Hiểu một cách đơn giản, job offer là những lời mời làm việc được doanh nghiệp gửi cho ứng viên (thường là qua email) sau khi đã xét duyệt CV, tiến hành phỏng vấn và lựa chọn ứng viên đó. Với người tìm việc, job offer chính là cơ hội việc làm, bạn có quyền lựa chọn chấp nhận lời mời và bắt đầu đi làm hoặc từ chối để tìm công việc khác. Không gì tốt bằng 2 bên đều "ưng ý" nhau nhưng trong trường hợp có quá nhiều job offer, điều quan trọng bạn cần làm sẽ là làm sao để ra quyết định chính xác.
Cách lựa chọn nghề nghiệp phù hợp khi có nhiều offer
Để có thể so sánh được những mặt lợi, mặt hạn chế của từng vị trí, bạn cần tìm hiểu các thông tin cụ thể về các vị trí mà bạn được nhận. Bạn phải đi làm bao nhiêu ngày trong tuần? Mức lương bạn được hưởng là bao nhiêu? Bạn có cơ hội được thăng chức không? Môi trường làm việc ở đây như thế nào? Nếu bạn không rõ về điểm nào, hãy trực tiếp hỏi phía tuyển dụng hoặc một người quen đã có kinh nghiệm.
Ma trận quyết định liệt kê tất cả những thông tin mà bạn đã tìm kiếm được phía trên. Dựa vào đó, bạn có thể so sánh các vị trí dựa trên các tiêu chí mà bạn mong muốn. Hãy làm theo 3 bước dưới đây:
Đôi khi, bạn cũng có thể dựa vào linh cảm của bản thân để đưa ra quyết định. Nếu bạn có cảm giác thoải mái hơn với công ty A mặc dù mức lương ở đây thấp hơn so với công ty B, bạn hoàn toàn có thể chọn công ty A.
Một tình huống khó khăn hơn là khi bạn nhận được lời mời từ một nhà tuyển dụng và bạn tin rằng có một công ty khác sẽ đưa ra một vị trí hấp dẫn hơn. Trong trường hợp này, nếu bạn chưa thể quyết định ngay lập tức, hãy cố gắng trì hoãn câu trả lời và thông báo với công ty kia mốc cụ thể bạn sẽ đưa quyết định cuối cùng.
Để có thể kéo dài thời gian, hãy tìm lý do chính đáng. Ví dụ như bạn có thể ngỏ ý được gặp gỡ với các đồng nghiệp tương lai để tìm hiểu thêm về công ty. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với cách bạn trì hoãn thời gian để không khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ về mức độ nhiệt tình của bạn đối với công việc.
Một cách khác để thương lượng với các nhà tuyển dụng là đề cập đến các offer khác. Phương pháp này có thể khá mạo hiểm nhưng nếu bạn hành xử một cách khéo léo, hầu hết phía tuyển dụng sẽ đánh giá bạn cao hơn.
Thương lượng với nhà tuyển dụng cũng là cách để bạn cân nhắc vị trí phù hợp
Bạn có thể đưa ra đề nghị như sau: Tôi rất vui vì quý công ty đã cho tôi cơ hội được đảm nhiệm vị trí này. Tôi tin rằng tôi có thể làm việc hiệu quả và mang lại những đóng góp cho sự phát triển công ty. Song tôi cũng đã nhận được lời mời từ một số công ty khác, do đó tôi muốn có thêm thời gian để cân nhắc và lựa chọn vị trí phù hợp nhất với mình. Hy vọng quý công ty sẽ tạo điều kiện và cho tôi thời gian một tuần để suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Trong trường hợp này, hãy chuẩn bị sẵn sàng cho trường hợp họ từ chối yêu cầu của bạn. Bạn có thể bày tỏ rằng bản thân đánh giá cao phía công ty và sẽ phản hồi lại trong thời gian sớm nhất.
Bất cứ khi nào bạn nhận được một job offer hấp dẫn, hãy bày tỏ sự phấn khích và thể hiện bạn đánh giá cao vị trí và công ty đó. Hãy thể hiện rõ quan điểm của bạn. Đừng để phía tuyển dụng chờ bạn quá lâu mà chỉ nhận lại sự từ chối.
Bạn có thể trả lời họ như sau: Đầu tiên, tôi xin cảm ơn phía công ty. Tôi rất vui mừng khi nhận được đề nghị của anh/chị! Tuy nhiên, tôi thấy năng lực của bản thân chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc. Tôi sẽ dành khoảng thời gian sắp tới để học tập, trau dồi thêm các kiến thức và kỹ năng mềm cần thiết. Hy vọng sẽ có nhiều cơ hội để hợp tác cùng anh/chị và quý công ty trong tương lai.
Cho dù quyết định của bạn là gì, điều quan trọng là hãy hành động khéo léo và kịp thời. Nếu bạn đã chấp nhận job offer của công ty A, hãy nhanh chóng gửi lời cảm ơn và từ chối cho các công ty còn lại. Đừng để họ chờ đợi bạn một cách vô ích. Hãy hành xử một cách chuyên nghiệp và để lại ấn tượng tốt cho người khác vì biết đâu một ngày nào đó, bạn cần phải làm việc hay hợp tác với công ty của họ.
MỤC LỤC:
1. Tìm hiểu kỹ thông tin về từng vị trí
2. Lập "ma trận quyết định"
3. Trì hoãn việc nhận job offer
4. Đàm phán, thảo luận với công ty tuyển dụng
5. Từ chối các offer không phù hợp một cách khéo léo
Đọc thêm: Làm sao để duy trì trạng thái tích cực khi tìm việc trong một thời gian dài?
Đọc thêm: Cách từ chối lời mời làm việc tinh tế và thiện cảm nhất