Mức lương khởi điểm của một Chuyên viên Marketing chưa có kinh nghiệm là từ 4 triệu/tháng, tuy nhiên, thông thường thì bạn có thể nhận từ 8,5 đến 11 triệu/tháng. Đó là mức thu nhập phổ biến nhất của những người có khoảng 1 năm kinh nghiệm trở lên. Lương cao nhất mà Chuyên viên Marketing có thể nhận được là khoảng 34 triệu/tháng.
So với đa số các nghề nghiệp khác thì lương khởi điểm của Chuyên viên Marketing ở mức tương đương nhưng điểm đặc biệt là nhanh được tăng lương - tất cả phụ thuộc vào năng lực thực tế của bạn. Ngoài ra, thu nhập của Chuyên viên Marketing sẽ không bị giới hạn duy nhất ở lương. Bằng các kỹ năng và kiến thức, mối quan hệ sẵn có, bạn có thể nhận nhiều công việc ngoài giờ để kiếm thêm như chạy quảng cáo Facebook, viết nội dung, thiết kế ấn phẩm phục vụ tiếp thị,...
Có rất nhiều cách để tìm hiểu liệu mình có phù hợp với công việc chuyên viên Marketing hay không. Bạn có thể tham khảo 4 cách dưới đây:
Hãy thử sức với các dự án Marketing khác nhau để xem mình thực sự thích và giỏi lĩnh vực nào. Bạn có thể tham gia các dự án tự do, tình nguyện hoặc làm việc tại các vị trí hỗ trợ để có cái nhìn tổng quan hơn về công việc.
Hỏi ý kiến những người đã có kinh nghiệm trong ngành về con đường sự nghiệp của họ, công việc hàng ngày và những ưu, nhược điểm của chuyên môn. Điều này có thể giúp bạn có cái nhìn thực tế hơn về ngành.
Hãy tham gia các buổi hội thảo, webinars và các cộng đồng trực tuyến để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm với những người khác trong ngành. Điều này sẽ giúp bạn cập nhật xu hướng mới và học hỏi được nhiều điều bổ ích.
Để trở thành 1 chuyên viên Marketing giỏi cũng như tăng cơ hội phát triển trong ngành, hãy:
- Học các khóa học liên quan đến Marketing (có thể học các chương trình đại học hoặc thạc sĩ trong lĩnh vực Marketing, truyền thông, quảng cáo hoặc quan hệ công chúng). Các khóa học bổ sung về kỹ năng số, phân tích dữ liệu và quản lý dự án cũng rất hữu ích.
- Tham gia các khóa học trực tuyến và chương trình đào tạo ngắn như Google Analytics, SEO và các công cụ quảng cáo trên mạng xã hội. Chúng có thể cung cấp cho bạn những kỹ năng cụ thể và chuyên sâu để phục vụ tốt hơn trong công việc.
- Việc tham gia thực tập, làm tình nguyện hoặc bắt đầu từ các vị trí hỗ trợ như thực tập sinh, trợ lý,... sẽ cung cấp cho bạn kinh nghiệm thực tế quý báu.
- Làm việc với các dự án cá nhân hoặc cho khách hàng tự do có thể giúp bạn xây dựng danh mục công việc và phát triển kỹ năng chuyên môn.
- Hãy đảm bảo CV của bạn thể hiện rõ ràng các thành tựu và kỹ năng liên quan tới ngành Marketing bằng cách nêu rõ những dự án thành công mà bạn đã tham gia và các kết quả đạt được.
- Chuẩn bị một thư xin việc ấn tượng cũng thể hiện sự đam mê và nhiệt huyết với lĩnh vực Marketing và lý do bạn phù hợp với vị trí ứng tuyển.
- Kiểm tra các danh sách công việc hiện tại và ứng tuyển vào các vị trí phù hợp với trình độ và kinh nghiệm của bạn trên các trang web việc làm, mạng xã hội nghề nghiệp và trang web của các công ty.
- Mở rộng mạng lưới với những người trong ngành bằng cách tham gia các sự kiện networking, kết nối với các chuyên gia marketing trên LinkedIn và tham gia các cộng đồng nghề nghiệp để tìm kiếm cơ hội việc làm.
