Graphic Designer - còn gọi là nhân viên thiết kế đồ họa, là người diễn giải thương hiệu và các yêu cầu marketing của khách hàng để đẩy mạnh doanh thu và truyền đi một thông điệp nhất định đến với người tiêu dùng. Graphic Designer có mặt trong hầu hết các ngành, chẳng hạn như công ty quảng cáo, hãng phim hoạt hình và nhà xuất bản, thường sử dụng phần mềm kỹ thuật số để tạo ra hình ảnh thu hút hoặc truyền cảm hứng đến nhóm khách hàng mục tiêu. Để trở thành nhân viên thiết kế đồ họa chuyên nghiệp thì bạn phải thể hiện kỹ năng phỏng vấn tốt. Ngoài ra, những góc khuất chỉ những người làm thiết kế đồ họa và website mới hiểu bạn cũng nên biết để chuẩn bị sẵn tâm lý theo đuổi nghề yêu thích của bản thân.
Công việc cụ thể của Graphic Designer là gì?
Khi đứng trước một quyết định quan trọng trong cuộc sống như theo đuổi sự nghiệp, dành thời gian để tự hỏi bản thân có thực sự phù hợp với nghề hay không luôn là điều cần thiết. Tự trả lời 5 câu hỏi dưới đây để cân nhắc xem bạn có nên theo nghề Graphic Designer không nhé.
Khi bạn quyết định làm cho một công ty thiết kế hoặc ở phòng thiết kế, khả năng lớn nhất là bạn phải làm việc với nhiều dự án cho nhiều khách hàng khác nhau cùng lúc. Bạn sẽ phải xử lý nhiều dự án với sở thích khác nhau của mỗi khách hàng. Nếu bạn quyết định tự thành lập công ty hoặc làm nhà thiết kế (Designer) tự do, bạn sẽ đón nhận cả thách thức và cơ hội khi đảm nhận đồng thời nhiều vai trò khác nhau.
Thế giới công nghệ phát triển và thay đổi theo cấp lũy thừa có tác động cực kỳ to lớn đến Graphic Designer. Bạn có hứng thú mày mò tính năng mới nhất trong phần mềm thiết kế không? Bạn sẵn sàng dành thời gian để tìm hiểu về kỹ thuật mới hỗ trợ bạn quản lý công việc hiệu quả hơn không? Nếu bạn không thể thích nghi với sự thay đổi, bạn sẽ đặt mình vào tình thế bất lợi khi cạnh tranh trong lĩnh vực thiết kế đồ họa.
Tình huống mà designer được toàn quyền quyết định và khách hàng hài lòng với bản thiết kế mà không cần sửa đổi gì rất hiếm khi xảy ra. Bạn sẽ cần sự kiên nhẫn khi xử lý các phản hồi của khách hàng. Mỗi khách hàng và dự án là khác nhau, tất cả họ đều yêu cầu sửa đổi nhiều lần trước khi hài lòng.
Là một Graphic Designer, thời gian thiết kế chỉ là một phần của công việc, phần công việc còn lại cần có kỹ năng giao tiếp và làm việc teamwork hiệu quả. Bạn có thể phải hợp tác với nhà phát triển, làm việc chung với nhân viên thiết kế đồ họa khác trong một dự án hoặc chỉ dẫn một nhóm nhân viên mới.
Những yếu tố nào cho thấy bạn phù hợp với công việc?
Trong nghề thiết kế đồ họa, những ý tưởng và thiết kế của bạn luôn được đưa ra ngoài cho người khác xem và kèm theo đó có cả những lời khen và phê bình, chỉ trích trái chiều. Những lời chỉ trích có thể mang ý tích cực hoặc tiêu cực, nếu bạn sẵn sàng chấp nhận, lời chỉ trích ấy sẽ khiến bạn rút ra được bài học quý giá và tiến bộ hơn trong sự nghiệp. Nếu đó là những lời ác ý, đừng để nó làm ảnh hưởng đến tâm trạng và suy nghĩ của bạn.
Thiết kế đồ họa hiện nay có nhu cầu tuyển dụng ngày càng nhiều nên bất cứ ai đã và đang theo học chuyên ngành này cũng có nhiều cơ hội. Nếu bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên thiết kế của một công ty thì cũng có thể đảm nhận các vai trò như thiết kế website, thiết kế đồ họa 2D, thiết kế nội thất. Vì vậy, nếu bạn yêu thích các thiết kế nhà ở và muốn tạo ra những công trình kiến trúc để đời thì cần nắm rõ được công việc nhân viên thiết kế nội thất cần đáp ứng yêu cầu và kỹ năng ra sao để tự hoàn thiện bản thân.
Không những vậy, trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng cũng sẽ đánh giá cao nếu bạn sở hữu những kỹ năng mềm thiết yếu. Do đó, đừng quên ghi 7 kỹ năng nhân viên thiết kế nhất định phải đưa vào CV xin việc mà JOBOKO.com giới thiệu để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhé.
MỤC LỤC:
1. Công việc của Graphic Designer
2. Yêu cầu về bằng cấp và kỹ năng
3. Làm sao để biết bạn có nên theo đuổi nghề thiết kế đồ họa không?