Các kỹ năng mềm quan trọng như tư duy sáng tạo, hiểu tâm lý khách hay khả năng lập kế hoạch, xây dựng chiến dịch tiếp thị... đều là những mảnh ghép quan trọng để một chuyên viên marketing hoàn thiện mình. Bên cạnh chuyên môn, khi bạn càng thành thạo kỹ năng mềm thì bạn sẽ càng có thêm nhiều cơ hội để thành công, thăng tiến. Đây cũng là lý do vì sao mà ngay từ bước tuyển dụng, nhiều doanh nghiệp hay agency đều chú ý tìm kiếm ứng viên có kỹ năng mềm xuất sắc.
Chuyên viên Marketing cần có những kỹ năng mềm nào để hoàn thành tốt công việc?
Khả năng sáng tạo được xem là yêu cầu hàng đầu nếu bạn muốn trở thành một chuyên viên marketing chuyên nghiệp. Cho dù đó là tiếp thị sản phẩm qua phương tiện truyền thông hay truyền tải thông điệp trực tiếp đến khách hàng thì các marketer buộc phải khám phá ra những cách tiếp cận mới, độc đáo để gây được tiếng vang lớn. Nhất là khi nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, nếu không bắt kịp xu hướng và tạo nên hướng đi mới, bạn sẽ rất dễ bị tụt lại, giảm hoặc mất đi sức cạnh tranh trên thị trường.
Muốn tiếp cận và định hướng khách hàng tiềm năng - những nhiệm vụ chính của một người làm tiếp thị thì trước hết, bản thân chuyên viên marketing cần đứng ở cương vị của khách để suy nghĩ. Trước hết, hãy thử trả lời câu hỏi: "Điều gì thúc đẩy một người đưa ra quyết định mua hàng?" hoặc "Liệu mình có thể tiếp cận họ trong giai đoạn nào? - khi người ta chưa có ý tưởng gì về hành động mua hay khi họ bày tỏ sự quan tâm?"...
Khả năng phán đoán tâm lý của đối phương trực tiếp liên quan đến trí tuệ xúc cảm. Điều này trong tiếp thị cũng có nghĩa là nắm bắt tâm lý khách hàng để quảng cáo sản phẩm và biến khách hàng tiềm năng thành doanh số bán hàng. Nói cách khác, mức độ hiệu quả của quá trình phán đoán cảm xúc người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành công của công ty bạn.
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực marketing cho biết những hoạt động như nghiên cứu người tiêu dùng, quan sát và phân tích dữ liệu về xu hướng xã hội sẽ giúp các marketer thực sự thấu hiểu được khách hàng. Nếu làm tốt điều này thì bạn chắc chắn sẽ thành công trong vai trò chuyên viên marketing.
Chúng ta đang sống trong thời đại của công nghệ. Marketing cũng chuyển từ các hình thức truyền thống sang digital marketing (tiếp thị kỹ thuật số). Bản thân một chuyên viên marketing nếu không có khả năng sử dụng kỹ năng công nghệ vào công việc thì chắc chắn xin việc đã khó mà đi làm rồi cũng sẽ rất dễ bị đào thải.
Từ nội dung số cho website hay trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram; từ việc thiết kế hình ảnh, chỉnh sửa video đến chạy quảng cáo,... đều sẽ cần kỹ năng của bạn. Tất cả đều giúp bạn không chỉ rút ngắn thời gian làm việc mà còn đảm bảo cả chất lượng cho các dự án truyền thông, marketing.
Kỹ năng công nghệ không thể thiếu đối với một chuyên viên Marketing
Bên cạnh tư duy sáng tạo thì kỹ năng giao tiếp cũng chính là tiêu chí quan trọng đối với một chuyên viên marketing giỏi. Cụ thể, tùy thuộc vào đặc điểm đối tượng khách hàng mà công ty hướng tới, bạn sẽ lại cần làm chủ một số phương tiện giao tiếp như trò chuyện trực tiếp, qua email, điện thoại, tin nhắn,... Làm thế nào để tiếp cận và thuyết phục được khách hàng tiềm năng thông qua giao tiếp là nhiệm vụ lớn nhất của bạn với tư cách là một chuyên viên marketing.
