Sức hút của nghề nhân viên kinh doanh không chỉ đến từ cơ hội nghề nghiệp rộng mở mà còn ở mức thu nhập khá cao. Tuy nhiên, đây cũng là một ngành nghề có môi trường làm việc cạnh tranh cũng như yêu cầu ứng viên phải có những kỹ năng và trình độ chuyên môn nhất định. Trang bị cho bản thân những thông tin quan trọng về ngành nghề này là bước cần thiết trong hành trình trở thành một nhân viên kinh doanh giỏi.
Có những trường nào đào tạo nhân viên kinh doanh hàng đầu hiện nay?
Nhân viên kinh doanh là vị trí thiết yếu trong hoạt động của các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực. Từ quảng cáo, công nghệ thông tin cho đến thời trang, dịch vụ,...
Là một nhân viên kinh doanh, bạn sẽ phụ trách và đảm nhận các công việc liên quan đến quản lý, xây dựng chiến lược kinh doanh cũng như môi giới và tiếp thị sản phẩm. Mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, mang về doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
Những công việc thuộc nhiệm vụ và trách nhiệm của nhân viên kinh doanh có thể khác nhau tùy vào mô hình kinh doanh của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhìn chung bao gồm:
Thị trường tuyển dụng mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho những người muốn trở thành một nhân viên kinh doanh. Số lượng nhân sự ở nhiều công ty cho vị trí này cũng không nhỏ, tuy nhiên, mức độ cạnh tranh có thể rất khốc liệt.
Ngành kinh doanh có nhu cầu lớn về nhân lực
Nhìn chung, thu nhập của nhân viên kinh doanh khá cao nhưng không cố định và có sự phụ thuộc vào phần trăm hoa hồng hoặc thưởng từ doanh số. Mặt khác, sự chênh lệch mức lương cứng giữa các nhân viên kinh doanh thường ở năng lực, khả năng và trình độ.
Trên thực tế, không hẳn nhân viên kinh doanh nào cũng có xuất phát điểm thông qua đào tạo từ trường lớp chính thống. Có những người phát triển nghề nghiệp ở vị trí này bằng sự cố gắng, đam mê và kinh nghiệm tích lũy trong thời gian dài
Tuy nhiên, dễ thấy rằng, khởi đầu bằng việc học tập và rèn luyện từ trường lớp giúp ứng viên có nhiều lợi thế và định hướng rõ ràng hơn. Môi trường đào tạo giúp bạn có được kiến thức căn bản, cách phân tích thị trường, cách lập chiến lược kinh doanh,... Yếu tố này kết hợp cùng việc thực hành thường xuyên sẽ mở ra con đường phát triển tiềm năng cho nhân viên kinh doanh.
Những chuyên ngành học được gợi ý sau đây có thể giúp bạn theo đuổi công việc này:
Quản trị kinh doanh là ngành học mở ra cơ hội nghề nghiệp đa dạng cho các bạn sinh viên. Ngành học này cung cấp lượng kiến thức về cách quản lý doanh nghiệp, tạo nguồn vốn, quảng cáo sản phẩm/dịch vụ, quản lý nhân viên tiến hành bán hàng phù hợp...
Cử nhân ngành quản trị kinh doanh ra trường có thể lựa chọn giữa tự kinh doanh hoặc trở thành nhân viên đảm nhận vị trí kinh doanh, truyền thông hoặc nhân sự trong các doanh nghiệp.
Top các trường đại học đào tạo ngành quản trị kinh doanh tốt nhất cả nước là:
Khối ngành này được các trường xét tuyển thông qua kỳ thi THPT quốc gia với các tổ hợp môn: A00 (Toán - Lý - Hóa), A01 (Toán - Lý - tiếng Anh), D01 (Văn - Toán - tiếng Anh) và D06 (Toán - Văn - tiếng Nhật) hoặc D07 (Toán - Hóa - tiếng Anh).
Để trở thành nhân viên kinh doanh, bạn có thể theo học chuyên ngành quản trị kinh doanh
Marketing góp một phần không nhỏ trong thành công của hoạt động kinh doanh. Đồng thời là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng mục tiêu.
Với ngành học marketing ở các trường, sinh viên được đào tạo, cung cấp các kiến thức về thị trường, cách thức xây dựng mối quan hệ với khách hàng, tổ chức phân phối sản phẩm, quảng bá thương hiệu,... Những kiến thức này là cần thiết và hỗ trợ tốt cho nghề nghiệp tương lai liên quan đến kinh doanh, quảng cáo và thương mại.
