Các kỹ sư kinh tế xây dựng có thể làm việc cho khách hàng hoặc nhà thầu. Môi trường công tác của họ diễn ra ở cả văn phòng và công trường. Vai trò của họ là quản lý tất cả các chi phí liên quan đến dự án xây dựng, từ tính toán thiết kế ban đầu đến tổng chi phí sau khi dự án hoàn thành. Họ cũng phải tìm cách giảm thiểu chi phí và sử dụng ngân sách hợp lý, đồng thời đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng cần thiết cho công trình.
Nhiệm vụ của Kỹ sư Kinh tế Xây dựng là gì?
Kỹ sư kinh tế xây dựng đóng vai trò quan trọng, công việc của họ tác động tới nền tảng thành công cho các dự án xây dựng liên quan. Nếu chi phí quá hạn chế, chất lượng chung của dự án có thể bị ảnh hưởng, nếu chi quá nhiều, tiền vốn đầu tư có thể cạn kiệt trước khi công trình hoàn thành. Cân đối chi phí và hoạt động xây dựng là công việc chính của kỹ sư kinh tế xây dựng.
Tuỳ vào quy mô công trình, trách nhiệm của kỹ sư kinh tế xây dựng có thể khác nhau nhưng về cơ bản, họ phụ trách:
Kỹ sư kinh tế xây dựng là công việc yêu cầu trình độ chuyên môn cao và kỹ năng, kinh nghiệm làm việc vững chắc. Những gì bạn làm ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và thời hạn thi công của cả một công trình xây dựng lớn. Do đó, bạn phải có khả năng chịu trách nhiệm và tự tin khi ra quyết định.
Nhà tuyển dụng kỳ vọng ứng viên gửi CV xin việc kỹ sư ngành xây dựng đáp ứng được các tiêu chí sau:
Bên cạnh trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc, để trở thành một kỹ sư kinh tế xây dựng xuất sắc, bạn cần có những phẩm chất sau:
Để trở thành Kỹ sư Kinh tế Xây dựng cần những yếu tố nào?
Ngày nay, các kỹ sư kinh tế xây dựng hiện đại cần phải sẵn sàng nắm bắt các công nghệ mới. Ngoài các nền tảng quản lý dự án xây dựng, hãy theo kịp với công nghệ trong lĩnh vực này, chẳng hạn như phần mềm cộng tác với đồng nghiệp.
Công nghệ không chỉ giúp thúc đẩy truyền thông và giao tiếp hiệu quả mà còn đảm bảo những thay đổi thích hợp khi dự án có chuyển biến mới. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng phần mềm để kiểm tra thiết kế và tính toán, ước tính chi phí cho từng giai đoạn thi công.
Rõ ràng, trình độ chuyên môn của bạn sẽ ảnh hưởng đến con đường sự nghiệp như một kỹ sư kinh tế xây dựng của bạn. Tuy nhiên, những yếu tố đó chưa đủ để đảm bảo thành công. Bạn sẽ cần trau dồi kỹ năng mềm nếu muốn phát triển tốt hơn.
Kỹ sư kinh tế xây dựng không chỉ là về quản lý hậu cần của cơ sở hạ tầng xây dựng. Bạn cũng sẽ cần quản lý thời gian, nguồn lực hạn chế, giao tiếp với các đồng nghiệp, nhà thầu,... và truyền đạt thông tin rõ ràng trong các báo cáo. Do đó, bạn nên phát triển khả năng tổ chức, giao tiếp và lãnh đạo, tương tác tốt với mọi người cũng như xây dựng mối quan hệ tích cực.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể tham khảo thêm vị trí nhân viên kĩ thuật xây dựng. Đây là một trong số những việc làm được tuyển dụng phổ biến, hãy cùng tìm hiểu chi tiết từ mô tả công việc đến kỹ năng làm việc và cách ứng tuyển để có một công việc như mong đợi.
Ngành kỹ sư có rất nhiều vị trí công việc nên nếu bạn theo đuổi lĩnh vực này thì cũng sẽ không lo thiếu việc làm phù hợp. Ngoài công việc kỹ sư kinh tế xây dựng thì bạn cũng có thể tìm hiểu thêm nhiều vị trí khác như kỹ sư xây dựng, kỹ sư cầu đường, kỹ sư cơ khí,... Nếu bạn yêu thích công việc kỹ sư cầu đường thì hãy tìm hiểu kỹ lưỡng mô tả công việc để xem mình có phù hợp không nhé.
MỤC LỤC:
1. Mô tả công việc của Kỹ sư kinh tế xây dựng
2. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí Kỹ sư kinh tế xây dựng
3. Làm sao để trở thành một kỹ sư kinh tế xây dựng giỏi?
Đọc thêm: Học Kinh tế xây dựng ra làm gì? có dễ xin việc không?