Top 10 việc làm ngành Logistics lương cao

31/12/2021 09:30
Bạn có đang thắc mắc tại sao cùng làm việc trong ngành Logistics mà có người lương vài triệu, có người lại đến vài ngàn đô. Phải chăng là do trình độ của mỗi người khác nhau hay do yêu cầu của từng công việc cụ thể? Nếu vậy, đâu là việc làm ngành Logistics lương cao nhất trên thị trường hiện nay?

Kinh tế phát triển dẫn đến nhu cầu cung cấp, trao đổi hàng hóa của con người cũng không ngừng tăng lên. Chính vì vậy, các vị trí trong lĩnh vực Logistics đang dần trở thành "điểm đến" lý tưởng của rất nhiều bạn trẻ.

Ngành Logistics có những việc làm nào lương cao?

Top 10 việc làm ngành Logistics lương cao

1. Nhân viên đại lý hàng hải

Chịu trách nhiệm điều phối, giám sát và theo dõi hoạt động vận chuyển hàng hóa thông qua đường hàng không, đường sắt hoặc đường biển, nhân viên đại lý hàng hải đảm bảo các lô hàng được nhập - xuất đúng hạn.
Thành thạo kỹ năng tổ chức là tiêu chí hàng đầu để trở thành một nhân viên đại lý hàng hải chuyên nghiệp. Bởi bạn sẽ không chỉ sắp xếp phương thức vận chuyển, theo dõi đơn đặt hàng, mà còn quản lý các loại giấy tờ, thủ tục cũng như thương lượng chi phí vận chuyển.

2. Quản lý chuỗi cung ứng

Là một trong những vị trí cao nhất thuộc lĩnh vực Logistics, công việc này đặc biệt phù hợp với những người có tính tổ chức cao, giao tiếp tốt.
Các nhà quản lý chuỗi cung ứng phụ trách toàn bộ chuỗi cung ứng thiết bị và nguyên liệu thô của một công ty. Do đó, vị trí này có liên quan trực tiếp đến hoạt động giám sát mua bán, lưu kho, kiểm kê, phân phối, v.v. Tuy nhiên, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu vẫn là điều chỉnh quy trình cung ứng, giảm thiểu chi phí phát sinh và khai thác tối đa năng lực của các thành viên trong chuỗi.

3. Quản lý kho

Đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và duy trì nguồn hàng, các quản lý kho chịu trách nhiệm với lượng hàng hóa lưu trữ của công ty và toàn bộ nhân viên cấp dưới.
Cụ thể, những hoạt động như xử lý đơn hàng, sắp xếp quá trình vận chuyển hay giao nhận nguyên vật liệu, theo dõi chất lượng, số lượng, v.v. đều thuộc sự quản lý của vị trí này. Bên cạnh đó là những nhiệm vụ như đào tạo nhân viên, lưu trữ hồ sơ, liên hệ với nhà cung cấp đồng thời đảm bảo thực hiện tốt các quy định về an toàn và sức khỏe lao động.

4. Chuyên viên phân tích

Cải thiện chiến lược cung cấp và vận chuyển hàng hóa của công ty là trách nhiệm chính của vị trí này. Cụ thể, họ phân tích kế hoạch và biến động của nguồn cung bằng phần mềm chuyên dụng cũng như thiết lập các quy trình mới để quản lý hàng tồn kho, v.v. Không chỉ thế, áp dụng nhiều phương pháp tiết kiệm chi phí và thời gian trong suốt vòng đời sản phẩm cũng là một yêu cầu quan trọng.
Kỹ năng tin học, tổ chức tốt là đòi hỏi bắt buộc nếu muốn trở thành một chuyên phân tích. Ngoài ra, khéo léo trong giao tiếp để phát triển mối quan hệ kinh doanh với các nhà cung cấp và khách hàng cũng là một thế mạnh.

5. Kỹ sư logistics

Đặc biệt phù hợp với những người có năng khiếu về khoa học và toán học, các kỹ sư logistics tập trung cải thiện hoạt động phân phối hàng hóa và dịch vụ công ty. Họ sẽ tạo mới hoặc đánh giá các phân tích để tối ưu hóa lô hàng trong chuỗi cung ứng của một sản phẩm bất kỳ.
Là một kỹ sư logistics, bạn có thể mang lại lợi nhuận cho công ty bằng cách lập kế hoạch xử lý hàng tồn kho, các đơn đặt hàng cũng như củng cố chiến lược vận chuyển có sẵn.

