Bất kỳ ai khi sắp ứng tuyển xin việc thực tập đều sẽ băn khoăn về những vấn đề như là: Nên xin việc vào đâu? Liệu mình có phù hợp hay không? Cơ hội trúng tuyển là bao nhiêu? Mẫu CV xin việc thực tập khác gì với các mẫu ứng tuyển vị trí toàn thời gian, dành cho ứng viên có chuyên môn, kinh nghiệm? Làm sao để không phạm lỗi khi viết CV và tham gia phỏng vấn?... Cho dù thực tế là bạn vẫn còn "non nớt" nhưng đừng vì vậy mà cuống, hãy bình tĩnh, bắt đầu từ việc chọn đúng CV xin việc thực tập.
Lựa chọn mẫu CV xin việc cho thực tập sinh như thế nào đúng chuẩn?
Đi thực tập là yêu cầu bắt buộc của các trường trung cấp, cao đẳng và đại học để sinh viên bước đầu tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp là các bạn học sinh cấp 3, sinh viên chủ động xin thực tập hè, thực tập vào thời gian rảnh để tích lũy kinh nghiệm và xây dựng mối quan hệ. Ngoài ra, những ai mới ra trường cũng có thể cân nhắc đến vai trò thực tập sinh khi chưa tìm được việc, từ đó chuẩn bị phấn đấu để được giữ lại hay đơn giản là để làm dày kinh nghiệm trong CV.
Không khó để liệt kê "hàng hà sa số" lợi ích của việc đi thực tập, chẳng hạn như:
Một số bạn có thể nhận được phụ cấp thực tập, tùy vào từng cơ quan, doanh nghiệp và những đóng góp của bạn trong công việc. Ngoài ra, có nhiều tập đoàn hay các tổ chức phi chính phủ có chương trình tuyển thực tập sinh cho các vị trí quản lý sau này, đó cũng là cơ hội bạn không nên bỏ lỡ.
Tuy nhiên, ngày nay ứng tuyển thực tập cũng không đơn giản vì bạn phải cạnh tranh với nhiều ứng viên "nặng ký" khác. Họ có thể có kết quả học tập tốt hơn bạn, giỏi ăn nói hơn bạn... Cách duy nhất để bạn trân trọng các cơ hội thực tập là chuẩn bị chu đáo từng bước trong quy trình xin việc.
Không thể phủ nhận thực tế là ngày nay, rất nhiều các bạn học sinh, sinh viên giỏi ngoại ngữ. Vì vậy mà đôi khi việc quyết định xem có nên tiếp tục chọn mẫu CV xin việc thực tập tiếng Việt cũng cần được cân nhắc. Dù vậy, nhiều nhà tuyển dụng cho nhiều vị trí chỉ yêu cầu CV tiếng Việt thôi. Trừ khi họ ghi rõ rằng yêu cầu CV xin việc tiếng Anh (hoặc ngoại ngữ khác) hoặc công việc đó thuần túy dùng đến ngoại ngữ, nếu không, bạn hãy gửi CV tiếng Việt nhé.
Một số mẫu CV xin việc thực tập sinh thu hút nhà tuyển dụng bạn có thể lựa chọn
Như đã đề cập trước đó, hãy gửi CV xin việc thực tập tiếng Anh khi được yêu cầu hoặc là khi ứng tuyển vào công ty nước ngoài, môi trường là các tổ chức phi chính phủ... Với các mẫu CV xin việc thực tập tiếng Anh, nguyên tắc lựa chọn ngoài việc có bố cục rõ ràng thì hãy chắc chắn rằng các phần chính của CV (tiêu đề CV) được viết chính xác. Sẽ thật "ngớ ngẩn" nếu bạn giỏi tiếng Anh và tự tin vào nội dung mình biết nhưng lại vô tình chọn những mẫu có lỗi từ trước. Một gợi ý nhỏ là các mẫu CV xin việc thực tập tiếng Anh trên JOBOKO đều được thiết kế chuyên nghiệp nhất và đảm bảo không có những sai sót như vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.
