Tìm việc làm trong mỗi ngành nghề, lĩnh vực sẽ có những yêu cầu cụ thể khác nhau. Nếu như bạn muốn xin việc làm kế toán, bạn sẽ cần hiểu rõ về các vị trí trong doanh nghiệp, những định hướng phát triển, mức lương, các cơ hội nghề nghiệp,... Điều này sẽ giúp bạn hình thành những kiến thức cơ sở đầy đủ để điều chỉnh CV xin việc, cách thể hiện bản thân trước nhà tuyển dụng và có những bước chuẩn bị sẵn sàng nhất để phát triển tương lai sự nghiệp cho chính mình.
Tìm hiểu những vị trí ngành kế toán và triển vọng nghề nghiệp
Kế toán (Accounting) là cách doanh nghiệp, tổ chức dùng để ghi lại, lưu trữ thông tin sổ sách, số liệu tài chính và tuân thủ các quy định của nhà nước về báo cáo thuế, báo cáo tài chính.
Kế toán viên (Accountant) là những người có năng lực, trình độ chuyên môn và bằng cấp phù hợp - thường là từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan - phụ trách lưu trữ thông tin thô, phân tích và xử lý các sổ sách, hóa đơn, chứng từ đó để các doanh nghiệp và tổ chức rõ ràng về nguồn vốn, chi phí, doanh thu và lợi nhuận (hoặc thua lỗ).
Khi nói về các việc làm kế toán, đa số mọi người có thể nghĩ tới nghề nghiệp của những con số khô khan, yêu cầu khả năng tập trung cao và thậm chí là có phần nhàm chán. Tuy nhiên, thực tế là số sinh viên lựa chọn thi và theo học chuyên ngành kế toán luôn là một con số khổng lồ, nguyên nhân cũng dễ lý giải vì doanh nghiệp hay tổ chức nào cũng đều cần tuyển dụng kế toán. Bên cạnh đó, nếu như thực sự yêu nghề và gắn bó lâu dài, bạn sẽ nhận ra những điểm hấp dẫn và thú vị của nghề nghiệp mà bạn không thể tìm thấy ở bất kỳ lĩnh vực nào khác.
Thực tế, kế toán là một ngành nghề rất rộng với nhiều vai trò được chuyên biệt hóa. Trong doanh nghiệp, các vị trí việc làm kế toán phổ biến nhất sẽ gồm có:
Ngoài ra còn có một số vị trí việc làm kế toán công chẳng hạn như kế toán tại các đơn vị hành chính công, kế toán trường học, bệnh viện và đơn vị sự nghiệp hoặc kế toán ngân hàng, kế toán ở các tổ chức tài chính,...
Các việc làm kế toán khác nhau, ở các công ty và tổ chức khác nhau sẽ yêu cầu trình độ, số năm kinh nghiệm và mức độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ năng khác nhau. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn làm việc như một nhân viên kế toán nội bộ trong doanh nghiệp (dù vai trò cụ thể là gì) hoặc làm việc trong các công ty cung cấp dịch vụ kế toán ngoài.
Việc làm kế toán có đa dạng vị trí cho các bạn trẻ lựa chọn
Cho dù bạn bắt đầu sự nghiệp kế toán của mình với vị trí nào thì chắc hẳn bạn cũng hiểu rõ yêu cầu đầu tiên và cơ bản nhất với việc làm kế toán là trình độ và bằng cấp chuyên môn. Nói cách khác, bạn không thể làm kế toán viên nếu chưa học qua trường lớp hay có chứng chỉ kế toán. Không chỉ vậy, yêu cầu về kỹ năng và phẩm chất đạo đức đối với các việc làm kế toán cũng được đề cao.
Để tìm việc làm kế toán bạn sẽ cần có bằng cấp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán, Tài chính, Ngân hàng hoặc Quản trị kinh doanh, Marketing, Xuất nhập khẩu,... nhưng có chứng chỉ kế toán. Ngày nay, nhiều nhà tuyển dụng, đặc biệt là các doanh nghiệp với quy mô nhân sự lớn thường sẽ yêu cầu ứng viên có bằng cấp từ đại học, sau đại học với đúng chuyên ngành. Hơn nữa, nếu như bạn muốn phát triển, thăng tiến sự nghiệp trong tương lai thì dù bắt đầu với bằng cấp như thế nào, bạn vẫn nên tiếp tục học để có bằng đại học cũng như cân nhắc đến các chứng chỉ kế toán.
Mô tả công việc của nhân viên kế toán sẽ giúp bạn dễ dàng hình dung về nhiệm vụ của một kế toán dù thực tế thì các vị trí việc làm kế toán khác nhau, môi trường doanh nghiệp khác nhau thì mô tả công việc cũng sẽ được điều chỉnh. Nhìn chung, một nhân viên kế toán sẽ phụ trách:
Yêu cầu bằng cấp và kỹ năng khi ứng tuyển việc làm kế toán
Theo khảo sát, mức lương trung bình của kế toán hiện nay là khoảng 8,7 triệu/ tháng cho các bạn có từ 1 - 3 năm kinh nghiệm, cao hơn sẽ khoảng từ 10 - 15 triệu/ tháng.
