Mô tả công việc của Nhân viên thẩm định tín dụng

09/12/2020 14:30
Nhân viên thẩm định tín dụng còn được gọi với tên khác nhà nhân viên tái thẩm định, nhân viên quản lý rủi ro. Đây là một trong những vị trí quan trọng nhất trong các ngân hàng và công ty tài chính. Vậy nhân viên thẩm định tín dụng là làm gì?
Nhân viên thẩm định tín dụng có thể hiểu là những người đánh giá hồ sơ vay vốn tín dụng của các cá nhân, doanh nghiệp được nhân viên quan hệ khách hàng đưa lên. Họ sẽ xem xem hồ sơ có chính xác hay không, khách hàng có nguồn tài chính ổn định hay không, mục đích vay vốn có phù hợp hay không, ... trước khi quyết định phê duyệt hồ sơ. Nhân viên thẩm định tín dụng được chia thành thẩm định tín dụng cá nhân, thẩm định tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ và thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp lớn.

Nhân viên thẩm định tín dụng làm những công việc gì?

1. Mô tả công việc của nhân viên thẩm định tín dụng

Chuyên viên thẩm định tín dụng trong các ngân hàng sẽ đảm nhiệm những công việc như:

  • Tiếp nhận hồ sơ khách hàng từ nhân viên quan hệ khách hàng.
  • Thực hiện đánh giá hồ sơ dựa trên các phương diện: tư cách pháp lý; năng lực tài chính, mục đích vay, kế hoạch trả nợ, tài sản thế chấp...
  • Định giá tài sản thế chấp/tài sản bảo đảm của khách hàng trên cơ sở sự hợp tác với hộ phận định giá.
  • Chấm điểm xếp hạng tín dụng của khách hàng và hồ sơ.
  • Đánh giá mức độ rủi ro khi cấp tín dụng cho khách hàng.
  • Đưa ra quan điểm về việc đồng ý hay không đồng ý cho vay tín dụng.
  • Đề xuất phương án hạn chế rủi ro, xử lý nợ quá hạn.
  • Phối hợp với bộ phận quan hệ khách hàng và các bộ phận khác để xây dựng các gói tín dụng phù hợp.
  • Giám sát khách hàng (cùng với bộ phận quan hệ khách hàng) trong suốt quá trình cấp tín dụng.
  • Tham gia xây dựng và hoàn thiện quy trình thẩm định tín dụng.

2. Yêu cầu về bằng cấp, kỹ năng đối với nhân viên thẩm định tín dụng

Nhân viên thẩm định cần phải có bằng Cử nhân trở lên các chuyên ngành liên quan đến kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, đầu tư,... và phải có ít nhất 1 - 2 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành. Để làm được công việc này, họ cần phải nắm vững các kiến thức chuyên môn liên quan đến:

  • Tín dụng, tài chính, dịch vụ ngân hàng,...
  • Quy trình thẩm định tín dụng cơ bản.
  • Hình thức tín dụng (Bảo lãnh, chiết khấu, cho vay, ...).
  • Loại hình cho vay tín dụng (Ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn).
  • Phương thức tín dụng (Thấu chi, cho vay từng lần, ...).
  • Phương thức và phương tiện thanh toán quốc tế.
  • Phương thức định giá tài sản bảo đảm.
  • Phương thức đánh giá tài chính doanh nghiệp.
  • Quy định về tín dụng của Pháp luật.

Những yêu cầu về kỹ năng của nhân viên thẩm định tín dụng

Ngoài ra, chuyên viên thẩm định tín dụng cũng cần phải đáp ứng những yêu cầu về kỹ năng mềm khác như:

  • Thành thạo tin học văn phòng.
  • Kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập.
  • Kỹ năng phân tích tốt.
  • Chắc chắn, luôn đề cao tính an toàn trong công việc.
  • Trung thực.
  • Cẩn thận, tỉ mỉ.
  • Kỹ năng sắp xếp công việc một cách khoa học.

Trở thành nhân viên thẩm định dụng, bạn sẽ có cơ hội làm việc trong môi trường ổn định với mức thu nhập khá cao bởi ngân hàng thường có chế độ lương, thưởng tốt hơn nhiều so với những doanh nghiệp khác. Đặc biệt, cơ hội thăng tiến của bạn cũng rất lớn khi thể hiện được kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm tốt và dám thẳng thắn đưa ra ý kiến đánh giá trong quá trình làm việc.
Từ nhân viên thẩm định tính dụng, bạn sẽ có cơ hội trở thành chuyên viên chính, kiểm soát viên (sau 2 - 4 năm); Trưởng hoặc Phó phòng thẩm định tín dụng tại chi nhánh (sau 4 - 6 năm); Trưởng hoặc Phó phòng thẩm định tín dụng tại Hội sở (sau 6 - 8 năm) và các vị trí khác như Giám đốc khối thẩm định (sau 8 năm kinh nghiệm làm việc).
Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, ngoài nhân viên thẩm định tín dụng thì còn rất nhiều việc làm khác cho bạn lựa chọn. Tùy theo khả năng của mình mà bạn có thể ứng tuyển vào vị trí nhân viên tín dụng hay nhân viên thẩm định tín dụng. Trải qua quá trình rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm cho mình, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên vị trí cao hơn như trưởng phòng, phó phòng. Cơ hội việc làm ngành tài chính - ngân hàng luôn rộng mở nên chỉ cần bạn nỗ lực sẽ nhanh chóng có được vị trí mơ ước. Tham khảo thêm yêu cầu công việc nhân viên tín dụng và những mẫu CV xin việc giao dịch viên ngân hàng hay nhân viên thẩm định tín dụng để biết chi tiết hơn về việc làm này và ứng tuyển dễ dàng hơn nhé.
Xem thêm: Công việc của Nhân viên tín dụng là làm gì?

MỤC LỤC:
1. Mô tả công việc của nhân viên thẩm định tín dụng
2. Yêu cầu về bằng cấp, kỹ năng đối với nhân viên thẩm định tín dụng

Đọc thêm: Mô tả công việc của Nhân viên thẩm định

Đọc thêm: ​​Làm thế nào để được sếp tín nhiệm, giao thêm việc?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888