Thị trường làm việc ngày càng cạnh tranh khốc liệt nên không quá khó hiểu khi mọi ứng viên đều muốn PR cho bản thân bằng những lời "có cánh" trong CV. Tuy nhiên ranh giới giữa những lời nói bóng bẩy và lời nói dối lại rất mong manh. Nói dối trong CV xin việc sẽ đem đến những hậu quả nghiêm trọng hơn bạn tưởng tượng, vì vậy hãy thật thà ngay từ đầu vì đây cũng một đức tính được các nhà tuyển dụng coi trọng.
Lý do không nên nói dối trong CV xin việc
Theo một nghiên cứu mới đây, có tới 14% người tìm việc làm thừa nhận đã từng nói dối trong CV xin việc và 13% nói rằng họ đã từng xem xét đến việc này. Tuy nhiên, đây là một hành động mạo hiểm bởi đa số các nhà tuyển dụng đều có thể dễ dàng lật tẩy những lời nói dối đó.
Một khi những lời nói dối trong CV bị phát hiện, nếu nghiêm trọng bạn có thể bị sa thải hoặc thậm chí là chịu trách nhiệm pháp lý. Kể cả bạn vẫn giữ được công việc của mình thì danh tiếng của bạn cũng hoàn toàn bị hủy hoại.
Tóm lại, việc nói dối trong CV không hề được khuyến khích và đôi khi còn là hành vi bất hợp pháp. Vì vậy, hãy thận trọng với những lời "sáng tạo" trong CV xin việc vì đôi khi điều đó sẽ dẫn đến một câu chuyện hoàn toàn khác.
Tất nhiên là không nên nói dối về các sự kiện thực tế như bằng cấp, số năm kinh nghiệm hay vị trí công việc trước đây của bạn. Tuy nhiên, bạn có thể nâng cao một số khía cạnh nhất định trong CV của mình nếu không muốn nhà tuyển dụng thấy được những khoảng thời gian trống không có hoạt động gì nổi bật.
Ví dụ, khi bạn bắt đầu một khóa học và chưa hoàn thành nó, hãy viết rằng bạn đang muốn bắt đầu tiến vào thế giới công việc. Ngoài ra, khoảng thời gian thất nghiệp cũng sẽ được các nhà tuyển dụng nhìn nhận với thái độ tích cực hơn khi bạn nói rằng mình đã làm những điều có ích trong khoảng thời gian đó như đi du lịch và trải nghiệm các nền văn hóa khác nhau. Vì sau cùng, mọi người khó có thể kiểm chứng những điều này.
Dẫu vậy, ứng viên cũng cần phải thật cẩn thận với những lời "sáng tạo" này bởi nếu không may bạn sẽ gặp một nhà tuyển dụng có chung sở thích với những điều bạn đã viết trong CV thì rất dễ để lộ sơ hở.
Thổi phồng kỹ năng mình có sẽ khiến bạn dễ rơi vào tình thế khó khăn. Chẳng hạn bạn chỉ biết sử dụng Python ở mức cơ bản nhưng lại viết rằng mình đã thành thạo kỹ năng này. Khi được yêu cầu áp dụng vào công việc nâng cao liên quan đến ngôn ngữ lập trình Python thì làm thế nào để xử lý? Vì vậy, hãy luôn thực tế và trung thực với kỹ năng mà mình có.
Ngoài ra, bạn cũng cần phân biệt chính xác định nghĩa của các kỹ năng mềm khác. Ví dụ như giữa "kinh nghiệm lãnh đạo" và "trách nhiệm quản lý". Kinh nghiệm lãnh đạo có thể đơn giản chỉ là bạn hướng dẫn một nhân viên mới những điều cần làm trong văn phòng, trong khi trách nhiệm quản lý thể hiện rằng bạn nắm giữ một vai trò xác định và được đào tạo đầy đủ.
Điều đầu tiên mà ứng viên không bao giờ nên nói dối trong CV là tiền án của mình. Đây là điều chắc chắn sẽ xuất hiện trong quá trình thẩm tra lý lịch. Nếu bạn đã từng có tiền án trong quá khứ, việc thành thực điều này trong CV chưa chắc đã khiến nhà tuyển dụng loại bạn ra khỏi danh sách ứng viên nhưng chính việc bạn che giấu nó sẽ làm điều này. Dù sao nhà tuyển dụng cũng có thể dễ dàng tìm hiểu ra, vì vậy trung thực ngay từ đầu sẽ có lợi cho bạn.
Điều tiếp theo mà bạn nên thành thực đó là về những kỹ năng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của bạn cũng như của những người khác. Ví dụ như thành thạo một loại máy móc nhất định hoặc các vai trò chăm sóc sức khỏe khác nhau.
Cách khắc phục khi trót nói dối trong CV xin việc
Cuối cùng, nói dối rằng mình đã từng đảm nhận một số công việc đặc biệt cũng là bất hợp pháp. Ví dụ, ở Mỹ, ứng viên sẽ bị kết tội nếu nói dối rằng mình đã từng phục vụ trong quân đội. Ngoài ra, hãy cẩn thận với một số chức danh dễ gây nhầm lẫn. Ví dụ, kế toán viên có thể là một thuật ngữ phổ biến để chỉ bất kỳ ai làm việc tại một công ty kế toán với bất cứ trình độ nào, tuy nhiên một Kế toán Công chứng lại là một chuyên gia có đăng ký và có trách nhiệm giải trình.
Nếu bạn đã gửi CV đi nhưng chưa được phỏng vấn hay làm bài kiểm tra năng lực nào, hãy báo cho nhà tuyển dụng biết bạn đã mắc một số lỗi trong CV và muốn nộp lại. Nếu không, hãy xem xét đến việc rút hẳn hồ sơ xin việc vì ít nhất bạn sẽ duy trì được danh tiếng của mình.
Thay vì bịa chuyện, hãy cố gắng tập trung vào những gì bạn giỏi và điều chỉnh sao cho phù hợp với vị trí ứng tuyển nhất có thể. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, hãy chủ động tham gia một số hoạt động tình nguyện để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng sự sẵn lòng và nhiệt tình của mình. Điều này sẽ khiến CV của bạn tuyệt vời hơn nhiều so với việc nói dối.
Bất kỳ ứng viên nào cũng đều muốn cho nhà tuyển dụng thấy được CV xin việc ấn tượng và nổi bật nhất có thể. Hãy làm điều này bằng những cách tích cực thay vì nói dối bởi bạn sẽ không bao giờ có thể lường trước được những hậu quả sẽ xảy ra. Với những thông tin được chia sẻ phía trên, Joboko.com mong rằng bạn sẽ có một CV xin việc ấn tượng và trung thực.
MỤC LỤC:
1. Cái giá phải trả khi nói dối trong CV xin việc
2. Hãy sáng tạo có giới hạn
3. Trung thực với những kỹ năng mình có
4. Những điều tuyệt đối không được nói dối trong CV xin việc
Đọc thêm: Nói dối trong CV xin việc: Lỗi sai nghiêm trọng mà 50% ứng viên mắc phải
Đọc thêm: Dấu hiệu giúp nhà tuyển dụng phát hiện ứng viên nói dối trong cuộc phỏng vấn