Self Managed Superannuation Fund là gì? Lý do nên thiết lập quỹ hưu trí tự quản lý?

08/07/2020 16:50
Trong số các lựa chọn quỹ hưu trí thì SMSF (Self Managed Superannuation Fund hay Quỹ hưu trí tự quản lý) là phương án được nhiều người lựa chọn nhất. Vậy SMSF (Self Managed Superannuation Fund) là gì? Tại sao cần phải thiết lập SMSF? Hãy cùng chuyên trang tuyển dụng, tư vấn việc làm JOBOKO.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
SMSF (Self Managed Superannuation Fund) là một loại quỹ hưu trí trong đó những người có liên quan sẽ được quyền tự quản lý, sử dụng hay đầu tư số tiền của mình. Mục đích của SMSF là đảm bảo quyền lợi hưu bổng cho các thành viên trong quỹ. Các thành viên cũng chính là người chịu trách nhiệm trước pháp luật cho những quyết định đầu tư của họ.

SMSF được dùng cho những đối tượng nào?

1. SMSF (Self Managed Superannuation Fund) là gì?

SMSF (Self Managed Superannuation Fund) là một loại quỹ hưu trí được thiết kế cho những người muốn quản lý trực tiếp các khoản đầu tư và tiết kiệm hưu trí của họ. Nó khác với các loại quỹ hưu trí thông thường bởi vì tất cả các thành viên đều đóng vai trò là người quản lý tài sản, được quyền đưa ra các quyết định hàng ngày về việc vận hành và đầu tư quỹ, miễn sao nó phải phù hợp với luật hưu trí. Những người quản lý tài sản, người được ủy thác sẽ phải chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động đầu tư của quỹ và đảm bảo tất cả các yêu cầu pháp lý có liên quan với nó.
Khi thiết lập SMSF, bạn sẽ trở thành người quản lý tài sản của quỹ đó. Điều này có nghĩa là bạn sẽ chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ quỹ theo chứng thư ủy thác và các quy định, luật lệ liên quan đến SMSF. Nguyên tắc cơ bản khi vận hành SMSF là vì một mục đích duy nhất - cung cấp lợi ích hưu bổng cho các thành viên của quỹ.

2. Quỹ hưu trí tự quản lý hoạt động như thế nào?

Một SMSF có thể có tối đa 4 thành viên, tất cả đều là những người được ủy thác quản lý tài sản. Với tư cách là người quản lý, mỗi thành viên đều phải chịu trách nhiệm cá nhân cho tất cả các quyết định của quỹ. Không giống như các loại quỹ hưu trí công khác, SMSF được quy định bởi Trung tâm Liêm chính Thuế vụ Australia (Australian Taxation Office - ATO). Các thành viên của quỹ đều phải tuân thủ quy định về hưu trí, quy tắc quản lý SMSF và có khả năng phải đối mặt với các hình phạt nếu như vi phạm quy định.

3. Tại sao nên thiết lập quỹ hưu trí tự quản lý?

Nên thiết lập SMSF bởi nó mang lại những lợi ích như:

  • SMSF giúp phân bổ tài sản theo cách mà các quỹ APRA khó có thể thực hiện được.
  • SMSF có khả năng đầu tư dài hạn và không bị ảnh hưởng bởi hiệu suất ngắn hạn.
  • SMSF hoạt động hiệu quả tính trên phương diện thuế, đặc biệt là khi được chuyển sang nghỉ lưu và quản lý tài sản hỗ trợ lương lưu thì mức lợi nhuận có thể sẽ cao hơn.
  • Các thành viên có thể tự đưa ra các quyết định vì lợi ích của chính họ và ít bị chi phối.
  • Các thành viên có thể đàm phán trực tiếp để giảm giá các dịch vụ liên quan cần thiết như kế toán, quản lý và môi giới.

