Momtrepreneur là xu hướng mới trong kinh doanh
Momtrepreneur, hay "mẹ doanh nhân" là một thuật ngữ tiếng lóng mô tả những người phụ nữ bắt đầu khởi nghiệp hoặc điều hành doanh nghiệp của họ trong khi cũng đóng vai trò là một người mẹ dành thời gian chăm sóc con cái. Momtrepreneur là từ ghép của "Mẹ" và "Doanh nhân". Dữ liệu nghiên cứu cho thấy Momtrepreneur có nhiều khả năng điều hành một doanh nghiệp gia đình hơn so với các hình thức kinh doanh khác.
Vì nghĩa vụ gia đình, các Momtrepreneur phải cân bằng các yêu cầu của việc điều hành một doanh nghiệp với việc nuôi dạy con cái. Họ có thể làm phần lớn công việc trong thời gian mà con cái họ không cần nhiều sự chú ý như khi chúng còn ở trường. Trên thực tế, việc kinh doanh của Momtrepreneur thường là nhỏ lẻ, chẳng hạn như bán hàng thủ công, kinh doanh online trên mạng xã hội hay các trang thương mại điện tử.
Momtrepreneur - những người đang nỗ lực làm quen, cân bằng giữa các nghĩa vụ công việc và gia đình đang tạo ra một xu hướng và được coi là dấu hiệu cho thấy không gian khởi nghiệp đang trở nên bình đẳng và bao trùm hơn, có thể được hiểu là một lợi ích cho nữ quyền. Tuy nhiên, đồng thời, thuật ngữ "Momtrepreneur" có thể bị coi là một kiểu xưng hô "xúc phạm" đối với các bà mẹ là chủ doanh nghiệp.
Trở thành Momtrepreneur là một xu hướng tương đối mới trong kinh doanh và nó đã trở nên nổi bật hơn trong thời đại trực tuyến, với Internet cho phép các doanh nhân bán sản phẩm ngay từ nhà của họ thay vì phải dựa vào nhiều yếu tố (địa điểm, giao thông, v.v.) như kinh doanh truyền thống. Bên cạnh đó, người phụ nữ cũng thông qua đó mà cho thấy họ giỏi giang hơn rất nhiều, thay đổi định kiến về việc phụ nữ không thể làm tốt cả 2 "chức trách" cùng một lúc.
Các nền tảng bán hàng hóa và dịch vụ trực tuyến đã phát triển trong thập kỷ qua, cho phép mọi người tự làm việc thoải mái, bán đồ thủ công hoặc đồ ăn handmade, bán lẻ bán sỉ các mặt hàng gia dụng, hàng tạp hóa, hoặc làm công việc freelance. Bởi vì các hoạt động tạo thu nhập này có thể được thực hiện với một lịch trình linh hoạt, điều đó có lợi cho nhiều người hơn, chẳng hạn như những bà mẹ bỉm sữa khó có thể đi làm ở bên ngoài vì có con nhỏ và phải chăm sóc gia đình.
Mặc dù vậy, dư luận vẫn có những phản ứng trái chiều về Momtrepreneur. Họ cho rằng có sự gia tăng các hoạt động marketing, đa cấp dành riêng cho phụ nữ. Nghĩa là, họ chỉ mang danh nghĩa "chủ sở hữu", "nữ doanh nhân" trong khi thực tế thì họ phải chịu sự chỉ đạo của các công ty mẹ. Trường hợp này thường đúng với những người đăng ký làm đại lý hoặc cộng tác viên cho công ty lớn.
Để hiểu rõ hơn về Momtrepreneur, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua một ví dụ cụ thể. Giả sử, một bà mẹ trẻ ở nhà đang muốn bắt đầu kinh doanh. Bởi vì chăm sóc trẻ em có thể tốn nhiều thời gian, cô quyết định tạo ra các hàng hóa thủ công trong khi bọn trẻ ngủ trưa hoặc vào buối tối muộn.
Một nơi tuyệt vời để trưng bày và bán những hàng hóa này là trên một trang Facebook hoặc website như Shopee, Lazada, v.v. - những nơi mà họ dễ dàng xử lý các việc tiếp thị, thương mại điện tử, vận chuyển,... đảm bảo giao dịch được tiến hành trơn tru, thuận tiện. Sự sắp xếp này có ý nghĩa rất lớn đối với Momtrepreneur vì cô ấy cần một lịch trình linh hoạt.
Còn có rất nhiều công việc mà bà mẹ bỉm sữa có thể đảm nhận. Dù họ bận rộn chăm sóc con cái thì vẫn có thể kiếm tiền gia tăng thu nhập cho bản thân. Top những công việc linh hoạt dành cho bà mẹ bỉm sữa tốt nhất bạn có thể tham khảo và lựa chọn sao cho có được công việc kinh doanh ưng ý.
Những Momtrepreneur có thể thực hiện việc kinh doanh như thế nào?
Các bà mẹ ở Việt Nam và khắp nơi trên thế giới đang dần trở thành những "influencer" - người có ảnh hưởng và những nữ doanh nhân quyền lực, đồng thời làm tốt chức trách của một người phụ nữ, một người mẹ với con cái và gia đình mình. Với lượng người theo dõi trực tuyến khổng lồ trên các trang mạng xã hội, những Momtrepreneur thông thái này đang tạo ra những "đế chế mini" trong thời gian ngắn và làm tăng doanh số bán hàng đến mức khiến nhiều người phải kinh ngạc.
Có những doanh nghiệp lớn hỗ trợ tối đa cho Momtrepreneur, nổi tiếng nhất thế giới là ngành công nghiệp tinh dầu. Hai thương hiệu tinh dầu lớn nhất của Mỹ là DoTerra và Young Living đều là các công ty tiếp thị đa cấp, yêu cầu khách hàng mới đăng ký dưới hình thức một nhà phân phối trực tiếp, thu lợi từ mỗi lần bán hàng cho cá nhân và tất cả những người đăng ký theo sau đó.
Những Momtrepreneur chỉ cần sử dụng tài khoản truyền thông xã hội cá nhân và bắt đầu tiếp cận khách hàng tiềm năng, bán sản phẩm. Họ gần như có mọi quyền chủ động trong giới thiệu, tư vấn và chốt đơn hàng. Thông qua đó, họ kiếm được lợi nhuận lớn và "tự làm chủ", dù chỉ làm việc trong thời gian rảnh.
Xem thêm: Công thức đơn giản để chốt đơn hàng dễ dàng hơn
Momtrepreneur là một xu hướng tích cực, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp và giúp giảm bất bình đẳng giới. Các bà mẹ có thể chứng minh năng lực của bản thân, nỗ lực vì một tương lai phát triển toàn diện, vừa chăm sóc con cái vừa kiếm tiền, đảm bảo chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, Momtrepreneur cần có nền tảng nhất định để đảm bảo việc kinh doanh diễn ra suôn sẻ và hạn chế sai sót hoặc nguy cơ bị lừa đảo.
MỤC LỤC:
1. Momtrepreneur là gì?
2. Những người mẹ doanh nhân có giúp giảm bất bình đẳng giới?
3. Ví dụ về các bà mẹ doanh nhân
4. Thời đại của các Momtrepreneur