Cost Accountant là tên tiếng Anh của việc làm Kế toán kiểm kê. Đây là vị trí nhiều bạn trẻ theo đuổi bởi có cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Vậy trở thành nhân viên kế toán kiểm kê có khó không? Dưới đây là các thông tin chi tiết cung cấp cho bạn cái nhìn cụ thể hơn về nghề kế toán kiểm kê.
Kế toán kiểm kê là làm gì? yêu cầu công việc ra sao?
Kế toán kiểm kê là những chuyên gia tài chính chịu trách nhiệm phân tích giá cả hàng hóa được sản xuất hoặc kinh doanh bởi một công ty. Họ kiểm tra các chi phí liên quan trong chuỗi cung ứng và thực hiện phân tích lợi nhuận. Kế toán kiểm kê cũng giúp các công ty xác định các mặt hàng, dịch vụ, quy trình hoặc thậm chí các bộ phận có lợi nhuận cao nhất hoặc thấp nhất.
Các công việc cụ thể của nhân viên kế toán kiểm kê bao gồm:
Mức lương thực nhận của kế toán kiểm kê có thể dao động trong khoảng từ 5 - 20 triệu/tháng, tùy vào nơi làm việc, trình độ và kinh nghiệm của bạn. Trên thực tế, khi mới ra trường, bạn có thể nhận việc với lương 4 - 6 triệu/tháng, sau đó tăng dần lên khoảng 7 - 9 triệu sau 3, 4 năm làm việc.
Ngoài ra, thường thì không có nhiều người thực sự làm mãi trong vai trò kế toán kiểm kê vì đa phần mọi người đều vừa làm, vừa học lấy chứng chỉ và tích lũy kinh nghiệm để cân nhắc đảm nhiệm các vị trí cấp cao hơn sau này như kế toán tổng hợp và kế toán trưởng. Dù vậy, những nhiệm vụ, công việc bạn thực hiện trong vai trò kế toán kiểm kê sẽ hỗ trợ rất nhiều để bạn có nền tảng kiến thức, kỹ năng và các mối quan hệ hữu ích cho mục tiêu thăng tiến sự nghiệp trong tương lai.
Nhân viên kế toán kiểm kê cần phải đáp ứng được rất nhiều yêu cầu khác nhau để có thể thực hiện tốt được công việc của mình:
Kế toán kiểm kê thường phải có bằng cử nhân chuyên ngành kế toán, quản trị kinh doanh hoặc một lĩnh vực có liên quan khác. Họ phải có hiểu biết sâu sắc về phân tích tài chính, tổ chức kinh doanh, kinh tế, ngân hàng, luật kinh doanh và công nghệ thông tin. Nhiều nhà tuyển dụng ưu tiên các kế toán kiểm kê có bằng thạc sĩ về kế toán hoặc quản trị kinh doanh. Thế nhưng, vẫn có nhiều nhà tuyển dụng chấp nhận kế toán kiểm kê có bằng cao đẳng.
Kế toán kiểm kê không nhất thiết phải là người có kinh nghiệm làm việc lâu năm nhưng những người có trên 1,2 năm kinh nghiệm sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn. Để đáp ứng được yêu cầu này, họ có thể tìm kiếm các công việc ở vị trí thấp hơn trong các công ty kế toán hoặc bộ phận tài chính của doanh nghiệp. Các sinh viên theo học kế toán kiểm kê có thể tham gia các khóa thực tập để phát triển các kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết cho công việc. Đây là cơ hội tuyệt vời giúp sinh viên kết nối với các chuyên gia tài chính kế toán, những người có thể giúp họ tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.
Mặc dù đây không phải là yếu tố bắt buộc đối với nhân viên kế toán kiểm kê nhưng các chứng chỉ sẽ được coi như một lời khẳng định với trình độ của bạn và giúp bạn có lợi thế hơn khi cạnh tranh với các ứng viên khác. Một số chứng chỉ hữu ích cho ngành kế toán kiểm kê bao gồm:
Bạn cần phải có đầy đủ những kỹ năng sau để có thể trở thành một nhân viên kế toán kiểm kê giỏi:
Kỹ năng phân tích: Đó là khả năng thu thập và phân tích thông tin để giải quyết vấn đề. Kế toán kiểm kê cũng thường tham gia vào việc quyết định mức lương cho nhân viên và giá cả vật liệu để tăng lợi nhuận cho công ty.
Kiến thức, kỹ năng cần có để đảm nhận tốt việc làm kế toán kiểm kê
Những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về công việc của kế toán kiểm kê. Vậy bạn có đang thắc mắc làm thế nào để trở thành kế toán kiểm kê? Xin việc vào vị trí này cần phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Trên đây là những thông tin cụ thể về công việc kế toán kiểm kê. Bạn có thấy mình phù hợp và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn yêu cầu đối với công việc này? Nếu có, hãy tự tin tạo CV xin việc nhân viên kế toán kiểm kê và ứng tuyển ngay trên nền tảng Joboko.com nhé. Ngoài công việc kế toán kiểm kê, ngành kế toán có đa dạng các vị trí khác cho bạn lựa chọn. Tham khảo các vị trí phổ biến của nghề kế toán để có sự lựa chọn sáng suốt nhất cho mình.
MỤC LỤC:
I. Công việc cụ thể của kế toán kiểm kê
II. Mức lương trung bình của kế toán kiểm kê
III. Yêu cầu đối với nhân viên kế toán kiểm kê
IV. Trở thành kế toán kiểm kê có khó không?
Đọc thêm: Kinh nghiệm phỏng vấn kế toán giúp tạo thiện cảm tốt
Đọc thêm: Thông tin cần biết về chứng chỉ CPA