Mức lương theo các vị trí việc làm kế toán như sau:
Về cơ bản, mức thu nhập của kế toán sẽ tùy theo hình thức làm việc và vị trí việc làm kế toán bạn bắt đầu. Có những bạn làm theo hình thức cung cấp dịch vụ, làm part-time thì mức lương có thể chỉ từ 3 - 5 triệu/ tháng nhưng nhìn chung đều dao động trong khoảng 7 - 10 triệu/ tháng, khá cao so với đa số các công việc văn phòng.
Một đặc điểm của nghề kế toán là mức lương tăng theo số năm kinh nghiệm, có kinh nghiệm càng nhiều, kinh nghiệm làm ở công ty nước ngoài và các công ty quy mô nhân sự lớn thì khi deal lương càng dễ. Cùng với đó, khi đã có nghiệp vụ thành thạo, bạn cũng sẽ có nhiều cơ hội làm thêm để tăng thu nhập.
Không chỉ có nhiều vị trí việc làm kế toán, nghề nghiệp này cũng luôn nằm trong top những chuyên ngành không lo thiếu cơ hội việc làm, điều quan trọng là năng lực và khả năng thích nghi, gắn bó và sẵn sàng của ứng viên mà thôi. Thậm chí ngay cả trong một nền kinh tế mà công nghệ đang dần thay đổi thị trường lao động, giải quyết được rất nhiều tác vụ thì nghề kế toán cũng rất khó để hoàn toàn không cần đến con người. Nói cách khác, kế toán cung cấp nhiều cơ hội việc làm và bạn không lo thất nghiệp khi có bằng cấp chuyên môn.
Lộ trình thăng tiến lý tưởng của một nhân viên kế toán sẽ bắt đầu từ những vai trò cơ bản như nhân viên kế toán nội bộ (hoặc các vai trò tương tự như kế toán bán hàng, kế toán bán hàng,...), sau 3 - 6 năm thì trở thành chuyên viên kế toán hoặc kế toán tổng hợp, trên 10 năm thăng tiến lên kế toán trưởng.
Tuy được xem là ngành nghề nhiều cơ hội việc làm nhưng để thăng tiến trong lĩnh vực kế toán lại không dễ, thực tế là có những bạn đi làm nhiều năm vẫn luôn xoay sở trong các vai trò cơ bản nhất là nhân viên kế toán. Yêu cầu để thăng tiến - bao gồm cả thăng chức và tăng lương với các công việc kế toán - cụ thể là trở thành kế toán tổng hợp và kế toán trưởng rất cao.
Triển vọng nghề nghiệp của ngành kế toán ra sao?
Ngoài kinh nghiệm bạn cũng sẽ cần nghiệp vụ thành thạo, khả năng chịu trách nhiệm, chứng minh được năng lực qua các thành tích, số liệu - ví dụ như làm kế toán tổng hợp ở công ty quy mô trên 1.000 nhân sự và/ hoặc có kinh nghiệm cả về phân tích dữ liệu, phân tích tài chính thì cơ hội thăng tiến sẽ cao hơn hẳn việc bạn luôn làm nhân viên kế toán kho, kế toán bán hàng trong các công ty nhỏ.
Dĩ nhiên, các vị trí cấp cao như kế toán trưởng yêu cầu thường trên 10 năm kinh nghiệm và cạnh tranh rất gay gắt nhưng đổi lại mức lương rất cao, "quyền lực" cũng chẳng thua kém gì giám đốc tài chính (CFO) nên xứng đáng trở thành vị trí mơ ước, xứng đáng để bạn nỗ lực thật nhiều.
Như đã nói, bạn có thể trở thành nhân viên kế toán mà không nhất thiết phải có bằng đại học. Tuy nhiên, nếu có bằng cấp chuyên nghiệp từ các trường có chất lượng đào tạo hàng đầu như sau thì cơ hội việc làm của bạn sẽ rộng mở hơn:
Ngoài ra, bạn cũng có thể học chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán tại các trường trung cấp, cao đẳng trên cả nước.
Trường hợp bạn học trái ngành nhưng muốn sang gắn bó với nghề kế toán thì cân nhắc đăng ký các chương trình đào tạo từ xa, học lấy chứng chỉ kế toán sẽ là một lựa chọn tốt.
Bên cạnh việc có bằng cấp chuyên môn ở trường về kế toán hoặc chứng chỉ nghề kế toán thì để tìm việc làm kế toán tốt, lương cao, dễ thăng tiến, bạn có thể xem xét sớm đầu tư học và thi lấy các chứng chỉ kế toán cấp cao như: ACCA, CPA, CIMA hay CFA. Các chứng chỉ này khá khó học và thi, có thể mất từ 2 - 10 năm nhưng nếu thành công thì con đường sự nghiệp kế toán của bạn sẽ rộng mở hơn rất nhiều.
Nơi nào đào tạo kế toán tốt? theo đuổi ngành này cần chứng chỉ gì?
