Mặc dù bắt gặp từ QA Supervisor khá nhiều nhưng không phải ai cũng biết công việc cụ thể của vị trí này là gì? Trong bài viết dưới đây, Joboko sẽ giúp bạn tìm hiểu một cách chi tiết những vấn đề liên quan như mức lương, kỹ năng của giám sát nhân viên đảm bảo chất lượng.
QA Supervisor hay Giám sát QA quản lý trực tiếp đội ngũ
nhân viên QA (nhân viên đảm bảo chất lượng) của doanh nghiệp. Vậy công việc này bao gồm những trách nhiệm nào và có yêu cầu ra sao? Ứng tuyển QA Supervisor bạn cần lưu ý điều gì?
Mô tả công việc QA Supervisor là gì?
Mục lục
I. Tổng quan về việc làm QA Supervisor 1. QA Supervisor là gì? 2. Mô tả công việc QA Supervisor 3. Yêu cầu công việc của QA Supervisor II. Mức lương của QA Supervisor
III. QA Supervisor cần có những kỹ năng gì? 1. Thành thạo phương pháp phân tích, thống kê 2. Kỹ năng lập kế hoạch 3. Kỹ năng quản lý 4. Cẩn thận, chi tiết IV. Chuẩn bị gì khi xin việc QA Supervisor?
I. Tổng quan về QA Supervisor
1. QA Supervisor là gì?
QA Supervisor là các nhà giám sát đảm bảo chất lượng. Họ làm việc với các nhân viên QA trong đội ngũ để thiết lập các quy trình và tiêu chuẩn chất lượng, sau đó giám sát thực hiện các mục tiêu đó. Rất nhiều công ty, tổ chức cần QA Supervisor, chẳng hạn như các công ty sản xuất, dệt may, dược phẩm và chế biến, v.v.
2. Mô tả chi tiết công việc
Tuỳ vào từng lĩnh vực sản xuất và quy mô doanh nghiệp, QA Supervisor có thể đảm nhiệm các công việc khác nhau. Tuy nhiên, thông thường họ sẽ phụ trách:
- Xác định, đàm phán và thống nhất các quy trình, tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật để duy trì chất lượng sản phẩm.
- Đánh giá các yêu cầu của khách hàng, đảm bảo chất lượng sản phẩm của công ty đáp ứng được.
- Thiết lập tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng.
- Chỉ định yêu cầu chất lượng của nguyên liệu với nhà cung cấp.
- Điều tra và thiết lập các tiêu chuẩn về chất lượng cũng như sức khỏe, an toàn.
- Đảm bảo rằng quy trình sản xuất tuân thủ các tiêu chuẩn ở cả cấp quốc gia và quốc tế.
- Quản lý hệ thống tài liệu, văn bản và báo cáo kỹ thuật.
- Xác định nhu cầu đào tạo nhân viên QA.
- Đóng vai trò là chất xúc tác để thay đổi và cải thiện hiệu suất, chất lượng sản phẩm.
- Chỉ đạo nhân viên QA hoàn thành các mục tiêu để tối đa hóa lợi nhuận.
- Ghi chép, phân tích và phân phối thông tin thống kê.
- Giám sát nhân viên kỹ thuật hoặc phòng thí nghiệm.
Tìm hiểu việc làm QA Supervisor chi tiết
3. Yêu cầu công việc
Với vị trí QA Supervisor, nhà tuyển dụng thường yêu cầu ứng viên có:
- Bằng cử nhân hoặc cao hơn về nghiên cứu/quản lý kinh doanh, khoa học/công nghệ vật liệu, khoa học/công nghệ thực phẩm, công nghệ dệt, khoa học/công nghệ polymer, kỹ thuật chế biến, kỹ thuật sản xuất, vật lý hoặc toán học.
- Kinh nghiệm làm việc ở vị trí nhân viên QA hoặc QA Supervisor.
II. Mức lương của QA Supervisor
Theo khảo sát thì mức lương của nhân viên thiết kế nội thất ở Việt Nam dao động từ
7 triệu đến 56 triệu/tháng, tùy thuộc vào hình thức làm việc, năng lực, kinh nghiệm và hiệu suất.
