Bạn đang tìm việc làm kiến trúc sư? Bạn muốn viết CV chuyên nghiệp nhất, thể hiện tư duy thiết kế kiến trúc và điểm mạnh một cách nổi bật nhưng gặp khó ở phần mục tiêu nghề nghiệp của
kiến trúc sư? Hãy cùng tìm hiểu cách viết chuẩn nhất với JobOKO nhé.
Nói tới nghề nghiệp kiến trúc sư, chúng ta thường nghĩ về một nghề đầy mộng mơ - sáng tạo nên những giấc mơ kiến trúc độc đáo, lưu lại những công trình thiết kế hàng trăm năm. Thế nhưng, thực tế công việc có phải toàn là màu hồng? Những nhân tài trong ngành xác định mục tiêu nghề nghiệp của kiến trúc sư như thế nào và phải nỗ lực bao nhiêu để thành công?
Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp Kiến trúc sư chuyên nghiệp
I. Mục tiêu nghề nghiệp của kiến trúc sư là gì?
Mục tiêu nghề nghiệp của kiến trúc sư được định nghĩa là mục tiêu phát triển cá nhân, mục tiêu đạt được các thành công trong lĩnh vực của bất kỳ ai đã và đang hoặc sắp làm việc trong vai trò kiến trúc sư. Thông thường, các mục tiêu nghề nghiệp của kiến trúc sư sẽ gắn với chuyên môn, ngành nghề và thành công được định nghĩa là thăng tiến, xây dựng được danh tiếng và thương hiệu cá nhân, tạo ra các công trình thiết ký ấn tượng trong thực tế hay giành được các giải thưởng thiết kế kiến trúc uy tín...
II. Cần cân nhắc gì khi xác định mục tiêu nghề nghiệp kiến trúc sư?
1. Mục tiêu nghề nghiệp kiến trúc sư giúp ích gì cho bạn?
Là một kiến trúc sư, nếu có thể rõ ràng về mục tiêu nghề nghiệp của mình, bạn sẽ:
- Không phải đối diện với những giai đoạn mông lung, mơ hồ trong sự nghiệp, hạn chế được thất bại trong tương lai do biết mình mong muốn gì và phải làm gì để đạt được, không lo đi sai hướng.
- Mục tiêu nghề nghiệp của kiến trúc sư cũng sẽ giúp ích trong việc tạo và duy trì nguồn cảm hứng sáng tạo, đa dạng hóa ý tưởng thiết kế.
- Thúc đẩy bạn chăm chỉ hơn, học hỏi và cạnh tranh hơn bằng chính phong cách thiết kế của mình, đồng thời không tự hạn chế bản thân theo suy nghĩ lối mòn trong kiến trúc.
- Tìm việc làm kiến trúc sư dễ hơn do thể hiện được quyết tâm và thuyết phục được NTD rằng bạn phù hợp với công việc và công ty.
2. Các bước xác định mục tiêu nghề nghiệp của kiến trúc sư
Ngay từ đầu bạn đã biết rõ mục tiêu mình hướng đến trong vai trò kiến trúc sư là gì thì cũng không có nghĩa là mục tiêu đó sẽ được duy trì mãi, đúng với tất cả các thời điểm trong sự nghiệp. Thực tế, sinh viên kiến trúc mới ra trường, người đã làm kiến trúc sư nhiều năm,... sẽ đặt ra mục tiêu khác nhau và có thể điều chỉnh, thay đổi khi cần. Cách xác định mục tiêu nghề nghiệp của kiến trúc sư như sau:
- Dựa theo sự am hiểu của bạn về thị trường tuyển dụng, liệu với bằng cấp và kinh nghiệm như bạn thì chỗ đứng ở đâu? Liệu có cơ hội thăng tiến như thế nào?
- Cá nhân bạn hy vọng, mong muốn, hình dung thế nào về tương lai - kiến trúc sư tài năng hay kinh doanh, quản lý?
- Bạn có thể đạt được mục tiêu trong thời gian bao lâu?
- Bạn còn thiếu những điều gì để trở thành một kiến trúc sư thành công như chính bạn kỳ vọng?
Chắc hẳn, sau khi xác định hết các thông tin trên, bạn có thể tự mình rõ ràng hơn về các mục tiêu nghề nghiệp kiến trúc sư của bản thân.