Trước khi tìm việc làm kế toán, điều quan trọng là bạn phải thực sự hiểu về bản thân mình - thế mạnh và điểm yếu của bạn là gì? Kinh nghiệm hay trình độ, kỹ năng thực tế đến đâu? Bạn tự tin xử lý các nghiệp vụ kế toán nào?... Sau đó, bạn có thể so sánh với các yêu cầu của nhà tuyển dụng và chọn ứng tuyển vào các vị trí việc làm kế toán phù hợp nhất ở thời điểm đó.
Bạn cũng phải hiểu rằng dù bằng cấp của bạn là bằng đại học, tốt nghiệp loại xuất sắc thì cũng không có nghĩa là vừa ra trường bạn đã có thể ứng tuyển kế toán tổng hợp hay kế toán trưởng. Tốt nhất, hãy bắt đầu bằng các vị trí cơ bản như nhân viên kế toán nội bộ hay kế toán thanh toán, kế toán bán hàng rồi từng bước lên kế toán thuế, kế toán giá thành, chuyên viên kế toán. Bạn sẽ học được dần dần và thành thạo các nghiệp vụ một cách toàn diện nhất.
Có nhiều kênh việc làm kế toán nhưng không phải kênh nào cũng đầy đủ và đáng tin cậy. Ví dụ, những nhà tuyển dụng có thương hiệu, cung cấp môi trường làm việc tốt và mức lương cạnh tranh có thể không đăng tuyển qua các group Facebook hay các trang web tuyển dụng thông thường.
Trường hợp bạn đã có nhà tuyển dụng mục tiêu, mong muốn được làm việc cho các công ty, tập đoàn cụ thể thì hãy thường xuyên theo dõi thông tin trên website hoặc fanpage chính thức của họ. Tìm việc làm kế toán trên các diễn đàn hay group, fanpage việc làm trên mạng xã hội thì được đánh giá là không mấy hiệu quả vì đa số là các công việc có mức lương không mấy cạnh tranh hoặc thông tin nhà tuyển dụng không rõ ràng.
Một địa chỉ tìm việc làm kế toán tin cậy được nhiều ứng viên lựa chọn là JobOKO (Joboko.com). Áp dụng công nghệ Job Search Engine đầu tiên được phát triển của người Việt, JobOKO tổng hợp, thu thập nguồn việc làm kế toán phong phú từ tất cả các nguồn trên internet, lọc tránh trùng lặp rồi hiển thị đầy đủ nhất trên trang. Bên cạnh đó, các công nghệ về trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (machine learning) sẽ giới thiệu việc làm phù hợp cho bạn theo thời gian thực. Bạn sẽ được tiếp cận với nhiều cơ hội việc làm hơn, không lo bỏ lỡ việc làm phù hợp với đãi ngộ tốt.
Mẹo giúp tìm việc làm kế toán nhanh chóng, hiệu quả
CV xin việc giúp ứng viên thể hiện bản thân, tạo ấn tượng ban đầu tích cực (hoặc tiêu cực) với nhà tuyển dụng. Dù bạn đã có hay chưa có nhiều kinh nghiệm thì khi tạo CV xin việc kế toán cũng cần lưu ý sao cho CV của mình chuyên nghiệp, độc đáo, làm nổi bật được thế mạnh và cá tính của bản thân. Tham khảo các mẫu CV và cách viết CV xin việc kế toán được JobOKO chia sẻ để tạo nên một bản CV hoàn hảo nhất bạn nhé.
Phỏng vấn và những bài kiểm tra nghiệp vụ chuyên môn, năng lực ngoại ngữ và IQ là cách nhà tuyển dụng thường dùng để đánh giá ứng viên các vị trí việc làm kế toán. Muốn vượt qua vòng phỏng vấn, bạn cần thể hiện được kinh nghiệm, khéo léo nói về các kỹ năng, thành tích và khẳng định đam mê với nghề, sự nghiêm túc và tỉ mỉ, cẩn thận của bản thân. Ít nhất, trong phỏng vấn hãy cho thấy bạn là người đáng tin cậy, hiểu rõ về công việc và trân trọng cơ hội nghề nghiệp.
Qua những chia sẻ đầy đủ, chi tiết của JobOKO, mong rằng bạn đã thực sự hiểu toàn diện nhất về việc làm kế toán và có cơ sở để quyết định chọn ngành, chọn nghề cũng như sẵn sàng tìm kiếm, chinh phục các cơ hội việc làm kế toán cho mình. Chúc bạn thành công!
MỤC LỤC:
I. Tổng quan về ngành kế toán
II. Tìm việc làm kế toán yêu cầu bằng cấp và kỹ năng thế nào?
III. Mức lương của các việc làm kế toán
IV. Cơ hội việc làm và thăng tiến của nghề kế toán
V. Học kế toán ở đâu?
VI. Cách tìm việc làm kế toán hiệu quả nhất
Đọc thêm: Lộ trình thăng tiến của Nhân viên kế toán thế nào?
Đọc thêm: Cách tìm việc làm nhân viên kế toán mới ra trường, chưa có kinh nghiệm