III. QA Supervisor cần có những gì?
Bên cạnh trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc, QA Supervisor cần sở hữu các kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc.
1. Thành thạo phương pháp phân tích, thống kê
QA Supervisor phải là người có khả năng sử dụng thành thạo các phương pháp phân tích, thống kê bởi vì công việc quan trọng nhất của họ là đánh giá thực hiện các quy trình đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Kỹ năng phân tích, thống kê sẽ giúp họ phát hiện từng vấn đề nhỏ (nếu có) để đề xuất khắc phục kịp thời.
2. Kỹ năng lập kế hoạch
Do đặc thù công việc, viêc làm QA Supervisor cần có kỹ năng lập kế hoạch để mọi quy trình, cách thức, tiêu chuẩn được đề ra và thực hiện theo quy chuẩn, chuyên nghiệp và hiệu quả.
3. Kỹ năng quản lý
Là một người quản lý chịu trách nhiệm giám sát bộ phận đảm bảo chất lượng, QA Supervisor cần có
kỹ năng lãnh đạo, quản lý để thúc đẩy nhóm QA làm việc theo đúng quy trình, tiêu chuẩn đã đề ra.
4. Cẩn thận, chi tiết
QA là một công việc yêu cầu độ chính xác cao, vì vậy, cả bộ phận nói chung và QA Supervisor nói riêng đều phải có sự nhanh nhạy, trong khi duy trì sự
tỉ mỉ, cẩn thận, chú trọng vào chi tiết.
Những kỹ năng nhà tuyển dụng đòi hỏi khi bạn ứng tuyển QA Supervisor
IV. Chuẩn bị gì khi xin việc QA Supervisor?
Một số câu hỏi phỏng vấn phổ biến cho việc làm QA Supervisor dưới đây có thể giúp ứng viên chuẩn bị tốt hơn cho quá trình xin việc của mình.
- Theo bạn, các kỹ năng QA nên tập trung vào giai đoạn đầu, giữ hay cuối của quá trình sản xuất?
- Bạn có nhiều kinh nghiệm kiểm tra, thử nghiệm phần mềm hoặc sản phẩm vật lý không?
- Theo bạn, những chứng chỉ hoặc chương trình đào tạo nâng cao nào cần thiết cho vị trí QA Supervisor?
- Sự khác biệt giữa Kế hoạch kiểm tra và Chiến lược kiểm tra là gì?
- Bạn làm thế nào để xác định một trường hợp thử nghiệm sản phẩm tốt?
- Bạn có nghĩ rằng QA cũng có thể tham gia giải quyết các vấn đề sản xuất không?
- Sự khác biệt giữa kiểm tra chức năng và phi chức năng là gì?
- Các kỹ thuật xác minh khác nhau mà bạn biết là gì?
- Trong trường hợp bạn có nghi ngại về dự án QA mới, bạn sẽ tiếp cận như thế nào?
- Bạn xác định nhu cầu sử dụng phần mềm hoặc thiết bị đánh giá chất lượng sản phẩm bằng cách nào?
Cùng với công việc của QA Supervisor thì bạn cũng nên tham khảo thêm để biết rõ hơn về
nhân viên QA là gì? thu nhập cao không? từ đó xem xét lựa chọn vị trí phù hợp. Những ai còn đang bối rối hay có nhu cầu
tìm việc làm nhân viên KCS, nhân viên QA, QC nhưng chưa biết làm thế nào để tìm được việc làm ưng ý thì hãy truy cập vào Blog việc làm JOBOKO.
Tại JOBOKO.com, bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều việc làm theo ngành nghề, địa điểm, mức lương,... được cập nhật chi tiết nên dễ dàng đưa ra quyết định hơn. Đặc biệt, các mẫu
CV xin việc Nhân viên kiểm soát chất lượng (QA/QC) đẹp, nhiều màu sắc, đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn ứng tuyển nhanh chóng và gia tăng tỷ lệ thành công.