Nếu phát hiện những dấu hiệu này trong CV của ứng viên, nhà tuyển dụng cần lưu ý

20/12/2021 09:30
Tuyển dụng nhân viên có trình độ, kỹ năng và phù hợp với môi trường làm việc, văn hoá công ty là trách nhiệm của tất cả các nhà tuyển dụng. Nếu phát hiện những dấu hiệu này trong CV của ứng viên, nhà tuyển dụng cần lưu ý để không đưa ra quyết định sai lầm khi chọn lọc hồ sơ xin việc.

Sau khi đăng thông báo tuyển dụng, mỗi nhà tuyển dụng đều cần kiểm tra từng CV, thư xin việc mà ứng viên gửi đến một cách cẩn thận. Nhà tuyển dụng muốn tìm thấy ứng viên phù hợp nhất với doanh nghiệp, ít nhất là trong các thông tin hiển thị trên giấy tờ. Vậy trong một đánh giá toàn diện về các ưu tiên và quy trình kiểm tra CV cho nhà tuyển dung, làm thế nào để phát hiện các thông tin gian lận hoặc hồ sơ ứng viên không phù hợp?

Những điều nhà tuyển dụng cần lưu ý khi đánh giá CV xin việc của ứng viên

Dấu hiệu nhà tuyển dụng cần lưu ý khi đánh giá CV của ứng viên

1. Khoảng cách giữa các công việc quá xa

Nhà tuyển dụng cần theo dõi những khoảng trống trong lịch sử việc làm của ứng viên. Những khoảng trống này bao gồm khoảng cách giữa các vị trí công việc khác nhau, nếu chúng cách nhau quá xa, bạn cần hỏi rằng tại sao lại như vậy và ứng viên đã làm gì trong khoảng thời gian đó. Một dấu hiệu khác cho thấy ứng viên có thể không phù hợp là họ cố tình tránh liệt kê ngày tháng trong CV.
Khoảng cách giữa các công việc không phải là trở ngại lớn và khiến một nhà tuyển dụng ngay lập tức loại bỏ CV đó nhưng nếu ứng viên không giải thích được khoảng trống đó, hãy hỏi lại họ trong cuộc phỏng vấn. Các lý do bạn có thể chấp nhận gồm có ốm đau, công việc gia đình, theo học các chương trình bổ sung hoặc tình huống bất khả kháng (dịch bệnh, thiên tai).

2. CV sai chính tả, ngữ pháp và dấu câu

Một ứng viên chuyên nghiệp sẽ chú ý đến các chi tiết như ngữ pháp, chính tả và dấu câu. Nếu họ có những lỗi cơ bản như vậy trong CV, nhà tuyển dụng nên chú ý vì đó có thể là dấu hiệu thể hiện sự thiếu cẩn thận hoặc không coi trọng vai trò công việc.

3. Không chú ý đến nội dung chi tiết của CV

Chú ý đến từng chi tiết sẽ mang lại ấn tượng chung về sự cẩn thận của ứng viên, đồng thời cung cấp một bức tranh toàn cảnh hơn về tính cách người đó. Có những người vì sự cẩu thả mà gửi CV cho công ty A nhưng lời chào hoặc thư xin việc lại viết tên công ty B.
Bên cạnh đó, dữ liệu trong CV cũng phải đầy đủ và chính xác dù không trình bày quá dài. Dù chỉ là những điều rất nhỏ nhưng mỗi chi tiết đều phản ánh sự chuyên nghiệp của người tìm việc. Nếu ứng viên gửi hồ sơ quá sơ sài, nhà tuyển dụng nên cân nhắc lại.