4. Ưu nhược điểm của quỹ hưu trí tự quản lý

SMSF là một lựa chọn đầu tư quỹ hưu trí dành cho những người muốn quản lý trực tiếp tiền tiết kiệm và đầu tư của mình. Nó cũng cho phép các thành viên đầu tư tiền trong quỹ SMSF vào một số loại tài sản khác nhau mà họ muốn. Tuy nhiên, SMSF sẽ đòi hỏi những người có liên quan rất nhiều thời gian và công sức để quản lý tài sản, tiến trình đầu tư,...

4.1. Ưu điểm của SMSF

  • Quyền kiểm soát: Các thành viên có quyền kiểm soát và sự linh hoạt trong việc sử dụng và đầu tư tiền của quỹ.
  • Tiết kiệm tiền thuế: Theo ATO, tất cả các khoản thu nhập và đóng góp đều bị đánh thuế 15% khi các thành viên đang trong giai đoạn tích lũy. Việc giảm thuế sẽ được áp dụng khi họ chuyển sang giai đoạn nghỉ hưu.
  • Chi phí thấp hơn: Nếu số dư đủ lớn, chi phí duy trì SMSF có thể rẻ hơn các loại quỹ hưu trí khác.
  • Nhiều lựa chọn đầu tư: Các thành viên SMSF có thể sử dụng các chiến lược và đầu tư vào tài sản không có sẵn, chẳng hạn như sở hữu rất động sản kinh doanh thông qua một thỏa thuận vay mượn có giới hạn.

Ưu và nhược điểm của SMSF là gì?

4.2. Nhược điểm của SMSF

  • Tốn thời gian: Sau thời gian thiết lập ban đầu, thường là với một kế toán, các thành viên sẽ phải dành rất nhiều thời gian để phát triển và quản lý khoản đầu tư của họ cũng như quản lý quỹ. Với tư cách là một thành viên của quỹ, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật cho toàn bộ các quyết định liên quan và đảm bảo quỹ hoạt động đúng theo pháp luật. Mỗi người muốn tham gia vào SMSF đều cần phải dành nhiều thời gian để tìm hiểu quy định cũng như nghiên cứu và phát triển đầu tư.
  • Quy định chặt chẽ: SMSF cần phải tuân thủ nhiều quy định liên quan đến tài chính, thuế,...
  • Chi phí khá cao: Chi phí để duy trì, quản lý và kiểm toán quỹ SMSF có thể lên đến hàng ngàn đô; vì thế, bạn cần phải đảm bảo mình có đủ nguồn vốn để chi trả cho những khoản này cũng như phải đảm bảo mọi khoản đầu tư đều hiệu quả.
  • Việc hoạch định di sản: Trong quá trình vận hành quỹ có thể xảy ra bất đồng giữa các thành viên, dẫn đến việc rời đi của 1 - 2 người; trong trường hợp này, cần phải hoạch định tài sản một cách chi tiết và cẩn thận để đảm bảo quyền lợi của các bên.

Zombie funds là gì? làm thế nào để tránh đầu tư?

Hoàn cảnh và điều kiện tài chính của mỗi người là khác nhau; vì vậy trước khi quyết định thiết lập SMSF và đầu tư, tốt nhất là bạn nên xin lời khuyên, tư vấn của các chuyên gia tài chính để đảm bảo khả năng thành công cao nhất. Nhắc đến vấn đề gây quỹ đầu tư thì bạn cũng có thể tham khảo thêm để biết Zombies funds là gì? Làm thế nào để tránh đầu tư vào Zombies funds? Những thông tin hữu ích về loại quỹ này sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết.

MỤC LỤC:
1. SMSF (Self Managed Superannuation Fund) là gì?
2. Quỹ hưu trí tự quản lý hoạt động như thế nào?
3. Tại sao nên thiết lập quỹ hưu trí tự quản lý?
4. Ưu nhược điểm của quỹ hưu trí tự quản lý

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888