Tuyển dụng đầu bếp: Đâu chỉ giỏi mỗi nấu ăn đã ghi điểm

28/03/2022 10:30
Quá trình tuyển dụng đầu bếp diễn ra khá căng thẳng đối với cả ứng viên và nhà tuyển dụng. Đặc biệt quá trình này còn diễn ra phức tạp hơn trong tuyển dụng đầu bếp cho các nhà hàng, khách sạn.

Tuyển dụng đầu bếp cho nhà hàng thường rất phức tạp, đặc biệt khi muốn tìm kiếm những ứng viên tài năng, sẵn sàng gắn bó lâu dài với công việc, đồng thời đủ kiến thức chuyên môn và các kỹ năng để đảm đương vị trí bếp trưởng. Bởi một đầu bếp chuyên nghiệp, chỉ nấu ăn giỏi là chưa đủ. Dưới đây là một vài lưu ý dành cho bạn trong quá trình tuyển dụng đầu bếp.

Một đầu bếp giỏi ngoài kỹ năng nấu ăn còn cần nhiều yếu tố khác

1. Đầu bếp giỏi không chỉ yêu cầu kỹ năng nấu nướng thành thạo

Trở thành đầu bếp chuyên nghiệp là mục tiêu sự nghiệp của bất kỳ đầu bếp nào, nhưng khi đứng bếp, nhưng nấu ăn giỏi thôi là chưa đủ. Có rất nhiều trách nhiệm và yêu cầu công việc khác nhau liên quan đến chế biến thực phẩm đối với một bếp trưởng.

Nhất là với vai trò là bếp trưởng cũng đồng thời là người theo dõi, quản lý chi phí thực phẩm; xây dựng thực đơn và công thức chế biến; đốc thúc thái độ làm việc của nhân viên và thực hiện kiểm tra dây chuyền. Bất kỳ sơ sót trong quá trình chế biến đều có thể khiến nhà hàng của bạn nhận những đánh giá không tốt, ảnh hưởng tới chất lượng kinh doanh.

Chính vì thế, bạn cần kiểm tra kinh nghiệm của ứng viên tại những vị trí từng làm trước đây, đồng thời tra cứu trực tuyến các đánh giá từ khách hàng (nếu có), để đảm bảo đầu bếp bạn tuyển dụng có đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết giúp đảm đương toàn bộ yêu cầu công việc.

Bên cạnh một số kỹ năng, phong cách lãnh đạo cũng là yêu cầu quan trọng đối với vị trí bếp trưởng. Bạn có thể kiểm tra bằng cách đưa ra một vài tính huống thực tế và xem xét cách ứng viên nhận diện cũng như giải quyết vấn đề. Bởi nhiều ứng viên với phong cách lãnh đạo quá cứng nhắc và dứt khoát, chưa chắc phù hợp với không gian nhà bếp tại nhà hàng của bạn.

Bếp trưởng được giao nhiệm vụ giám sát nhiều đầu việc, nên phong cách lãnh đạo phù hợp sẽ khiến nhân viên cảm thấy thoải mái và vui vẻ thực hiện các yêu cầu, đồng thời dễ dàng kết hợp với bạn hay các cấp quản lý khác, đảm bảo kết quả và hiệu suất công việc.

Tuy nhiên, bếp trưởng cũng cần có kỹ năng nấu nướng tuyệt vời, bởi bên cạnh công việc quản lý, tùy thuộc vào số lượng nhân viên nhà bếp, mà đôi khi bếp trưởng cũng sẽ phải tham gia vào quá trình chế biến món ăn. Vì vậy, nâng cao kỹ năng nấu nướng là yêu cầu bắt buộc chung đối với cả nhân viên đầu bếp và bếp trưởng, nhằm chắc chắn nhân viên trong nhà hàng của bạn luôn vững vàng chuyên môn.

