Trong khi một số công ty đã vượt qua cuộc khủng hoảng bằng sự sáng tạo, đoàn kết và lòng thấu cảm thì vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp không thể đáp ứng kỳ vọng của người lao động khiến họ muốn nhảy việc. Cụ thể, tăng giờ làm, nợ lương hoặc thậm chí là sa thải đã không còn là chuyện hiếm. Tuy nhiên, đây là khó khăn chung mà ai cũng phải đối mặt nên đôi khi nhảy việc cũng không phải là cách giải quyết. Vậy làm thế nào để có quyết định đúng đắn nhất?
Có nên nhảy việc trong bối cảnh đại dịch Covid-19 không?
Trước khi đưa ra quyết định, hãy dành thời gian suy nghĩ về môi trường làm việc, tình hình thực tế gần đây; một phần để bạn hiểu được quan điểm của cấp trên và công ty, một phần để bạn có thể đưa ra những quyết định sáng suốt nhất.
Bằng cách tìm cho mình câu trả lời chính xác và khách quan nhất, bạn mới có thể xác định vấn đề mà công ty đang gặp phải. Ngoài ra, đó chính là những tiêu chí để bạn tìm kiếm ở vị trí mới nếu quyết định nhảy việc.
Cách nhanh nhất để tìm hiểu về một tổ chức là truy cập mục "Giới thiệu" ("About Us") và "Tuyển dụng" ("Careers") trên website chính thức của họ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những gì họ đưa ra ở đây đều nhằm mục đích đánh bóng hình ảnh để lôi kéo ứng viên tiềm năng về công ty mình. Do đó, bạn nên chủ động tìm kiếm thêm các phản hồi khách quan từ những nhân viên cũ và hiện đang làm việc. Bằng cách này, bạn có thể đánh giá chính xác mức độ phù hợp của bản thân với văn hóa doanh nghiệp của họ, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn như hiện nay.
Ngoài ra, hãy thử tìm kiếm tên công ty trên Google để xem có tin tức gì liên quan đến đợt tuyển dụng hay sa thải hàng loạt thời gian gần đây không. Nắm được tình hình nhân sự của doanh nghiệp là một cách hay để quyết định có nên tiếp tục ứng tuyển vào vị trí này.
Cần làm gì khi có ý định nhảy việc thời đại dịch Covid?
Hầu hết các buổi phỏng vấn xin việc sẽ được thực hiện thông qua cuộc gọi video trực tuyến do áp dụng lệnh giãn cách xã hội. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể đánh giá được phần nào văn hóa doanh nghiệp và môi trường làm việc tiềm năng bằng cách đặt ra những câu hỏi "đắt giá" cho nhà tuyển dụng.
Hãy tập trung khai thác thông tin về cách họ đối xử với nhân viên suốt giai đoạn bùng phát dịch và các biện pháp ứng phó trong thời gian tới. Cụ thể là những chính sách ưu tiên, linh hoạt thay đổi giờ làm việc, điều chỉnh mức lương, v.v. Bởi lẽ bạn sẽ không muốn tạm biệt một công ty đã đối xử tệ với nhân viên chỉ để gia nhập một doanh nghiệp cũng không khá hơn là mấy.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng câu trả lời từ phía nhà tuyển dụng chỉ mang tính tham khảo bởi họ có thể chỉ muốn làm nổi bật những điểm tích cực để lôi kéo ứng viên cũng như giữ gìn danh tiếng của công ty mình.
Tóm lại, câu trả lời cho nỗi băn khoăn có nên nhảy việc thời đại dịch hay không còn phụ thuộc vào tình hình thực tế của công ty hiện tại và môi trường làm việc mới. Hãy dành thời gian cân nhắc thật kỹ để có cho mình quyết định sáng suốt nhất bạn nhé!
MỤC LỤC:
1. Nắm bắt tình hình thực tế
2. Tìm hiểu tình hình công ty muốn ứng tuyển
3. Thăm dò nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn
Đọc thêm: Top 5 sai lầm lớn nhất của những người nhảy việc
Đọc thêm: Cẩm nang tìm việc làm mùa dịch Covid-19