Nếu như lập trình viên là người viết mã để tạo ra các phần mềm, ứng dụng, công cụ thì kỹ sư phần mềm là người sử dụng công nghệ Software Engineering để đảm bảo quá trình phát triển, vận hành, bảo trì phần mềm diễn ra tốt nhất. JobOKO sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành này qua bài viết sau.
Software Engineering có cơ hội nghề nghiệp ra sao? thu nhập cao hay thấp?
Software Engineering trong tiếng Việt nghĩa là kỹ thuật phần mềm - khoa học nghiên cứu chi tiết về kỹ thuật phần mềm để thiết kế, phát triển và bảo trì phần mềm. Ban đầu, Software Engineering được ra đời để giải quyết vấn đề của các dự án phần mềm kinh phí thấp, ví dụ như gặp khó khăn trong vận hành, mức ngân sách quá hạn hay không thể nâng cấp, không còn phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế. Dần dần, Software Engineering ngày càng phát triển, giúp các lập trình viên, kỹ sư CNTT... theo kịp tốc độ thay đổi của nhu cầu người dùng và môi trường thực tiễn.
Nói đến Software Engineering, chúng ta sẽ nghĩ ngay tới vai trò Software Engineer (Kỹ sư phần mềm). Một kỹ sư phần mềm sẽ phát triển hoặc thiết kế các ứng dụng mới theo nhu cầu của người dùng cuối mà trong đó sử dụng kỹ thuật phần mềm để phân tích, sửa đổi, nâng cấp. Ví dụ, trong lĩnh vực thương mại điện tử hiện đại, các thiết bị cạnh tranh trực tiếp thường có phần cứng và sức mạnh xử lý tương tự nhau, nhưng trải nghiệm người dùng sẽ khác nhau rất nhiều tùy thuộc vào phần mềm được sử dụng. Vì thế mà mỗi kỹ sư phần mềm có thể đang làm việc trên một tập hợp các mục tiêu theo nhu cầu của người tiêu dùng và theo ủy quyền để giúp cạnh tranh qua việc cung cấp trải nghiệm người dùng tốt nhất.
Không phải tất cả phần mềm đều yêu cầu sử dụng Software Engineering. Các trò chơi hoặc chương trình đơn giản được người tiêu dùng sử dụng có thể không cần kỹ thuật phần mềm, tùy thuộc vào rủi ro liên quan đến chúng. Thế nhưng, hầu hết tất cả các công ty đều yêu cầu kỹ thuật phần mềm để tăng cường bảo mật thông tin.
Software Engineering giúp tạo ra phần mềm tùy chỉnh, được cá nhân hóa để xem xét các lỗ hổng và rủi ro trước khi đưa vào hoạt động. Ngay cả khi không yêu cầu các nguyên tắc kỹ thuật phần mềm về an toàn, Software Engineering cũng có thể giúp giảm chi phí và cải thiện trải nghiệm của khách hàng.
Có nhiều loại kỹ thuật phần mềm khác nhau mà một công ty hoặc sản phẩm có thể cần tới. Các vấn đề dễ xảy ra khi phần mềm có chất lượng thấp, hoạt động không hiệu quả, gặp nhiều lỗi vì không được kiểm tra trước khi triển khai. Thế nên, Software Engineering được chia thành một số loại sau đây:
Các chức năng Software Engineering được ứng dụng ở tất cả các phần của vòng đời phát triển phần mềm, bao gồm phân tích, thiết kế, phát triển, thử nghiệm, tích hợp, triển khai, bảo trì và thậm chí là loại bỏ.
Software Engineering không phải là một phương pháp mới, nhưng nó rất hữu ích và liên tục được phát triển để tạo nên các giá trị mới. Khi kiến thức khoa học kỹ thuật của chúng ta ngày càng phát triển thì nhu cầu đối với những nhân sự trong lĩnh vực kỹ thuật phần mềm cũng tăng theo.
Đáng chú ý, với vai trò lập trình viên, bạn sẽ kiếm được trung bình khoảng 15 - 25 triệu/tháng và có thể cao đến 30 - 40 triệu/tháng. Trong khi đó, kỹ sư phần mềm thường có thu nhập hàng tháng từ 17 - 25 triệu đồng/tháng và theo ghi nhận vào cuối năm 2020, ở Việt Nam, có những kỹ sư phần mềm nhận lương từ 50 - 100 triệu/tháng, một con số cực kỳ ấn tượng.
Không chỉ vậy, ngành Software Engineering đã và đang được đánh giá là một trong những ngành xu hướng, sẽ tiếp tục phát triển và có triển vọng trong tương lai. Làm việc trong ngành này bạn cũng sẽ dễ dàng tìm thấy các cơ hội đi làm việc tại nước ngoài với mức lương cao tầm 50 - 60 triệu/tháng (ví dụ ở thị trường Nhật Bản). Tuy nhiên, bạn sẽ cần có kỹ năng ngoại ngữ tốt.
Các việc làm trong lĩnh vực Software Engineering thu nhập hấp dẫn
Mỗi ngành sẽ có đặc điểm riêng và những yêu cầu khác nhau với nhân sự và để thành công, mỗi cá nhân sẽ cần nỗ lực để có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm. Với một ngành cạnh tranh và phát triển không ngừng như Software Engineering, tố chất và kỹ năng cần thiết nhất sẽ là:
Không dễ để định nghĩa một ngành khá rộng và có ứng dụng rộng rãi như Software Engineering nhưng hy vọng với những thông tin JobOKO chia sẻ, bạn đã hiểu Software Engineering là gì và những tiềm năng của ngành này. Bên cạnh lợi thế về mức lương hay nhiều cơ hội việc làm, nếu muốn theo đuổi sự nghiệp trong ngành kỹ thuật phần mềm, bạn cũng nên cân nhắc đến những yêu cầu về trình độ, kỹ năng và áp lực cạnh tranh, sáng tạo để thành công nhé.
MỤC LỤC:
1. Software Engineering là gì?
2. Có phải phần mềm nào cũng cần có Software Engineering?
3. Các loại Software Engineering
4. Mức lương của ngành Software Engineering
5. Cần tố chất, kỹ năng nào để thành công trong ngành Software Engineering?
Đọc thêm: Học ngành Kỹ thuật phần mềm ra làm gì? trường nào tốt?
Đọc thêm: Nhân viên kinh doanh phần mềm là làm gì? kỹ năng cần có