Nhân viên kỹ thuật là gì? Cơ hội việc làm cho nhân viên kỹ thuật

28/10/2021 15:30
Nhân viên kỹ thuật có thể hiểu đơn giản là người thiết lập và vận hành các hệ thống máy móc, thiết bị, cơ sở hạ tầng trong các công ty, doanh nghiệp. Đây là một trong những công việc được nhiều bạn trẻ lựa chọn nhất trong thời gian gần đây bởi cơ hội việc làm rộng mở và thu nhập cũng khá ổn định.
Nhân viên kỹ thuật là một trong những vị trí việc làm khá hấp dẫn và thu hút được sự quan tâm của rất nhiều lao động trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, bạn có thực sự hiểu rõ nhân viên kỹ thuật là gì? Thường làm việc trong những lĩnh vực nào? Và đâu là ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng nhân viên kỹ thuật cao nhất hiện nay?
Mô tả công việc nhân viên kỹ thuật cụ thể là gì?

1. Nhân viên kỹ thuật là gì?

Nhân viên kỹ thuật là những người được đào tạo kiến thức chuyên môn về khoa học, công nghệ để vận dụng vào việc thiết kế, xây dựng, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống máy móc, thiết bị, phương tiện,...
Nếu như trước đây, nói đến kỹ thuật người ta sẽ nghĩ ngay đến những người làm việc với các loại máy móc hạng nặng thì ngày nay, quan niệm này đã không còn hoàn toàn chính xác. Kỹ thuật là một ngành khoa học khá rộng lớn và được ứng dụng vào nhiều ngành nghề khác nhau, từ những ngành công nghiệp nặng cho tới xây dựng, công nghệ thông tin, nông nghiệp, hóa sinh, hạt nhân,...
Vận dụng vốn kiến thức chuyên môn và kỹ năng của mình, nhân viên kỹ thuật sẽ góp phần tạo nên các sản phẩm, mô hình hoặc là những giải pháp để giải quyết các vấn đề tạm thời hoặc lâu dài. Những thành tựu trong công việc của nhân viên kỹ thuật có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Ví dụ, nhân viên kỹ thuật cơ khí góp phần thiết kế, lắp ráp các loại máy móc cơ khí dùng trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, hàng không vũ trụ,... Thành tựu của kỹ thuật hóa học, sinh học áp dụng vào chăm sóc sức khỏe; ....

2. Mô tả công việc của nhân viên kỹ thuật

Nhân viên kỹ thuật trong các công ty, doanh nghiệp thường phải đảm nhiệm các công việc như:
  • Xây dựng quy trình thiết kế, lắp đặt và đưa vào vận hành sản phẩm kỹ thuật.
  • Xây dựng quy trình bảo hành, bảo dưỡng sản phẩm sau khi đã đưa vào vận hành.
  • Tham gia đánh giá chất lượng sản phẩm trước, trong và sau khi hoạt động.
  • Quản lý mọi hồ sơ, giấy tờ liên quan đến sản phẩm: bản vẽ kỹ thuật, báo giá, báo cáo kiểm tra chất lượng,...
  • Đóng góp ý kiến nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm kỹ thuật.
  • Trực tiếp thực hiện việc lắp đặt, vận hành hoặc sửa chữa.
  • Xây dựng tiêu chuẩn cho các dự án kỹ thuật mới.
  • Khắc phục các sự cố về kỹ thuật trong quá trình làm việc.
  • Các công việc khác theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên.

Đọc thêm: Các việc làm vị trí Nhân viên kỹ thuật hấp dẫn

Triển vọng nghề nghiệp của nhân viên kỹ thuật

3. Cơ hội việc làm cho nhân viên kỹ thuật

Như đã nói ở trên, kỹ thuật là một trong những ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất hiện nay đặc biệt là khi nhu cầu trải nghiệm các thiết bị, máy móc thông minh ngày càng trở nên phổ biến. Những thành tựu của ngành kỹ thuật cũng đặt nền móng cho sự phát triển của rất nhiều ngành nghề khác, nhờ vậy mà luôn được ưu tiên đầu tư và phát triển.
Nhân viên kỹ thuật cũng có thể tìm được việc làm trong rất nhiều ngành nghề khác nhau. Tùy theo bằng cấp và trình độ chuyên môn mà có thể ứng tuyển vào các nhóm ngành như:
  • Kỹ thuật cơ khí: Lắp đặt, vận hành và sửa chữa, bảo dưỡng các hệ thống máy móc, thiết bị,...
  • Kỹ thuật xây dựng: Thiết kế và xây dựng các công trình nhà ở, cầu đường, cao ốc, sân bay, đường sắt,...
  • Kỹ thuật điện - điện tử - viễn thông: Nghiên cứu và phát triển hệ thống điện, mạch điện tử, cáp quang, hệ thống thông tin liên lạc,...
  • Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa: Nghiên cứu và phát triển các hệ thống tự động hóa, bộ điều khiến lập trình, hệ vi xử lý,...
  • Kỹ thuật hóa học: Làm việc trong các nhà máy lọc hóa dầu,...
  • Kỹ thuật dầu khí: Thiết kế công trình khai khác dầu khí, nghiên cứu sản phẩm từ dầu khí,...
  • Kỹ thuật năng lượng: Làm việc tại các nhà máy điện, doanh nghiệp quản lý và sử dụng năng lượng, các trung tâm nghiên cứu và phát triển nguồn năng lượng, ....
  • Kỹ thuật máy tính: Lập trình phần mềm nhúng cho điện thoại di động, máy tính bảng; thiết kế mạch điện - điện tử;...
  • Kỹ thuật hàng không: Làm việc cho các hãng hàng không.
Đây cũng là những nhóm ngành kỹ thuật có nhu cầu tuyển dụng cao nhất hiện nay. Hầu hết sinh viên ra trường đều có thể nhanh chóng tìm được việc làm. Tuy nhiên, tùy vào từng ngành nghề và mức độ kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn mà mức lương có thể sẽ khác nhau. Thu nhập của nhân viên kỹ thuật hiện nay dao động trong khoảng 6 - 25 triệu đồng/tháng. Các ngành kỹ thuật có mức lương cao nhất bao gồm điều khiển và tự động hóa, hàng không, dầu khí, máy tính và điện - điện tử.
Với những thông tin chia sẻ về việc làm nhân viên kỹ thuật trên đây, bạn đọc sẽ nắm rõ hơn về yêu cầu công việc để chuẩn bị kỹ lưỡng nhất có thể. Có rất nhiều công ty, doanh nghiệp tuyển nhân viên kỹ thuật lương cao, đa dạng kinh nghiệm nên ứng viên sẽ có nhiều cơ hội có được việc làm tốt. Tuy nhiên, bạn cũng cần biết cách lựa chọn và tạo CV xin việc nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp để "chinh phục" nhà tuyển dụng khó tính.

MỤC LỤC:
1. Nhân viên kỹ thuật là gì?
2. Mô tả công việc của nhân viên kỹ thuật
3. Cơ hội việc làm cho nhân viên kỹ thuật

Đọc thêm: Nhân viên kỹ thuật cần có những kỹ năng nào?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888