Việc làm nhân viên kinh doanh ngành thủy hải sản vô cùng đa dạng
Nhân viên kinh doanh thủy hải sản là người chịu trách nhiệm kinh doanh các mặt hàng thủy hải sản từ tươi sống đến sản phẩm đã qua chế biến cho các công ty sản xuất, phân phối. Công việc của nhân viên kinh doanh thủy hải sản rất đa dạng, đòi hỏi khả năng đa tác vụ vì bạn sẽ phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như tìm kiếm khách hàng, đối tác, tư vấn cho họ và chốt đơn hàng, hỗ trợ đóng gói và vận chuyển.
Nhân viên kinh doanh thủy hải sản cần có sự hiểu biết về các loại thủy hải sản khác nhau, cách bảo quản, quy trình chế biến,... để có thể đưa ra những lời tư vấn đáng tin cậy cho khách hàng. Thu nhập của nhân viên kinh doanh thủy hải sản thường bao gồm lương chính thức và các khoản hoa hồng tính theo tỷ lệ doanh số bán hàng.
Một vị trí nhân viên kinh doanh khác trong ngành thủy hải sản là kinh doanh thức ăn nuôi trồng thủy hải sản. Vai trò này thường xuất hiện trong các công ty chuyên sản xuất hoặc nhập khẩu và phân phối thức ăn nuôi trồng thủy hải sản. Bạn sẽ làm việc với các đại lý ở nhiều địa phương khác nhau - chủ yếu là những vùng phát triển ngành thủy hải sản, nghiên cứu và mở rộng thị trường.
Nhân viên kinh doanh thức ăn nuôi trồng thủy hải sản phải có kiến thức về các loại sản phẩm khác nhau, chẳng hạn như thức ăn tôm hay cá. Ngoài ra, bạn cũng nên am hiểu từng giai đoạn phát triển của các loài thủy hải sản và các loại thức ăn chúng cần trong giai đoạn đó để phát triển khỏe mạnh, đảm bảo chất lượng và không chứa các chất độc hại.
Nhân viên kinh doanh hóa chất nguyên liệu ngành thủy hải sản là những người phụ trách tìm kiếm khách hàng, đối tác, nhà sản xuất để phân phối hoặc nhập khẩu và bán lại các nguyên liệu phụ gia ngành nuôi trồng thủy sản. Những hóa chất, nguyên liệu này tương đối đa dạng, từ sản phẩm xử lý ao hồ để nuôi tôm, cá đến các phụ gia cung cấp thêm chất dinh dưỡng, cải thiện điều kiện sống cho thủy hải sản.
Ở Việt Nam, thị trường hóa chất nguyên liệu ngành thủy hải sản chưa thực sự phát triển nhưng đã và đang mở rộng với nhiều công ty kinh doanh các sản phẩm nhập khẩu. Trong tình huống này, nhân viên kinh doanh thường cần có khả năng ngoại ngữ để làm việc với đối tác cũng như có khả năng giao tiếp tốt, năng nổ, xây dựng được các mối quan hệ tích cực với khách hàng đại lý và cá nhân cũng như ban quản lý các hợp tác xã nuôi trồng thủy hải sản.
Ngành thủy hải sản của Việt Nam trước đây phát triển rất tốt và ổn định, tuy nhiên, trong năm 2020, vì những ảnh hưởng của Covid-19 mà hoạt động kinh doanh bị chững lại. Mặc dù vậy, vẫn có rất nhiều việc làm nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu ngành thủy hải sản.
Những thị trường xuất khẩu thủy hải sản lớn nhất của Việt Nam hiện nay là Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc và Hàn Quốc, v.v. Kinh doanh xuất khẩu thủy hải sản có những yêu cầu cao hơn so với kinh doanh trong nước vì công việc phải điều chỉnh dựa vào đặc điểm cụ thể của thị trường. Ngoài ra, nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu ngành thủy hải sản cần có khả năng ngoại ngữ, am hiểu về vận chuyển, hậu cần và các thủ tục hải quan.
Tùy từng sở thích và kinh nghiệm mà bạn lựa chọn vị trí nhân viên kinh doanh phù hợp
Đối với ngành nuôi trồng thủy hải sản, các loại thuốc phòng ngừa và chữa bệnh cho các loài được nuôi trồng rất quan trọng vì nó hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên diện rộng, dẫn đến thất thu, đồng thời hỗ trợ xử lý kịp thời các trường hợp thủy sản gặp vấn đề.
Nhân viên kinh doanh thuốc thú y, thủy sản làm việc cho các công ty sản xuất hoặc nhập khẩu và phân phối các sản phẩm này. Với vị trí này, bạn cần có quan hệ tốt với các đại lý thuốc thu y, bác sĩ thú y và các hộ nuôi trồng thủy hải sản quy mô lớn.
Một hình thức nhân viên kinh doanh ngành thủy hải sản khác cực kỳ phổ biến là nhân viên bán hàng thủy hải sản. Công việc này có thể tồn tại ở mọi cấp độ, từ bán lẻ đến quy mô lớn hơn. Bạn có thể bán hàng trong các cửa hàng thủy hải sản tươi sống, bán các sản phẩm thủy hải sản đã qua chế biến hoặc các đại lý, siêu thị khác.
Công việc của nhân viên kinh doanh ngành thủy hải sản tương đối khác nhau tùy vào từng vị trí cụ thể. Mặc dù vậy, ứng viên của các vai trò này có một số tiêu chuẩn trình độ và kỹ năng cần đáp ứng, chủ yếu liên quan đến định hướng kinh doanh, khéo léo trong giao tiếp, nền tảng kinh doanh và am hiểu về thủy hải sản cũng như thị trường đặc thù này.
Dù bạn ứng tuyển bất cứ vị trí nào trong lĩnh vực kinh doanh thì kỹ năng mềm cũng hữu ích trong việc giúp bạn có được thành công như mong đợi. Những yếu tố mà nhân viên kinh doanh nói chung và nhân viên kinh doanh thủy hải sản nói riêng cần có bạn hãy tìm hiểu để trau dồi cho mình một cách tốt nhất nhé.
MỤC LỤC:
1. Nhân viên kinh doanh thủy hải sản
2. Nhân viên kinh doanh thức ăn nuôi trồng thủy hải sản
3. Nhân viên kinh doanh hóa chất nguyên liệu ngành thủy hải sản
4. Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu ngành thủy hải sản
5. Nhân viên kinh doanh thuốc thú y, thủy sản
6. Nhân viên bán hàng thủy hải sản
Đọc thêm: Nhân viên kinh doanh có nhất thiết phải giỏi giao tiếp?