Production Planner là vị trí vô cùng quan trọng trong các công ty sản xuất, đảm bảo toàn bộ quy trình diễn ra chính xác, hiệu quả cả về mặt số lượng, chất lượng sản phẩm và đáp ứng thời hạn. Công việc của
Production Planner rất đa dạng và có những yêu cầu cụ thể với vị trí này.
Production Planner còn được gọi là người lập lịch sản xuất hoặc nhà hoạch định sản xuất, chịu trách nhiệm tạo lịch sản xuất hàng ngày hoặc hàng tuần để đảm bảo đáp ứng thời hạn sản xuất. Production Planner xác định vật liệu, thiết bị và yêu cầu lao động, chuẩn bị báo cáo tình trạng và hiệu suất và giải quyết các vấn đề sản xuất.
Công việc của Production Planner là làm gì?
Ngoài ra, Production Planner cũng giám sát mức tồn kho, thường xuyên cung cấp cập nhật trạng thái sản xuất cho ban quản lý và tạo điều kiện giao sản phẩm kịp thời cho khách hàng, có thể theo dõi chặt chẽ quá trình sản xuất để đảm bảo rằng các đơn đặt hàng sản xuất được hoàn thành đúng hạn và trong ngân sách. Production Planner là vai trò không thể thiếu trong doanh nghiệp sản xuất.
Trong những công ty nhỏ, Production Planner thường phụ trách nhiều nhiệm vụ khác nhau, có tính bao quát hơn. Ngược lại, ở những công ty lớn hơn thì xưởng sản xuất sẽ có nhiều Production Planner phụ trách từng khâu trong toàn bộ quy trình.
1. Mô tả công việc của Production Planner
Công việc cụ thể của Production Planner phụ thuộc vào từng lĩnh vực sản xuất cụ thể và quy mô của công ty. Về cơ bản, nhiệm vụ của Production Planner gồm có:
- Đánh giá đơn đặt hàng để tạo lịch trình sản xuất phù hợp.
- Ước tính số lượng vật liệu, thiết bị và lao động cần thiết cho quy trình sản xuất.
- Giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất để giảm thiểu sự chậm trễ hoặc sai sót.
- Phối hợp hoạt động sản xuất phù hợp với nguyên liệu, nhân công và thiết bị sẵn có.
- Đề xuất các giải pháp khả thi để giảm chi phí sản xuất cũng như cải thiện quy trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Thay đổi lịch trình sản xuất khi cần để đảm bảo đáp ứng thời hạn sản xuất.
- Tổng hợp, phân tích và làm báo cáo tình trạng sản xuất, hiệu suất và gửi chúng cho ban quản lý một cách kịp thời.
- Thông báo, cập nhật thông tin cho các bộ phận liên quan về những thay đổi đối với lịch sản xuất hiện tại.
Những kỹ năng Production Planner cần có để đáp ứng tốt yêu cầu công việc
2. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí Production Planner
Một Production Planner thành công, tài năng cần có kiến thức về lập kế hoạch, tính toán yêu cầu vật liệu và có thể quản lý, sắp xếp thời gian để đáp ứng thời hạn sản xuất. Ngoài ra, một Production Planner cần thể hiện kỹ năng tổ chức và giải quyết vấn đề tuyệt vời để đảm bảo các hoạt động sản xuất diễn ra suôn sẻ. Các yêu cầu cụ thể là:
- Tốt nghiệp cử nhân trở lên ngành Quản lý Kinh doanh, Thương mại, Quản lý Sản xuất hoặc lĩnh vực liên quan.
- Chứng chỉ quốc tế về quản lý chuỗi cung ứng như CPIM hoặc liên quan.
- Kinh nghiệm làm Production Planner.
- Thành thạo tất cả các ứng dụng Microsoft Office và các phần mềm quản lý sản xuất.
- Kiến thức về lập kế hoạch vật liệu (MRP) và phần mềm liên quan.
- Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề mạnh mẽ.
- Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian tuyệt vời.
- Kỹ năng giao tiếp hiệu quả.
Production Planner là một trong những nhân tố quan trọng nhất đảm bảo toàn bộ quy trình sản xuất trong nhà máy diễn ra theo đúng quy định, tiêu chuẩn sẵn có. Production Planner cũng cần có tư duy sáng tạo, khoa học để chủ động nghiên cứu, tìm tòi và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất.
Mô tả công việc Production Planner do nhà tuyển dụng chuẩn bị để làm căn cứ để đánh giá hồ sơ của ứng viên. Ứng viên Production Planner cũng sử dụng tài liệu này để tự so sánh và cân nhắc xem có nên nộp CV hay không. Khi bạn đã đưa ra quyết định thì hãy chuẩn bị cho mình một bản CV ấn tượng, độc đáo, có như vậy mới gia tăng cơ hội được mời phỏng vấn. Cách tạo CV theo mẫu sẵn có chuyên nghiệp bạn có thể tham khảo bài viết sau.
MỤC LỤC:
1. Mô tả công việc của Production Planner
2. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí Production Planner
Đọc thêm: Công việc của Trưởng phòng kế hoạch là làm gì?
Đọc thêm: Mẹo nâng cao kỹ năng tổ chức, phân công công việc hiệu quả