô Hà Nội.
  • Đại học Thương Mại.

2. Miền Trung

  • Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.
  • Đại học FPT Cần Thơ.
  • Đại học Duy Tân.

3. Miền Nam

  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
  • Đại học Kinh tế TP.HCM.
  • Đại học Giao thông vận tải TP.HCM.
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
  • Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM.
  • Đại học Quốc tế RMIT TP.HCM.
  • Đại học Quốc tế - ĐH Quốc gia TP.HCM.
  • Đại học Bách Khoa TP.HCM.
  • Đại học Tài chính - Marketing TP.HCM.

Những trường đại học đào tạo ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

IV. Cơ hội việc làm ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Những ai có kỹ năng, trình độ học vấn tốt thì không khó để tìm việc làm ngành Logistics sau khi tốt nghiệp. Cơ hội việc làm lĩnh vực này ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển của thương mại điện tử nên người lao động sẽ có cơ hội kiếm được việc làm tốt, lương cao.
Mặc dù ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng nhiều nhân lực ứng tuyển nhưng không phải ai cũng đáp ứng yêu cầu. Do vậy, để có thể dễ dàng "lọt vào mắt xanh" của nhà tuyển dụng thì rèn luyện kỹ năng mềm, trau dồi kinh nghiệm cho mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là điều cần thiết.
Trên đây là những thông tin chi tiết JOBOKO chia sẻ cho bạn đọc để các bạn nắm được học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng ra làm gì? Các vị trí việc làm ngành Logistics đa dạng và mức thu nhập tương đối ổn định. Do đó, sau khi cân nhắc theo khả năng và sở thích, cơ hội nghề nghiệp, nếu thấy phù hợp thì hãy trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng thật tốt để thi đỗ và theo đuổi ngành nghề mong muốn nhé.

MỤC LỤC:
I. Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng học những gì?
II. Học Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng ra làm gì?​
III. Các trường đào tạo ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng chất lượng
IV. Cơ hội việc làm ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Đọc thêm: Top 10 việc làm ngành Logistics lương cao

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888