Tầm quan trọng của việc xác dịnh đúng mục tiêu nghề nghiệp kiến trúc sư
III. Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp của kiến trúc sư chi tiết
1. Tìm hiểu thông tin tổng quan về ngành kiến trúc, xây dựng
Bạn không thể chỉ "tưởng tượng" về các mục tiêu nghề nghiệp kiến trúc sư mà không quan tâm tới việc mục tiêu đó có thích hợp không, có khả năng thực hiện được hay không. Như đã đề cập, hiểu ngành kiến trúc sư thiếu nhân sự thế nào, yêu cầu của các NTD với những vị trí quản lý như trưởng phòng thiết kế, kiến trúc sư trưởng,... như thế nào, bạn sẽ viết lộ trình mục tiêu vào CV hợp lý, đồng thời từng bước học lấy chứng chỉ, tích lũy giải thưởng thiết kế kiến trúc để thăng tiến nhanh hơn.
Một kiến trúc sư có thể phát triển theo hướng kiến trúc sư công trình, kiến trúc sư sân vườn,... Sau đó mất ít nhất 5 năm để đảm nhiệm vai trò cấp cao hơn. Chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ ngoại ngữ, các chương trình học sau đại học,... có thể cần thiết cho thăng tiến sự nghiệp kiến trúc sư của bạn.
2. Viết mục tiêu nghề nghiệp của kiến trúc sư trong CV xin việc chuyên nghiệp
Từ mục tiêu cá nhân, bạn phải "tút tát" lại thông tin để quyết định sẽ ghi mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của kiến trúc sư thế nào vào CV. Độ dài, nội dung thông tin của phần này của CV có giới hạn nên đừng viết quá dài nhé hay "côm đồm" nhiều thông tin không liên quan.
Nguyên tắc viết mục tiêu nghề nghiệp kiến trúc sư trong CV như sau:
- Chắc chắn rằng những thông tin bạn đề cập là mục tiêu được cá nhân hóa - chính xác là mục tiêu nghề nghiệp kiến trúc sư của bạn.
- Mục tiêu có cân nhắc tới lộ trình sự nghiệp kiến trúc sư phổ biến, tránh "rút ngắn giai đoạn", viết mục tiêu khó đạt được thành mục tiêu ngắn hạn hoặc xác định mục tiêu quá đơn giản làm mục tiêu dài hạn.
- Định hướng phát triển chuyên môn và kỹ năng thiết kế kiến trúc, quy hoạch.
- Có thể chèn thêm thông tin về kinh nghiệm, học vấn hoặc thành tích nổi bật như giải thưởng kiến trúc đã đạt được.
- Viết rõ ràng, tốt nhất là trình bày thành 2 ý chính với 2 gạch đầu dòng.
Lưu ý, bạn nên tránh các lỗi phổ biến hay gặp, gồm có:
- Mục tiêu nghề nghiệp của kiến trúc sư nhưng không liên quan tới công việc thiết kế, kiến trúc, xây dựng.
- Chỉ đề cập tới tiền lương, thưởng, chế độ bạn kỳ vọng và các chức vụ bạn muốn thăng tiến.
- Không cho thấy tinh thần cầu tiền và mong muốn cống hiến, đóng góp cho công ty, chỉ tập trung vào mục tiêu nghề nghiệp kiến trúc sư của bản thân.
- Viết vào CV các mục tiêu không thể đạt được hoặc chưa phù hợp với kinh nghiệm thực tế (ví dụ bạn vừa tốt nghiệp thì trở thành viện trưởng viện kiến trúc sau 5 năm sẽ là mục tiêu không hợp lý).
Mục tiêu nghề nghiệp Kiến trúc sư nên đề cập thế nào để gây ấn tượng?
IV. Gợi ý viết mục tiêu nghề nghiệp của kiến trúc sư theo kinh nghiệm (kèm mẫu)
1. Mục tiêu nghề nghiệp của kiến trúc sư mới ra trường
Kiến trúc sư vừa tốt nghiệp thì mục tiêu nghề nghiệp tốt nhất để hướng đến vẫn là học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, từng bước định hình phong cách thiết kế của mình. Bạn có thể khoan vội đề cập tới mục tiêu dài hạn:
- Kiến trúc sư vừa tốt nghiệp loại giỏi tại Đại học Kiến trúc Hà Nội, mạnh về kỹ năng thiết kế kiến trúc xây dựng, có trải nghiệm tham gia một số dự án kiến trúc quy mô nhỏ vào năm cuối đại học, mong muốn được thử thách bản thân, mang đến những đóng góp hữu ích và mới mẻ cho bộ phận thiết kế của công ty.
- Chăm chỉ và cầu tiến, mục tiêu lớn nhất của tôi là học tập từ những kiến trúc sư xuất sắc tại công ty, lấy được chứng chỉ hành nghề kiến trúc sau 3 năm.