6. Quản lý hàng tồn kho

Đảm bảo cho lượng hàng tồn kho luôn trong tầm kiểm soát là nhiệm vụ chính của vị trí này. Để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, đặc biệt là các hoạt động ghi chép, phân bổ hàng hóa, đào tạo nhân viên mới thì kỹ năng tổ chức, và sự cẩn thận, tỉ mỉ là vô cùng cần thiết. Quản lý hàng tồn kho cũng phải sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên dụng để phân tích dữ liệu, quản lý chặt chẽ số lượng hàng tồn kho và đề xuất giải pháp khi cần.

7. Quản lý thu mua

Chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hoạt động thu mua của một công ty, vị trí này đòi hỏi phải áp dụng các kỹ năng bán hàng để đàm phán, thương lượng với nhà cung cấp; đảm bảo các đơn đặt hàng và mua sản phẩm với mức giá cạnh tranh.
Bằng cách xây dựng và củng cố mối quan hệ với nhà cung cấp, quản lý thu mua có thể hướng tới mục tiêu quan trọng nhất là thực hiện các chiến lược tiết kiệm chi phí và cải thiện hiệu suất chung của công ty.
Đặc thù công việc đòi hỏi những người làm công việc này phải có kỹ năng giải quyết vấn đề và thực sự quyết đoán khi giám sát việc giao nhận - mua hàng và chi tiêu chung doanh nghiệp.

8. Nhân viên chăm sóc khách hàng

Đóng vai trò là người trung gian, là "cầu nối" giữa khách hàng hoặc nhà cung cấp với nhóm logistics, nhân viên chăm sóc khách hàng có nhiệm vụ thông báo mọi vấn đề phát sinh cho các kỹ sư hoặc quản lý và đề xuất giải pháp nếu cần thiết. Bên cạnh đó họ cũng phải đảm nhiệm những nhiệm vụ như báo giá, xử lý hóa đơn hàng hoặc quản lý hồ sơ khách hàng.

Nhân viên chăm sóc khách hàng cũng là vị trí có mức thu nhập tốt trong ngành logistics

9. Chuyên viên tư vấn logistics

Các chuyên viên tư vấn logistics kiểm tra hoạt động sản xuất và phối của một công ty rồi đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng. Cụ thể là liên quan đến cắt giảm chi phí, tìm kiếm nhà cung cấp mới hoặc thay đổi chiến lược vận tải.
Công việc của họ cũng bao gồm di chuyển đến các địa điểm phân phối khác nhau, duy trì mối quan hệ với khách hàng và quản lý nhiều dự án cùng lúc. Nếu đã có sẵn kiến thức nền về Logistics cộng với việc được được đào tạo, trang bị các kỹ năng giao tiếp, tổ chức v.v. thì đây thực sự là công việc rất lý tưởng.

10. Quản lý thị trường quốc tế

Ngoài nhiệm vụ xây dựng mối quan hệ với các đối tác nước ngoài thì nhà quản lý thị trường quốc tế còn phải đảm bảo mọi hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa được diễn ra theo đúng quy định, điều khoản chung.
Cụ thể, các quyết định liên quan đến phương thức và người vận chuyển cũng như việc đánh giá chi phí vận chuyển quốc tế, chiến lược phân phối đều chịu sự giám sát của chức danh này.
Với mức lương trung bình dành cho nhân viên khoảng 6 - 7 triệu đồng/tháng, quản lý là 69 - 92 triệu đồng/tháng và giám đốc chuỗi cung ứng là 5,000 - 6,000 USD/tháng tương đương với 100 - 140 triệu đồng/tháng, các vị trí việc làm ngành Logistics đang ngày càng được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những lĩnh vực yêu cầu cao và chỉ phù hợp với những người chịu được áp lực cao trong công việc.

MỤC LỤC:
1. Nhân viên đại lý hàng hải
2. Quản lý chuỗi cung ứng
3. Quản lý kho
4. Chuyên viên phân tích
5. Kỹ sư logistics
6. Quản lý hàng tồn kho
7. Quản lý thu mua
8. Nhân viên chăm sóc khách hàng
9. Chuyên viên tư vấn logistics
10. Quản lý thị trường quốc tế

Đọc thêm: Ngành Logistics - Hiểu như thế nào cho đúng? Liệu có thực sự hot?

Đọc thêm: Ngành Logistics học trường nào? thi khối gì? ra làm gì?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888