Dĩ nhiên, ngoài việc chọn mẫu CV xin việc thực tập theo ngôn ngữ, bạn vẫn còn những lựa chọn khác, lý tưởng nhất là chọn theo ngành nghề. Ví dụ, bạn học khối ngành xã hội, hãy thử các mẫu CV thanh lịch, nhẹ nhàng; trong khi nếu theo tiếp thị - truyền thông thì CV màu sắc tươi sáng, có chút phá cách, thể hiện sự năng động và sáng tạo lại phù hợp hơn. Đối với các chuyên ngành kỹ thuật, CV theo phong cách đơn giản nhưng rõ ràng, màu sắc trầm hoặc tạo cảm giác mạnh mẽ là lựa chọn tốt nhất.
Có rất nhiều việc làm thực tập ở nhiều công ty, tổ chức, cửa hàng,... khác nhau. Việc bạn đi thực tập ở đâu cần được quyết định dựa trên việc sau này bạn muốn làm gì. Giả sử, bạn đang học chuyên ngành thiết kế và sau này muốn làm trong doanh nghiệp marketing thì hãy cân nhắc tới việc ứng tuyển vào các agency để quen với môi trường, nhịp độ công việc của loại hình kinh doanh này.
Bên cạnh đó, bạn cũng chỉ nên ứng tuyển vào những vị trí, công ty phù hợp với trình độ, năng lực hiện tại của mình. Một số tổ chức có tiêu chuẩn tuyển thực tập sinh còn cao hơn cả nhân viên chính thức ở các doanh nghiệp khác. Nhìn chung, bạn đi thực tập là để học hỏi từ thực tế và tìm kiếm cơ hội sau này, hãy vừa sức của mình.
Lưu ý gì khi ứng tuyển việc làm thực tập sinh?
Bước tiếp theo trong quy trình tìm việc làm thực tập là chuẩn bị CV. Từ việc chọn mẫu CV xin việc thực tập sinh đến viết nội dung thông tin, soát lỗi và gửi đi - tất cả đều cần được hoàn thiện theo cách tốt nhất. Đừng gây áp lực cho mình nhưng cũng không nên vội vàng bạn nhé, bình tĩnh chuẩn bị và nhờ những người đi trước như anh chị, thầy cô kiểm tra giúp CV cũng là một phương pháp khá hữu ích để có được "sản phẩm" là bản CV hoàn hảo nhất. Trong những phần như học vấn, bạn chưa tốt nghiệp thì vẫn ghi trường, ngành học và điểm trung bình học kỳ trước chẳng hạn. Ngoài CV thì một số nơi cũng yêu cầu ứng viên cần có đơn xin việc thực tập sinh đi kèm. Nếu bạn chưa biết cách viết và lựa chọn mẫu đơn xin việc chuẩn ra sao thì hãy tham khảo ngay thông tin JOBOKO chia sẻ nhé.
Điều mà nhà tuyển dụng kỳ vọng nhất ở một thực tập sinh chắc chắn không phải là bạn có thể mang đến những đóng góp to lớn, sự thay đổi hay những chiến lược gì. Thay vào đó, họ muốn nhìn thấy tiềm năng từ những người trẻ có nhiệt huyết, có sức trẻ, có kiến thức và sẵn sàng học hỏi để đưa ra các ý tưởng mới dù non nớt. Muốn trúng tuyển khi tìm việc thực tập, hãy thể hiện những tố chất đó trong cuộc phỏng vấn.
Có thể thấy, quy trình chuẩn bị ứng tuyển các vị trí thực tập sinh như thực tập sinh kinh doanh, thực tập sinh nhân sự, thực tập sinh Marketing,... về cơ bản cũng không khác so với xin việc các vai trò toàn thời gian. Tuy nhiên, với những kinh nghiệm ít ỏi và thậm chí là chưa có bằng tốt nghiệp, bạn cần chú ý hơn đến CV và cho thấy thái độ tích cực để nhà tuyển dụng nhìn thấy tiềm năng và triển vọng từ bạn. Một kỳ thực tập như ý của bạn sẽ bắt đầu bằng việc mọi bước đi đều suôn sẻ.
MỤC LỤC:
I. Làm thực tập sinh: Trăm lợi, không hại
II. Nên chọn mẫu CV xin việc thực tập thế nào?
III. Quy trình ứng tuyển thực tập sinh có gì cần lưu ý?
Đọc thêm: Cách viết kinh nghiệm làm thực tập sinh trong CV xin việc
Đọc thêm: Kinh nghiệm xin việc Thực tập sinh Digital marketing