2. Mục tiêu nghề nghiệp của kiến trúc sư ít kinh nghiệm
Viết mục tiêu nghề nghiệp của kiến trúc sư ít kinh nghiệm, bạn có thể vừa cho thấy mong muốn học hỏi để phát triển bản thân, vừa thể hiện tham vọng với các mục tiêu ngắn hạn và trung hạn:
- Kiến trúc sư thiết kế quy hoạch có gần 2 năm làm việc tại văn phòng thiết kế, tập trung vào các công trình dân dụng và tòa nhà văn phòng, nhạy bén với xu hướng kiến trúc, kỳ vọng được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp với các dự án lớn trong tương lai.
- Sáng tạo và nhiều ý tưởng, kỹ năng vẽ thiết kế giỏi, tôi đặt mục tiêu có thể đóng góp cho công ty qua các thiết kế thực tế và có khả năng thăng tiến lên kiến trúc sư trưởng sau 4 năm làm việc.
3. Mục tiêu nghề nghiệp của kiến trúc sư nhiều kinh nghiệm
Trong nghề kiến trúc, kiến trúc sư nhiều kinh nghiệm thường sẽ là những ai đã làm việc trong vai trò này từ 3 - 5 năm trở lên. Kinh nghiệm của bạn cũng đồng nghĩa là với danh tiếng, trình độ, quan hệ nên hãy làm nổi bật thế mạnh kinh nghiệm khi viết mục tiêu nghề nghiệp của kiến trúc sư nhé:
- Với 4 năm kinh nghiệm làm việc tại Viện Kiến trúc, tôi có kỹ năng thiết kế cảnh quan xuất sắc với một số giải thưởng cuộc thi thiết kế trong nước và quốc tế, mong muốn được thử thách bản thân trong môi trường thương mại.
- Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư hạng II và phong cách thiết kế độc đáo, mục tiêu ngắn hạn của tôi là trở thành kiến trúc sư trưởng sau 2 năm làm việc và thăng tiến lên các vai trò quản lý cấp cao khác trong công ty sau 4 - 6 năm làm việc.
4. Mục tiêu nghề nghiệp kiến trúc sư thiết kế
- Kiến trúc sư trẻ có hơn 3 năm kinh nghiệm, chuyên về thiết kế kiến trúc tòa nhà dân dụng và trung tâm thương mại, tự tin dùng khả năng vẽ thiết kế chuyên nghiệp để mang tới những thành tựu tích cực cho công ty.
- Nâng cao kỹ năng thiết kế, kiến thức về quy hoạch, thăng tiến lên kiến trúc sư trưởng sau 3 năm.
Tham khảo các mẫu mục tiêu nghề nghiệp Kiến trúc sư theo từng đối tượng cụ thể
5. Mục tiêu nghề nghiệp kiến trúc sư cảnh quan
- Kiến trúc sư có 2 năm làm thiết kế cảnh quan, họa viên, tham gia nhiều dự án thiết kế sân vườn, cảnh quan cho các khu đô thị như... Mong muốn được phát triển bản thân trong môi trường chuyên về thiết kế kiến trúc cảnh quan, học hỏi và nâng cao kỹ năng chuyên môn về vẽ thiết kế, phong thủy, cảnh quan nói chung.
- Nỗ lực, nghiêm túc với công việc, mục tiêu sớm có được chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư sau 3 năm, chứng minh được năng lực để thăng tiến lên trưởng phòng thiết kế kiến trúc sau 5 - 7 năm tới.
Trên đây là một số mẫu cách viết mục tiêu nghề nghiệp của kiến trúc sư theo kinh nghiệm và vị trí cụ thể bạn có thể tham khảo. Bên cạnh đó, hãy tìm hiểu và học cách trả lời câu hỏi phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp để sẵn sàng với cơ hội công việc hơn nhé.
Hy vọng rằng những thông tin JobOKO vừa giới thiệu với bạn về cách viết mục tiêu nghề nghiệp của kiến trúc sư sẽ giúp bạn dễ dàng hình dung và hoàn thành CV của mình ấn tượng nhất. Chúc bạn thành công có được việc làm kiến trúc sư như ý!
MỤC LỤC:
I. Mục tiêu nghề nghiệp của kiến trúc sư là gì?
II. Cần cân nhắc gì khi xác định mục tiêu nghề nghiệp kiến trúc sư?
III. Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp của kiến trúc sư chi tiết
IV. Gợi ý viết mục tiêu nghề nghiệp của kiến trúc sư theo kinh nghiệm (kèm mẫu)
Đọc thêm: Mục tiêu nghề nghiệp có thực sự quan trọng? làm gì để tạo mục tiêu phù hợp?
Đọc thêm: Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp