Wrongful Termination là gì? Cách xử lý khi bị chấm dứt hợp đồng sai trái

08/07/2020 12:30
Wrongful Termination là tình huống có thể xảy ra trong nhiều doanh nghiệp mà không một nhân viên nào mong muốn. Wrongful Termination không chỉ khiến một người mất việc mà còn mang lại nhiều vấn đề khi bạn đi tìm việc làm mới. Vậy Wrongful Termination là gì? Cách xử lý khi bị Wrongful Termination ra sao?
Trên thực tế, trong rất nhiều trường hợp, trừ khi có hợp đồng quy định rõ ràng từ trước các điều khoản liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thì cả chủ lao động và nhân viên đều không cần lý do để sa thải hoặc xin nghỉ việc. Đây là một bất lợi và là tiền đề để Wrongful Termination xảy ra. Vậy thế nào là Wrongful Termination và nhân viên bị Wrongful Termination nên khắc phục ra sao nếu họ bị chấm dứt hợp đồng một cách không công bằng?

Wrongful Termination có thật sự nghiêm trọng như bạn nghĩ?

1. Wrongful Termination là gì?

Wrongful Termination hay còn gọi là Chấm dứt hợp đồng lao động sai trái, bất công, xảy ra khi chủ lao động chấm dứt hợp đồng làm việc của nhân viên nhưng việc chấm dứt vi phạm các điều khoản của thỏa thuận lao động hoặc một số quy định của Luật Lao động. Wrongful Termination còn được gọi là sa thải sai luật.

2. Những trường hợp được coi là chấm dứt hợp đồng sai trái

Một nhân viên có thể được coi là đã gặp phải tình trạng Wrongful Termination nếu hợp đồng lao động của họ bị chấm dứt vì có sự phân biệt đối xử; hành vi sa thải vi phạm chính sách tuyển dụng và quản lý nhân sự của công ty hoặc nếu chính sách của công ty nêu rõ các hướng dẫn sa thải, chấm dứt hợp đồng nhưng hướng dẫn đó không được tuân theo.
Các trường hợp khác có thể được hiểu là Wrongful Termination bao gồm bị sa thải vì là người tố giác vấn đề sai trái ở công ty, phàn nàn về các vấn đề như điều kiện làm việc không đảm bảo an toàn tại nơi làm việc hoặc không sẵn sàng thực hiện một hành động bất hợp pháp khi bị quản lý yêu cầu. Ngoài ra, một số trường hợp còn lại bao gồm chấm dứt hợp đồng vì phân biệt đối xử với nhân viên do dân tộc, tôn giáo, giới tính hoặc tuổi tác.
Luật pháp có thể bảo vệ người lao động trong những trường hợp Wrongful Termination vi phạm hợp đồng, phân biệt đối xử, phản đối yêu cầu thực hiện nhiệm vụ bất hợp pháp, v.v. Tuy nhiên, thực tế là không có luật cụ thể cung cấp sự bảo vệ cho những nhân viên bị chấm dứt hợp đồng bất công vì những lý do như không làm tốt công việc, v.v. - những lý do chung chung mà người quản lý, giám sát đưa ra.
XEM THÊM: Mẹo soạn thảo hợp đồng lao động chuẩn

3. Cách xử lý khi bị chấm dứt hợp đồng sai trái

Một nhân viên gặp phải tình trạng Wrongful Termination có thể làm gì? Bước đầu tiên để xử lý là bạn cần biết các quyền mình có và những lựa chọn của bản thân. Bước tiếp theo là xác định biện pháp khắc phục hoặc giải quyết có lợi nhất. Bạn hãy trao đổi lại với bộ phận nhân sự của công ty để đạt được một số thỏa thuận nhất định (nếu có).
Mặc dù hợp đồng lao động của bạn đã bị chấm dứt từ một phía, họ vẫn có trách nhiệm trả lời cho bạn câu hỏi về quy trình sa thải và những lợi ích bạn có thể nhận được. Thậm chí nếu muốn, bạn vẫn có thể yêu cầu họ giải thích rõ ràng và đề nghị rút lại quyết định sa thải. Nếu bạn tin rằng mình đã bị phân biệt đối xử hoặc chưa được đối xử theo luật pháp hoặc chính sách của công ty, bạn có thể cân nhắc khởi kiện trong những tình huống nghiêm trọng.

4. Chấm dứt hợp đồng lao động và nhận trợ cấp thất nghiệp

Khi bạn bị Wrongful Termination, bạn có thể không đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp. Nếu bạn không chắc chắn liệu bạn có đủ điều kiện để để được công nhận là người thất nghiệp cần được trợ cấp hay không, hãy kiểm tra với với các phòng ban liên quan. Mặc dù Wrongful Termination là điều không mong muốn nhưng bạn vẫn có thể làm nhiều cách để hạn chế tổn thất và có được sự trợ giúp trong thời gian tìm việc mới.

Những cách xử lý Wrongful Termination lịch sự văn minh

5. Giải thích về Wrongful Termination khi đi phỏng vấn xin việc mới

Khi gặp phải Wrongful Termination, bạn cũng cần tự hỏi mình rằng đâu là nguyên nhân thực tế. Bạn có thể bị sa thải vì công ty tái cấu trúc dẫn tới xóa sổ một vị trí hoặc công ty bị phá sản. Với các lý do này, bạn hoàn toàn có thể thoải mái nói với nhà tuyển dụng mới khi bạn đi phỏng vấn xin việc. Trong trường hợp bạn gặp Wrongful Termination mà chẳng biết lý do vì sao, bạn vẫn phải nghĩ về cách giải thích khi tìm việc mới. Nguyên tắc chung là bạn phải trung thực, ngắn gọn và không quá xúc động, cảm tính về những gì đã xảy ra với bạn.

3.1. Hãy trung thực

Thành thật là chính sách tốt nhất khi phỏng vấn cho một công việc mới sau khi gặp phải Wrongful Termination. Nếu bạn nói dối hoặc cố gắng che đậy lý do cho việc bị chấm dứt hợp đồng và nhà tuyển dụng mới phát hiện ra, họ sẽ đánh giá rằng bạn không trung thực. Trong trường hợp tệ hơn, bạn được nhận vào công ty rồi mới bị phát hiện nói dối thì bạn vẫn có thể bị sa thải ngay lập tức.
XEM THÊM: Cách trả lời câu hỏi về lý do nghỉ việc ở công ty cũ thuyết phục

3.2. Hãy nói ngắn gọn

Một lưu ý khác dành cho bạn là bạn không cần phải cung cấp một lời giải thích dài dòng và quá chi tiết, cụ thể về Wrongful Termination xảy ra với mình. Bạn có thể nói ngắn gọn và đơn giản nói lý do bạn bị chấm dứt hợp đồng. Ví dụ, bạn có thể nói rằng mình bị cho thôi việc vì doanh số giảm trong khi bạn mới được điều đến thị trường mới và cạnh tranh rất khắc nghiệt. Chỉ cần nói như vậy là đủ và bạn không nên nói thêm những lời bào chữa khác hay nói xấu công ty trước đây.

3.3. Giải thích trường hợp Wrongful Termination của bạn theo cách tích cực

Một mẹo khác là nói về tình huống của bạn theo cách tích cực nhất có thể. Một cách hiệu quả để làm điều này là giải thích cho người phỏng vấn những gì bạn đã học được từ khi bị Wrongful Termination và định hướng của bạn trong tương lai. Điều này cho người phỏng vấn thấy rằng bạn là người có khả năng tự nhận thức, coi trải nghiệm tiêu cực là một cơ hội học tập tích cực để tránh sai lầm tương tự trong tương lai.

Mẫu hợp đồng lao động

Wrongful Termination mang đến những hậu quả tiêu cực cho người lao động, trong khi doanh nghiệp cũng có thể bị ảnh hưởng đến uy tín, danh tiếng. Do vậy, cả hai bên cần phải cố gắng để hạn chế xảy ra Wrongful Termination. Đặc biệt, trong quá trình ký kết hợp đồng, cả hai bên đều cần cân nhắc kỹ càng về quyền và nghĩa vụ cần thực hiện để tránh xảy ra tranh chấp. Bạn đọc có thể tham khảo thêm mẫu hợp đồng lao động hay mẫu hợp đồng thử việc để xem nội dung bao gồm những gì để không bỡ ngỡ khi ký kết nhé.

MỤC LỤC:
1. Wrongful Termination là gì?
2. Những trường hợp được coi là chấm dứt hợp đồng sai trái
3. Cách xử lý khi bị chấm dứt hợp đồng sai trái
4. Chấm dứt hợp đồng lao động và nhận trợ cấp thất nghiệp
5. Giải thích về Wrongful Termination khi đi phỏng vấn xin việc mới

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888