Top các trường đại học nổi bật trong đào tạo ngành marketing trên cả nước có thể kể đến như:
Tổ hợp môn mà các trường thường áp dụng để xét tuyển cho ngành marketing thông qua kỳ thi THPT quốc gia là: A00 (Toán - Lý - Hóa), A01 (Toán - Lý - tiếng Anh), A02 (Toán - Lý - Sinh), C00 (Văn - Sử - Địa), D01 (Văn - Toán - tiếng Anh), D07 (Toán - Hóa - tiếng Anh) hoặc D08 (Toán - Sinh - tiếng Anh).
Một trong những kỹ năng cần thiết của nhân viên kinh doanh là có tâm lý chẩn đoán tốt. Bởi trong quá trình tiếp thị sản phẩm và xây dựng mối quan hệ với khách hàng - đối tác, bạn có thể gặp phải rất nhiều tình huống khác nhau.
Học ngành tâm lý học giúp bạn có được những kiến thức về cách giao tiếp, phân tích và thấu hiểu tâm lý con người. Cử nhân ngành tâm lý học sau khi ra trường ngoài làm công việc tư vấn tâm lý cũng có thể dấn thân vào những vị trí như nhân viên kinh doanh, chăm sóc khách hàng hoặc nhân sự,...
Kiến thức từ ngành tâm lý học có thể giúp nhân viên kinh doanh nắm bắt nhu cầu của khách hàng
Top các trường đào tạo ngành tâm lý học mà bạn có thể tham khảo bao gồm:
Khối ngành này được các trường xét tuyển thông qua kỳ thi THPT quốc gia với các tổ hợp môn: A00 (Toán - Lý - Hóa), A01 (Toán - Lý - tiếng Anh), C00 (Văn - Sử - Địa) hoặc D01 (Văn - Toán - tiếng Anh)
Những kiến thức về văn hóa, xã hội và truyền thông hỗ trợ tốt cho công việc của một nhân viên kinh doanh. Đặc biệt là trong những hoạt động liên quan đến tiếp cận và duy trì mối quan hệ với khách hàng.
Những người học khối ngành này cũng có xu hướng năng động, cởi mở và khả năng giao tiếp ổn. Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp các ngành truyền thông, báo chí và khoa học xã hội luôn rộng mở. Từ biên tập viên, nhân viên truyền thông, cho đến tổ chức sự kiện hoặc nhân viên bán hàng...
Danh sách các trường chuyên đào tạo khối ngành truyền thông báo chí và khoa học xã hội bao gồm:
Tổ hợp môn thi THPT quốc gia được áp dụng để xét tuyển cho ngành truyền thông báo chí và khoa học xã hội ở các trường là: A16 (Toán - Văn - Khoa học tự nhiên), C15 (Toán - Văn - Khoa học xã hội), D01 (Toán - Văn - tiếng Anh), D72 (Văn - Khoa học tự nhiên - tiếng Anh) hoặc D78 (Văn - Khoa học xã hội - tiếng Anh).
Trước hết, để trở thành một nhân viên kinh doanh tài giỏi, bạn cần có niềm đam mê và yêu thích công việc này. Chính yếu tố đó sẽ giúp bạn có động lực để vượt qua những khó khăn và thử thách trong công việc.
Mặt khác, nhân viên kinh doanh là những người có tính kiên trì và quyết đoán. Kiên trì trong nghiên cứu, trau dồi kiến thức chuyên môn và thuyết phục khách hàng. Quyết đoán khi đưa ra ý kiến, nhắm mục tiêu và triển khai các chiến dịch kinh doanh.
Nhân viên kinh doanh cần có những kỹ năng gì?
Ngoài các tố chất kể trên, người định hướng trở thành nhân viên kinh doanh cũng cần trau dồi những kỹ năng như giao tiếp, đàm phán, nghiên cứu và hợp tác.
Nhân viên kinh doanh nhìn chung là công việc phù hợp với những người ưa thích thử thách, cầu tiến và kiên trì với mục tiêu đã đặt ra. Nếu bạn yêu thích công việc kinh doanh mà vẫn băn khoăn vì chưa có nhiều kinh nghiệm thì cũng đừng quá thất vọng. Bí quyết để nhanh chóng làm quen với công việc này được JOBOKO cập nhật sau đây.
MỤC LỤC:
I. Tổng quan về vị trí nhân viên kinh doanh
II. Nhân viên kinh doanh: Học trường gì? Thi khối nào?
III. Những tố chất và kỹ năng cần thiết của nhân viên kinh doanh
Đọc thêm: Kinh nghiệm xin việc làm Nhân viên kinh doanh
Đọc thêm: Nhân viên phát triển kinh doanh và Nhân viên kinh doanh có khác nhau không?