Managed Service Provider là gì? Có nên thuê đơn vị cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin?

09/07/2020 13:00
Trong ngành công nghệ, khi muốn thuê ngoài một dịch vụ nào đó, người ta sẽ nghĩ ngay đến Managed Service Provider (MSP). Vậy Managed Service Provider (MSP) là gì? Nên nay không nên sử dụng MSP? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây của Joboko.com.

Managed Service Provider (MSP) là đơn vị cung cấp dịch vụ mảng công nghệ thông tin cho khách hàng. Nếu như Value-Added Reseller (VAR) chỉ cung cấp dịch vụ trên cơ sở ngắn hạn (như mua và cài đặt phần cứng/phần mềm) thì MSP lại cung cấp dịch vụ cho khách hàng trên cơ sở dài hạn, theo năm hoặc vài năm và nhận thu nhập địch kỳ. Mặc dù bất cứ ai có nhu cầu đều có thể sử dụng MSP nhưng về cơ bản, họ chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, còn thiếu nhân lực hoặc thiếu chuyên viên IT.

Tìm hiểu chi tiết về MSP

1. Managed Service Provider (MSP) là gì?

Managed Service Provider (MSP) là một loại hình công ty dịch vụ công nghệ thông tin cung cấp máy chủ, network và các ứng dụng chuyên biệt cho người dùng cuối và các tổ chức, doanh nghiệp. Những ứng dụng này sẽ được quản lý và lưu trữ bởi chính nhà cung cấp dịch vụ.
Managed Service Provider thường là nhà cung cấp ứng dụng hoặc web hosting cho phép người dùng thuê ngoài các tài nguyên ứng dụng và mạng theo hợp đồng cung cấp. Trong hầu hết các trường hợp, phía công ty MSP sở hữu toàn bộ cơ sở hạ tầng back-end và cung cấp tài nguyên cho người dùng cuối từ xa thông qua Internet theo mô hình phục vụ theo yêu cầu.
MSP cũng sẽ thay mặt cho bên sử dụng dịch vụ giám sát, quản lý và bảo mật tài nguyên ứng dụng và mạng. Họ có cơ sở hạ tầng chuyên biệt, nhân lực chuyên môn và dịch vụ hỗ trợ 24/7 bất cứ khi nào khách hàng cần. Các MSP cung cấp dịch vụ mạng và máy chủ thường có trung tâm dữ liệu khổng lồ, có thể lưu trữ một lượng lớn ứng dụng web, ứng dụng dành riêng cho doanh nghiệp đồng thời có thể kết nối thông qua mạng riêng ảo với nhiều tổ chức và cá nhân có nhu cầu tìm nguồn cung cứng khác nhau.

2. Đơn vị cung cấp dịch vụ CNTT hoạt động như thế nào?

Managed Service Provider (MSP) sẽ đánh giá toàn diện hoạt động hiện tại của khách hàng, từ cách mà các công ty chi trả lương/thưởng, cách lưu trữ hồ sơ, cách quản lý các mối quan hệ với nhà cung cấp,... cho đến hoạt động công nghệ thông tin, phần mềm, phần cứng, mạng,... Sau đó, họ sẽ đưa ra các giải pháp để tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả. Họ cũng sẽ giúp nhận biết các vấn đề còn tồn đọng, nợ phải trả cũng như thách thức mà các công ty sẽ phải đối mặt để giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động.
Một khi hệ thống đã được phân tích, các cơ hội cũng như thách thức đã được nhìn nhận một cách toàn diện, MSP sẽ xây dựng giải pháp dành riêng cho mỗi doanh nghiệp dựa theo đặc điểm thực tế và nhu cầu của họ. Cuối cùng, họ sẽ thực thi các giải pháp này cũng như duy trì và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong suốt quá trình thực hiện đó.

3. Nên hay không nên sử dụng MSP?

Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh và mạnh như hiện nay, sử dụng dịch vụ MSP là một việc nên làm. Managed Service Provider có thể hỗ trợ khách hàng mở rộng quy mô công ty để hoàn thiện một dự án mới (chẳng hạn như phát hành phần mềm) mà không cần phải tuyển dụng hay đào tạo nhân viên.

Có nên sử dụng Managed Service Provider không?

Họ cũng có thể cung cấp cho người dùng kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong các lĩnh vực công nghệ có nhiều cơ hội phát triển hiện nay. Ngoài ra, với kinh nghiệm làm việc trong nhiều môi trường và hoàn cảnh khác nhau, MSP chắc chắn sẽ có kinh nghiệm hơn trong việc giải quyết các thách thức hay đề xuất phương án khả thi cho doanh nghiệp.

Managed Service Provider có thể hỗ trợ khách hàng vào bất cứ thời điểm nào của hoạt động công nghệ thông tin (IT), bao gồm:

  • Xây dựng chương trình và chính sách công nghệ thông tin.
  • Mở rộng phạm vi/đánh giá các giải pháp công nghệ thông tin tiềm năng.
  • Thực hiện các giải pháp công nghệ thông tin.
  • Giám sát hoạt động công nghệ thông tin, mạng và hiệu quả bảo mật.
Một vài dịch vụ MSP phổ biến còn có thể hỗ trợ khách hàng thực hiện và/hoặc quản lý các bộ phận và công việc như:
  • Bộ phận hỗ trợ khách hàng.
  • Giảm sát/quản lý mạng và ứng dụng.
  • Email.
  • Kho lưu trữ.
  • Lập kế hoạch kinh doanh và khắc phục sự cố.
  • Sửa chữa phần cứng.
  • Cài đặt, cập nhật và khắc phục sự cố phần mềm.
  • Quản lý và tối ưu cấu hình.
  • Bảo mật.

Mặc dù MSP ngày càng được cải tiến để không ngừng cung cấp dịch vụ an ninh mạng cao cấp hơn nhưng các công ty yêu cầu dịch vụ bảo mật tuyệt đối (như nhận dạng và quản lý truy cập, quản lý tài khoản đặc quyền,...) có thể chuyển sang sử dụng MSSP (Managed Security Services Provider).
Khi thuê ngoài các dịch vụ quản lý, các công ty, doanh nghiệp có thể tập trung vào hoạt động kinh doanh chính như định hướng, chiến lược và tăng trưởng thay vì quay cuồng với các công việc hành chính khác. Không những vậy, sử dụng MSP còn giúp đảm bảo tính chính xác, giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm chi phí cho quản lý doanh nghiệp.

Real-time Analytics là gì?

Trong một môi trường cạnh tranh như hiện nay, các doanh nghiệp đều cần phải tạo nên sự khác biệt và vận hành hiệu quả nhất có thể. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để họ duy trì lợi thế cạnh tranh và thành công trên thị trường nên việc ứng dụng các phần mềm vào quản lý vô cùng cần thiết. Theo đó, Real-time Analytics được đánh giá cao trong việc thiết kế các phần mềm doanh nghiệp mang đến lợi ích lớn. Để biết rõ hơn Real-time Analytics là gì, bạn hãy theo dõi thông tin trong bài viết JobOKO chia sẻ nhé.

MỤC LỤC:
1. Managed Service Provider (MSP) là gì?
2. Đơn vị cung cấp dịch vụ CNTT hoạt động như thế nào?
3. Nên hay không nên sử dụng MSP?

Đọc thêm: Hướng đi và cơ hội phát triển ngành công nghệ thông tin

Đọc thêm: Đọc vị tâm lý khách hàng, chìa khóa mở cửa thành công cho dân kinh doanh

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888