2. Đầu bếp nên phù hợp với thương hiệu nhà hàng, nhưng đôi khi cần tiếng nói riêng

Hiện nay, có rất nhiều đầu bếp tài năng và chuyên nghiệp, nhưng không phải tất cả đều phù hợp với thương hiệu và văn hóa làm việc tại nhà hàng của bạn. Vì thế, trong quá trình sàng lọc hồ sơ hay phỏng vấn, đừng bỏ qua những câu hỏi liên quan đến nhận diện thương hiệu, đồng thời xác định thái độ của ứng viên đối với thương hiệu nhà hàng hay văn hóa làm việc.

Ví dụ: Quan điểm của ứng viên về menu hiện tại của nhà hàng; Nền tảng ẩm thực của ứng viên có phù hợp để chế biến những món trong menu; Ứng viên đã có kinh nghiệm trong quản lý nhân viên chưa;...

Những câu hỏi như vậy sẽ giúp bạn tìm thấy ứng viên thực sự phù hợp với nhà hàng của mình. Tuy nhiên, tìm kiếm một bếp trưởng có những ý tưởng đột phá hay một vài quan niệm mới mẻ về công việc cũng là cách hiệu quả để phát triển nhà hàng của bạn. Khi ứng viên nhìn vào menu nhà hàng và không đưa ra bất kỳ phương án xây dựng mới nào, thì chưa chắc đó đã là điều tốt.

Một bếp trưởng giỏi sẽ không ngần ngại suy nghĩ những ý tưởng mới cho món ăn, nhưng vẫn biết cân bằng giữa các kế hoạch tăng trưởng với giá trị thương hiệu hiện tại của nhà hàng.

Nhà tuyển dụng cần làm gì để tuyển được đầu bếp giỏi?

3. Một số lưu ý trong quá trình tuyển dụng đầu bếp

3.1. Hãy giới thiệu nhà hàng của bạn với ứng viên tham gia phỏng vấn

Kết hợp giới thiệu thương hiệu nhà hàng trong quá trình phỏng vấn, là việc bạn nên làm với tư cách nhà quản lý. Mang tới cho ứng viên thêm thông tin về nhà hàng, bao gồm: văn hóa nơi làm việc; menu hiện tại và đánh giá từ khách hàng; kế hoạch phát triển thương hiệu trong tương lai;...

Công việc này sẽ giúp ứng viên hiểu thêm về môi trường làm việc trong tương lai, cảm thấy bị thuyết phục nếu phù hợp, nhờ đó nhà hàng của bạn sẽ không bỏ lỡ các ứng viên tiềm năng.

3.2. Cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tuyển dụng

Dù bạn tuyển dụng vị trí đầu bếp hay bếp trưởng, cũng cần xem xét và đánh giá kỹ lưỡng ứng viên. Đừng chỉ dựa vào thông tin từ hồ sơ hay thái độ của ứng viên trong suốt quá trình phỏng vấn. Bạn thậm chí có thể ghé qua những nhà hàng mà ứng viên từng làm việc trước đó để tìm hiểu thêm về năng lực cũng như thái độ trong công việc của họ.

Tra cứu trực tuyến cũng là cách để bạn có thêm thông tin về nơi làm việc trước đây của ứng viên, biết được nhà hàng đó đang tiếp tục phát triển hay kinh doanh kém, từ đó đánh giá chính xác hơn về nhân sự mà nhà hàng của bạn sắp tuyển dụng.

Như vậy, để trở thành đầu bếp chuyên nghiệp hay có thể đảm đương vị trí bếp trưởng trong nhà hàng đòi hỏi ứng viên có những kỹ năng ưu tú khác, ngoài kỹ năng nấu nướng. Hiểu rõ những yêu cầu dành cho đầu bếp sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn những ứng viên tài năng, để cùng bạn phát triển nhà hàng của mình!

MỤC LỤC:
1. Đầu bếp giỏi không chỉ yêu cầu kỹ năng nấu nướng thành thạo
2. Đầu bếp nên phù hợp với thương hiệu nhà hàng, nhưng đôi khi cần tiếng nói riêng
3. Một số lưu ý trong quá trình tuyển dụng đầu bếp

Đọc thêm: Lương của đầu bếp trung bình là bao nhiêu? có tương lai không?

Đọc thêm: Cách viết CV xin việc Đầu bếp, nấu ăn

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888