Mã số thuế công ty hay mã số thuế doanh nghiệp mặc dù bạn đã nghe nhắc đến nhiều nhưng có lẽ chưa hiểu cụ thể. Thông thường, những ai đảm nhận vị trí làm việc liên quan đến hóa đơn, thuế như
kế toán hay người sáng lập công ty mới nắm rõ về vai trò, cách đăng ký mã số thuế doanh nghiệp.
Khi nhắc đến thông tin công ty trong các biên bản, hợp đồng thì mã số thuế là phần không thể thiếu. So với mã số thuế cá nhân, thì mã số thuế công ty có sự phức tạp hơn một chút. Để biết mã số thuế công ty là gì? Cách đăng ký, tra cứu ra sao, bạn đọc hãy cùng JOBOKO tìm hiểu nhé.
Những thông tin cần biết về mã số thuế công ty
I. Mã số thuế công ty là gì?
Mã số thuế còn có thể được viết tắt là MST - một dãy các chữ số được cơ quan thuế cấp cho tổ chức khi đăng ký thành lập công ty. Mã số thuế chỉ được cấp duy nhất 1 lần theo nguyên tắc đã được thống nhất trên toàn quốc. Tổng Cục thuế cấp mã số thuế với để quản lý việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các công ty, doanh nghiệp. Còn công ty, sử dụng MST trong các thủ tục hành chính, ký kết hợp đồng theo quy định của pháp luật.
II. Cấu trúc, ý nghĩa của MST 10 số và 13 số
Hiểu thế nào về mã số thuế 10 số và 13 số? III. Cách đăng ký mã số thuế công ty
Tính từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, trong thời hạn là 10 ngày làm việc, cơ quan, tổ chức phải thực thiện đăng ký mã số thuế doanh nghiệp. Sau khi chuẩn bị hồ sơ, doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp ở cơ quan quản lý thuế tại Cục thuế nơi đặt trụ sở chính hoặc qua đường bưu điện hay nộp qua hệ thống Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế.
Với cách nộp hồ sơ trực tiếp hay qua đường bưu điện, doanh nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ bao gồm:
- Tờ khai đăng ký thuế.
- Bản kê kèm theo tờ khai đăng ký thuế (nếu có).
- Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động hay chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập,... (không cần công chứng).
Nếu doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký mã số thuế điện tử thì có thể truy cập vào Cổng thông tin Thuế điện tử theo link: https://thuedientu.gdt.gov.vn và thực hiện kê khai đăng ký mã số thuế theo quy định.
Sau khi nhận hồ sơ đầy đủ, hoàn tất, chậm nhất là 5 ngày với hình thức nộp trực tiếp, Cục thuế sẽ cấp mã số thuế cho doanh nghiệp.
IV. Mã số thuế có phải là mã số doanh nghiệp?
Theo khoản 1, Điều 2, Thông tư số 127/2015/TT-BTC: "Việc cấp mã số doanh nghiệp được thực hiện tự động theo phương thức điện tử trên Hệ thống Đăng ký thuế của Tổng cục Thuế ngay trong ngày làm việc theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Quản lý thuế kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp". Theo khoản 1, điều 8, Nghị định số 78/2015/NĐ-CP: "Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp". Qua đây có thể kết luận rằng, mã số thuế cũng chính là mã số doanh nghiệp.
V. Cách tra mã số thuế công ty
Có nhiều cách để tra cứu mã số thuế doanh nghiệp trong đó phổ biến là truy cập website http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp. Tiếp đến khi giao diện tra cứu hiện ra, bạn chỉ cần nhập một trong 3 thông tin về Tên tổ chức cá nhân nộp thuế, Địa chỉ trụ sở kinh doanh, Số chứng minh thư/Thẻ căn cước người đại diện và nhập mã xác nhận là hệ thống sẽ hiển thị mã số thuế doanh nghiệp.
Hướng dẫn tra cứu mã số thuế công ty nhanh chóng
Bài viết trên đây JOBOKO đã giúp bạn đọc nắm rõ được mã số thuế công ty là gì cũng như cách tra cứu để thuận tiện cho quá trình thực hiện nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn đọc, giúp bạn nhận thức rõ về vai trò của mã số thuế, từ đó tuân theo đúng quy định của pháp luật.
MỤC LỤC:
I. Mã số thuế công ty là gì?
II. Cấu trúc, ý nghĩa của MST 10 số và 13 số
III. Cách đăng ký mã số thuế công ty
IV. Mã số thuế có phải là mã số doanh nghiệp?
V. Cách tra mã số thuế công ty
Đọc thêm: Gợi ý cách tra cứu thông tin doanh nghiệp chuẩn, chính xác
Đọc thêm: Công việc của Nhân viên kế toán thuế là làm gì?