Các công việc pháp lý: Còn điều gì bạn chưa biết?

19/09/2021 10:30
Bởi đặc thù chuyên môn khá phức tạp nên nhiều người có suy nghĩ rằng đây là một nghề khó, chỉ dành cho những người "mọt sách". Tuy nhiên, thực tế thì công việc pháp lý lại có những điều khá bất ngờ và thú vị, ít người biết.

Ra đời nhằm mục đích hỗ trợ, giải quyết mọi vấn đề liên quan đến thủ tục pháp lý của các cá nhân và tổ chức, công việc pháp lý đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn trật tự xã hội, ổn định tình hình kinh doanh của các công ty,... Những người làm công việc này vì thế cũng sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức liên quan đến quy định của Pháp luật nhưng cũng không ít điều thú vị trong công việc.

Đặc trưng nghề nghiệp của công việc pháp lý

I. Công việc pháp lý gồm những vai trò nào?

Khi nghe tới lĩnh vực pháp lý, hầu hết chúng ta đều nghĩ đến những vai trò như luật sư, thẩm phán nhưng trên thực tế, ngành này có nhiều cơ hội việc làm hơn thế. Một số vị trí là:

  • Luật sư.
  • Thẩm phán.
  • Nhân viên/Chuyên viên pháp chế.
  • Trợ lý luật sư.
  • Kiểm soát viên/Công tố viên.
  • Thư ký tòa án.
  • Công chứng viên...
Mặc dù vẫn là công việc pháp chế nhưng mỗi vai trò cụ thể sẽ có ưu điểm và hạn chế riêng. Trong bài viết này, chúng ta chủ yếu tìm hiểu một số thông tin mà không nhiều người biết về nghề luật sư.

II. Những điều chưa biết về công việc pháp lý

1. Được tự do lựa chọn khách hàng, thân chủ

Đa số mọi người đều nghĩ luật sư chỉ đại diện cho bên bị cáo (hầu hết là tội phạm) nhưng thực tế lại hoàn toàn khác, bạn được tự do lựa chọn khách hàng mà mình muốn làm việc cùng. Tất nhiên điều này có thể sẽ phức tạp hơn nếu bạn đang làm việc trong một công ty luật tầm cỡ nào đó. Nhưng chắc chắn bạn vẫn có quyền từ chối không nhận thân chủ nếu cảm thấy không phù hợp.

2. Mức lương không hoàn toàn lý tưởng

Yêu cầu cao về chuyên môn khiến cho mọi người lầm tưởng công việc pháp lý luôn có mức lương cao ngất ngưởng. Đúng là bạn có thể kiếm được số tiền hậu hĩnh với tư cách là một luật sư. Tuy nhiên, điều này chỉ chính xác nếu bạn đã tích lũy đủ kinh nghiệm thực tế và đang làm việc trong một công ty luật danh tiếng. Không phải ai tốt nghiệp chuyên ngành liên quan cũng có con đường thăng tiến như trong mơ.

3. Hình thức làm việc đa dạng

Cụ thể, bạn có thể lựa chọn làm việc trong công ty luật hoặc tự mở văn phòng riêng, hành nghề tự do.
Lợi ích lớn nhất của hình thức làm việc cho công ty luật chính là sự ổn định. Bạn sẽ liên tục được cung cấp khách hàng mà không phải mất công tìm kiếm, xây dựng mối quan hệ. Tuy nhiên, nếu làm việc độc lập lại mang đến cho bạn nhiều lợi nhuận hơn thì mặt trái của nó là áp lực công việc lớn do phải đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau cùng một lúc.

Việc làm liên quan đến pháp lý, pháp luật có những khó khăn gì?

4. Thường xuyên phải làm việc ngoài giờ

Đặc biệt khi bạn mới bắt đầu đặt chân vào lĩnh vực pháp lý, khối lượng công việc dường như luôn ở trạng thái "quá tải", đòi hỏi khả năng chịu áp lực lớn. Thậm chí bạn sẽ phải làm việc trong suốt kỳ nghỉ để kịp hoàn thành tiến độ. Đây cũng chính là lý do tại sao pháp lý không phải là nghề được khuyến khích cho những người muốn lập gia đình sớm. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì theo thời gian, khi con đường thăng tiến của bạn trở nên rộng mở hơn, bạn có thể phân chia bớt đầu việc cho cấp dưới.
Có thể thấy, tương tự như các lĩnh vực khác, việc làm ngành pháp lý cũng có những thách thức riêng, rất ít người biết đến. Nhưng đây cũng chính là động lực để người kiên trì theo đuổi đạt được thành quả xứng đáng, với mức lương vô cùng lý tưởng.

MỤC LỤC:
I. Công việc pháp lý gồm những vai trò nào?
II. Những điều chưa biết về công việc pháp lý

Đọc thêm: Công việc của Chuyên viên Pháp lý là làm gì?

Đọc thêm: Tương lai ngành Luật trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888