Bên cạnh đó, việc điều chỉnh giao tiếp cũng sẽ có lợi khi bạn thực hiện các dự án tiếp thị cho khách hàng doanh nghiệp, cửa hàng... Lắng nghe yêu cầu, mong muốn và ngân sách của họ, lên kế hoạch cho các chiến dịch tiếp thị đó, thuyết phục họ đồng ý với ý tưởng của bạn - tất cả đều cần khả năng thuyết trình, đàm phán.
Không thể phủ nhận một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất với chuyên viên marketing chính là kỹ năng lập kế hoạch và quản lý dự án. Công việc chính của bạn sẽ xoay quanh các chiến dịch tiếp thị, dự án truyền thông, xây dựng thương hiệu. Bạn không thể làm tốt nếu cứ để mọi thứ lộn xộn. Một chuyên viên marketing có kinh nghiệm và tư duy sắc bén chắc chắn sẽ biết cách chuẩn bị cho từng giai đoạn từ khâu lên ý tưởng tới phân chia công việc, nhiệm vụ và thực hiện, khắc phục cũng như đánh giá hiệu quả tổng thể.
Khả năng lãnh đạo được coi là một trong những yếu tố mang tính chất thành bại đối với sự nghiệp của một người. Trong khi với một số người, đây là tố chất bẩm sinh thì không ít người phải rèn luyện rất nhiều để làm chủ được kỹ năng này. Dù thế nào đi nữa thì bạn cũng phải thể hiện được năng lực của bản thân cũng như tầm nhìn, thái độ tích cực mà cấp dưới có thể noi theo. Chỉ có như thế, bạn mới thuyết phục được cấp trên rằng mình có khả năng chịu trách nhiệm, trong khi đồng nghiệp của bạn cũng tin phục bạn.
Dễ dàng nhận thấy được marketing là một lĩnh vực có nhịp độ nhanh cùng tính cạnh tranh cao. Do đó, kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả để hoàn thành tốt yêu cầu của dự án là điều không thể xem nhẹ. Hơn nữa, vì đặc thù công việc của nghề này tương đối linh hoạt về giờ giấc làm việc nên quản lý thời gian lại càng là yếu tố cốt lõi để duy trì tinh thần tự giác của bản thân.
Nâng cao kỹ năng mềm cho chuyên viên Marketing khó hay dễ?
Biết rằng kỹ năng mềm là quan trọng, quyết định cả con đường thăng tiến của bạn nhưng thực tế thì bạn gần như chẳng thể dành nhiều thời gian để đi học các lớp kỹ năng. Hơn nữa, mỗi ngành nghề đều có đặc thù riêng, dù học lý thuyết chung chưa chắc đã áp dụng được vào thực tế. Vậy, lúc này bạn nên làm gì nếu muốn thăng chức, thành công trong nghề marketing?
Đáp án phụ thuộc vào việc bạn có nhận thức được mình hay không và có sẵn sàng hành động để thay đổi hay không. Học hỏi, rèn luyện từ công việc thực tế là cách tốt nhất để phát triển kỹ năng mềm cho chuyên viên marketing. Một số mẹo dành cho bạn là:
Có thể thấy, những kỹ năng mềm quan trọng như tư duy sáng tạo, lãnh đạo, am hiểu công nghệ thông tin, v.v. đang góp phần quan trọng để tạo nên một chuyên viên marketing giỏi. Các kỹ năng này hoàn toàn có thể được cải thiện trong quá trình làm việc. Mong rằng những thông tin mà JOBOKO.com vừa mang đến sẽ hữu ích cho bạn từ khi xin việc tới khi xây dựng nền tảng sự nghiệp từ vị trí chuyên viên marketing.
MỤC LỤC:
I. Top kỹ năng mềm hàng đầu cho chuyên viên marketing
II. Rèn luyện kỹ năng mềm từ công việc thực tế