Hiện tại có rất nhiều những vị trí việc làm chuyên viên Marketing được tuyển dụng với những yêu cầu và chế độ khác nhau. Ứng viên có thể dễ dàng lựa chọn cho mình công việc phù hợp nhất với khả năng của bản thân. Một số vị trí việc làm chuyên viên marketing hot như:
Để tìm thấy nhiều cơ hội việc làm Chuyên viên Marketing với môi trường tốt và mức đãi ngộ cao thì bạn có thể bắt đầu bằng cách xây dựng mạng kết nối, có mối quan hệ tốt với nhiều người trong cùng ngành nghề. Làm việc này như thế nào ư? Bạn hãy thử bằng cách theo dõi những hồ sơ nổi bật trên LinkedIn, tham gia các nhóm trên Facebook, cũng có thể tham gia một số hội thảo hoặc các buổi chia sẻ chuyên sâu về nghề tiếp thị, v.v.
Đừng cho rằng những việc đó là "tốn thời gian" vì thực chất những gì bạn tích lũy được qua các công việc, hành động đó sẽ mang lại rất nhiều lợi ích lâu dài.
Không chỉ CV, bạn cũng cần bắt đầu chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn Chuyên viên Marketing. Từ việc luyện tập trả lời câu hỏi đến chuẩn bị trang phục lịch sự, có thái độ tự tin và chuyên nghiệp, xem lại một số kiến thức về tiếp thị cũng như nhớ lại các chiến dịch marketing bạn đã tham gia, những câu chuyện tiếp thị và xu hướng đang "hot", v.v. đều là cách để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Kinh nghiệm xin việc làm chuyên viên Marketing
Nếu đã có kha khá kinh nghiệm làm việc liên quan tới marketing, truyền thông hoặc quảng cáo, bạn đừng ngại chuẩn bị cho mình một bản portfolio liệt kê những thiết kế, bài viết nội dung ấn tượng, kịch bản video hay điểm đặc biệt của một số dự án, chiến dịch bạn đã tham gia. Portfolio là cách tốt nhất để trực quan hóa thành tích của bạn - những điều mà bạn rất khó có thể "nhồi nhét" vào CV. Nhà tuyển dụng sẽ có đánh giá đúng đắn và chính xác hơn về bạn, dựa trên chính những gì bạn đã làm.
Với những công việc cần có sự đổi mới liên tục như Chuyên viên Marketing thì việc liên tục học hỏi để tiến bộ, phát triển bản thân là yêu cầu bắt buộc. Có rất nhiều mảng trong tiếp thị cần học và thành thạo như SEO, SEM, thiết kế, v.v. Bạn có thể đăng ký tham gia các khóa học vào buổi tối hoặc học trực tuyến. Thông qua đó, bạn sẽ không chỉ có được chứng chỉ và kiến thức mà còn củng cố thêm các điều kiện để thăng tiến nhanh hơn sau này.
Ngành marketing hiện nay được coi là một trong những nghề hot thu hút nguồn nhân lực lớn. Nếu muốn có được việc làm chuyên viên Marketing thì bạn phải thể hiện được khả năng vượt trội về kinh nghiệm cũng như kỹ năng dày dặn trong lĩnh vực. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên viên Marketing phổ biến trước để không bị động trong những tình huống ứng xử hay câu hỏi "khó nhằn" do nhà tuyển dụng đưa ra.
MỤC LỤC:
I. Chuyên viên Marketing là làm gì? ra trường lương bao nhiêu?
II. Yêu cầu trình độ và kỹ năng của Chuyên viên Marketing
III. Làm sao để biết bạn có hợp với nghề Marketing?
IV. Lộ trình thăng tiến của Chuyên viên Marketing
V. Mẹo tìm việc làm Chuyên viên Marketing
VI. Câu hỏi phỏng vấn Chuyên viên Marketing thường gặp
Đọc thêm: Ngành Marketing, quảng cáo có những vị trí chính nào?
Đọc thêm: Kỹ năng sống còn của một chuyên viên Digital Marketing