Nghề thu hồi nợ và những thách thức không phải ai cũng hiểu

01/05/2022 07:17
Thu hồi nợ là một công việc dễ bị hiểu nhầm, được coi như "dân anh chị" hay nghề "hái ra tiền". Đồng thời, theo đuổi ngành này, bạn phải đối mặt với nhiều thách thức mà thường thì những người làm trong vai trò khác không thể hiểu được.

Khi nói đến các công việc liên quan đến thu hồi nợ, hầu hết mọi người dễ nghĩ theo hướng tiêu cực nhưng về bản chất, họ chỉ đang giúp những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đòi lại khoản tiền thuộc về họ. Trong một xã hội có tính di động cao như hiện nay, việc tìm kiếm, liên hệ và xác định vị trí của các "con nợ" trở nên khó khăn hơn bao giờ hết và vì vậy mà nhiệm vụ của những người làm nghề thu hồi nợ cũng khó khăn hơn.

Khó khăn khi làm nghề thu hồi nợ là gì?

I. Những hiểu lầm về nghề thu hồi nợ

1. Thu hồi nợ là một vai trò "hái ra tiền"

Thu hồi nợ là một công việc và do đó, không có chuyện thu nhập của những người làm nghề này không giới hạn. Bạn sẽ có mức lương cơ bản, thường là dưới 10 triệu/tháng, cộng với phần trăm từ các khoản nợ thu hồi được. Không có việc làm nào hái ra tiền mà không cần bỏ ra thời gian, công sức, nỗ lực và vượt qua áp lực.

2. Những người làm nghề thu hồi nợ đều là "dân anh chị"

Một định kiến khác với nghề thu hồi nợ là mọi người dễ cho rằng chỉ những đối tượng đặc biệt mới làm được công việc này, chẳng hạn như người học võ, người cứng rắn, thậm chí là "ghê gớm" mới xử lý được các tình huống phát sinh và buộc con nợ thanh toán. Vậy thực tế thì sao? Nghề thu hồi nợ là một vai trò tuân thủ luật pháp nên không có việc dùng vũ lực ép buộc, đe dọa con nợ, cũng không cần người có các kỹ năng đó.
Về cơ bản, những ai làm thu hồi nợ đều cần có hiểu biết cơ bản về luật và quy định, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ hợp pháp, liên hệ và tiếp cận với con nợ, thuyết phục và yêu cầu họ thanh toán các khoản nợ thương mại.

II. Các thách thức lớn của nghề thu hồi nợ

1. Thiếu thông tin liên lạc hiện tại của con nợ

Việc thu hồi nợ có thành công hay không phần nhiều quyết định bởi việc bạn có tìm kiếm và có thông tin liên lạc chính xác của con nợ hay không. Nếu bạn không thể liên lạc với họ thì gần như sẽ không có cách nào để thu hồi khoản thanh toán. Các lý do khiến người thu hồi nợ bị thiếu thông tin là vì: Con nợ thường xuyên di chuyển, trốn tránh, số điện thoại và email cũng như địa chỉ đều đã thay đổi, v.v. Tất cả đều là khó khăn mà bạn phải tự vượt qua vì nếu như việc đòi nợ đơn giản thì có lẽ các doanh nghiệp, tổ chức đã không tìm đến dịch vụ thu hồi nợ.

2. Khó khăn trong việc liên hệ với con nợ

Ngoài việc khó có được thông tin của con nợ thì những người thu hồi nợ cũng khó mà liên hệ, tiếp cận với họ. Vấn đề này cũng tạo ra một rào cản nghiêm trọng trong việc đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả công việc của bạn.
Thông thường, những người thu hồi nợ chủ yếu là liên lạc qua điện thoại với con nợ nhưng trong nhiều trường hợp, một khi có được vị trí và địa chỉ thì bạn sẽ phải tìm đến để trao đổi trực tiếp với họ. Điều này giúp thông tin rõ ràng và khả năng thành công trong đàm phán, thuyết phục họ trả nợ sẽ cao hơn. Nếu không liên hệ được thì công việc của bạn dường như bị bế tắc và rất khó giải quyết. Lúc này, kỹ năng tìm kiếm thông tin, tận dụng dữ liệu sẵn có và mạng lưới quan hệ sẽ rất hữu ích.

Nhân viên thu hồi nợ là công việc tương đối áp lực

3. Công việc áp lực và có phần nguy hiểm

Những người có các khoản nợ lớn đều đang ở tình trạng kinh tế, tài chính khó khăn, thậm chí là không có triển vọng trở mình. Tâm lý họ có thể chán chường, cực đoan và điều đó đôi khi gây ra mối nguy hiểm với những nhân viên thu hồi nợ tiếp xúc với họ. Để đề phòng các tình huống bất ngờ, nhân viên thu hồi nợ cần có kỹ năng phòng thân, luôn tập trung và tỉnh táo, giao tiếp rõ ràng, mạch lạc và đôi khi có thể thể hiện sự quan tâm, đồng cảm với con nợ. Ngoài ra, công việc thu hồi nợ cũng chịu áp lực từ khách hàng về thời gian, tiến độ công việc nên không phải ai cũng có khả năng làm tốt trong vai trò này.
Nghề thu hồi nợ có những đặc thù, khác biệt, có cơ hội và thách thức khác nhau. Hiểu đúng về công việc và các yêu cầu sẽ giúp bạn hình dung chính xác hơn và có thể cân nhắc bắt đầu sự nghiệp của mình hoặc kiên định hơn trong vai trò này.

MỤC LỤC:
I. Những hiểu lầm về nghề thu hồi nợ
II. Các thách thức lớn của nghề thu hồi nợ

Đọc thêm: Kỹ năng cần có của Nhân viên thu hồi nợ

Đọc thêm: Công việc của Trưởng nhóm thu hồi nợ là làm gì?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888