4. CV thể hiện một sự nghiệp thụt lùi, thất bại

Thông thường, CV của một ứng viên không ngừng học hỏi, tiến bộ và có sự nghiệp phát triển tốt sẽ bao gồm những mốc thời gian với chức danh công việc lớn dần (từ nhân viên lên trưởng nhóm, quản lý,...). Tuy nhiên, với một số người không có năng lực, trình độ, sự nghiệp của họ có thể sẽ mãi ở một chức vụ hoặc không có tiến triển gì khác, không học được gì mới và cũng khó tìm cơ hội công việc tốt hơn.
Dĩ nhiên, những dấu hiệu này trong CV xin việc cũng không hoàn toàn là vì ứng viên kém cỏi, đôi khi chỉ đơn giản là họ gặp những vấn đề bất khả kháng hoặc do các điều kiện khách quan khác. Ví dụ, từ trưởng phòng ở một công ty nhỏ, ứng viên "rớt xuống" làm trưởng nhóm trong doanh nghiệp lớn hoặc họ bị sa thải vì công ty gặp khó khăn tài chính,... Nhà tuyển dụng cần xem xét một cách cẩn thận, tránh đưa các giả định khiến bỏ lỡ ứng cử viên đủ điều kiện.

5. Không tuân theo chỉ dẫn

Nhiều nhà tuyển dụng có yêu cầu cụ thể với định dạng CV hoặc thư xin việc, tên tiêu đề email xin việc,... nhưng vẫn có ứng viên không tuân theo. Trong trường hợp này, nhà tuyển dụng có khả năng ngay lập tức loại bỏ CV của họ. Một ứng viên phù hợp trước hết phải là người đọc hiểu những yêu cầu và nghiêm túc tuân thủ. Điều này không chỉ thể hiện sự tôn trọng mà còn cho thấy sự chuyên nghiệp.

Một số dấu hiệu trong CV xin việc của ứng viên nhà tuyển dụng cần xem xét kỹ

6. Không tuỳ chỉnh CV theo mô tả công việc của nhà tuyển dụng

Đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng nhất đối với nhà tuyển dụng khi chọn lọc CV của ứng viên. Đầu tiên, những ứng viên không đủ tiêu chuẩn cho các vị trí có xu hướng spam nhà tuyển dụng với CV và thư xin việc gửi tràn lan khắp nơi. Bản thân những ứng viên này không hề chắc chắn vì thế họ không muốn dành thời gian, năng lượng để tuỳ chỉnh CV và thư xin việc.
Khi CV và thư xin việc được tùy chỉnh, ứng viên muốn nói với bạn rằng họ đã nghiên cứu và tìm hiểu về công ty. Họ cũng tự động liên kết với các kỹ năng của bản thân, thể hiện kiến thức về khách hàng và sản phẩm mà công ty kinh doanh, đồng thời cho thấy quyết tâm đóng góp cho sự phát triển sau này.

7. Lịch sử việc làm bất thường

Như thế nào là một lịch sử làm việc bất thường? Là khi ứng viên thay đổi nghề nghiệp liên tục và xu hướng vẫn không có dấu hiệu dừng lại: công việc mà họ ứng tuyển khác hoàn toàn với các việc họ làm trước đây. Điều này có thể cho thấy ứng viên không biết bản thân đam mê gì và muốn phát triển theo hướng nào. Ứng viên không có định hướng rất khó kiên trì và phối hợp trong công việc thực tế.

Cách phát hiện ứng viên nói dối trong cuộc phỏng vấn

Có những dấu hiệu bất thường được đề cập trong CV xin việc, nhà tuyển dụng cần cân nhắc kỹ càng để tránh lựa chọn hồ sơ sai. Dù trong phỏng vấn hay viết CV thì ứng viên cũng để lộ nhiều sơ hở cho thấy họ không trung thực. Vì vậy, nếu thấy một số dấu hiệu dưới đây, nhà tuyển dụng hãy thận trọng để phát hiện và đưa ra lựa chọn ứng viên sáng suốt.

MỤC LỤC:
1. Khoảng cách giữa các công việc quá xa
2. CV sai chính tả, ngữ pháp và dấu câu
3. Không chú ý đến nội dung chi tiết của CV
4. CV thể hiện một sự nghiệp thụt lùi, thất bại
5. Không tuân theo chỉ dẫn
6. Không tuỳ chỉnh CV theo mô tả công việc của nhà tuyển dụng
7. Lịch sử việc làm bất thường

Đọc thêm: Nói dối trong CV xin việc: Lỗi sai nghiêm trọng mà 50% ứng viên mắc phải

Đọc thêm: Đừng dại gì mà "chém gió" trong CV xin việc

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888