Việc làm chỉ huy trưởng (8.353 việc)
- Chính sách khuyến khích nâng cao kỹ năng ngoại ngữ & chứng chỉ năng lực chuyên môn
- Chỉ đạo trực tiếp các bộ phận quản lý chất lượng, kỹ thuật, an toàn lao động và vệ sinh môi trường và các tổ đội thi công
- Họp với PMU/TVGS, tiếp nhận và chỉ đạo xử lý công việc
- Chỉ đạo, kiểm soát công tác hồ sơ thanh, quyết toán với PMU/TVGS
- Tối thiếu 3 năm kinh nghiệm vị trí chỉ huy trưởng/chỉ huy phó
- Tổ chức, chỉ đạo, quản lý thực hiện các biện pháp HSE trên công trường
- Ưu tiên Chứng chỉ hành nghề Giám sát Hạng I, II
- Được hưởng chế độ BHYT, BHXH, BHTN theo quy định.
- Kỹ sư chuyên nghành hệ thống Cơ điện trong công trình, Điện, điện tử viễn thông, .
- Đã từng đảm nhiệm vai trò CHT, CHP, trưởng nhóm các dự án cao tầng
- Được xem xét điều chỉnh lương định kỳ hằng năm
- Ít nhất 3 năm kinh nghiệm và đã từng đảm nhận vị trí Chỉ Huy Trưởng (ưu tiên ngành điện năng lượng mặt trời)
- Tham gia các cuộc họp với ban chỉ huy công trình, chủ đầu tư, khách hàng, nhà thầu phụ,
- Số năm kinh nghiệm: Có kinh nghiệm 05 năm trở lên làm chỉ huy trưởng
- Có chứng chỉ giám sát đường bộ hạng II, I, chứng chỉ ATLĐ còn hiệu lực
- Ưu tiên ứng viên có chứng chỉ CHT, QLDA
- Chính sách khuyến khích nâng cao kỹ năng ngoại ngữ & chứng chỉ năng lực chuyên môn
Xem tất cả: Việc làm tại Toàn Quốc
- Lập hồ sơ đấu thầu theo hồ sơ mời thầu bao gồm phương án thi công, Hồ sơ HSE, phương án moving, .
- Xem lại toàn bộ hồ sơ thi công bao gồm BOQ, 3D, mẫu, bản vẽ thi công.
- Tối thiếu 3 năm kinh nghiệm vị trí chỉ huy phó/chỉ huy trưởng
- Tổ chức, chỉ đạo, quản lý thực hiện các biện pháp HSE trên công trường
Xem tất cả: Việc làm tại Phú Thọ
- Làm việc tại Ban điều hành Dự án ở Nguyễn Xiển, TP.
- Được tham gia đầy đủ các chế độ BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của nhà nước và công ty.
- Chứng chỉ Tư vấn giám sát, Chỉ huy trưởng,
Xem tất cả: Việc làm tại Hà Nội - Tìm việc làm Giám Đốc Dự Án
- Đại diện cho Trưởng Ban tại hiện trường để chủ trì, phối hợp xử lý công việc liên quan đến công trường
- Báo cáo ngay cho Trưởng Ban khi xảy ra các phát sinh tại công trường
- Phân công công việc cho nhân sự Ban chỉ huy công trường chi tiết, khoa học, và phù hợp với năng lực kinh nghiệm của từng cá nhân
- Huấn luyện, đào tạo, giúp đỡ cho thành viên Ban chỉ huy công trường hoàn thiện các kỹ năng làm việc
- Tốt nghiệp các chuyên ngành về kỹ thuật môi trường (chỉ huy trưởng các công trình xây dựng hệ thống xử lý nước thải)
- Lập sơ đồ tổ chức và phân công nhiệm vụ cho Ban chỉ huy Công trình
- Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Kỹ thuật XD, KT Công trình, .
- Tổ chức đời sống, sinh hoạt cho toàn bộ CBNV tại Công trường.
- Các khóa đào tạo cấp chứng chỉ chỉ huy trưởng công trường
- Đánh giá năng lực, hiệu quả công tác của CBNV (từ Chỉ huy phó trở xuống)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Chức danh: Chỉ Huy Trưởng · Chỉ Huy Trưởng Công Trình · chỉ huy trưởng công trình nội thất · chỉ huy trưởng công trình cơ điện · chỉ huy trưởng công trình cầu đường
Địa điểm: Hà Nội · Hồ Chí Minh · Đà Nẵng · Cần Thơ · Hải Phòng · thêm ›
Chỉ huy trưởng (hay còn gọi là trưởng công trình) có nhiệm vụ rất quan trọng trong việc tổ chức đưa ra các giải pháp và quyết định đúng đắn nhất để công trình được thực hiện đúng tiến độ và giai đoạn của dự án được xây dựng. Để tìm hiểu chi tiết công việc của chỉ huy trưởng công trình, bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của chuyên trang tuyển dụng https://vn.joboko.com nhé.
Công việc chính của Chỉ huy trưởng là gì?
Mục lục
I. Tìm hiểu chi tiết về công việc chỉ huy trưởng
1. Chỉ huy trưởng là gì?
2. Chỉ huy trưởng làm những công việc gì?
• Trực tiếp tham gia vào quá trình tuyển dụng thợ xây, kiến trúc sư, giám sát công trình, kỹ sư đảm bảo chất lượng,...
• Giám sát tiến độ công trình, đảm bảo các chi tiết kỹ thuật theo yêu cầu của khách hàng và liên hệ với các giám sát tài chính để kiểm soát chi phí nguyên vật liệu
• Giữ liên hệ với khách hàng và các chuyên gia công trình
• Giám sát, phối hợp với các công nhân xây dựng
• Chọn thiết bị thi công và nguyên liệu xây dựng
• Kiểm tra mức độ an toàn công trình
• Viết báo cáo công trình và bản thiết kế công trình
• Duy trì kiểm tra chất lượng xuyên suốt quá trình thực hiện công trình
• Tìm cách khắc phục và hạn chế những rủi ro
• Thương thảo các hợp đồng với chủ đầu tư hoặc nhà thầu
3. Chỉ huy trưởng có thể làm việc cho những doanh nghiệp nào?
• Công ty xây dựng tư nhân
• Công ty xây dựng (nhà thầu)
• Công ty xây dựng nhà đất
II. Chỉ huy trưởng cần thành thạo những kỹ năng gì?
1. Kỹ năng quản lý thời gian
2. Kỹ năng giao tiếp
3. Khả năng quản lý và lãnh đạo
4. Kỹ năng làm việc nhóm
5. Kỹ năng giải quyết vấn đề
III. Cơ hội và thách thức của chỉ huy trưởng?
1. Cơ hội
• Mức lương theo năng lực
• Cơ hội thăng tiến
2. Thách thức
• Môi trường làm việc
• Ảnh hưởng của điều kiện thời tiết
• Trách nhiệm đạo đức
IV. Làm thế nào để trở thành chỉ huy trưởng?
I. Tìm hiểu chi tiết về công việc Chỉ huy trưởng
1. Chỉ huy trưởng là gì?
Chỉ huy trưởng (hay còn được gọi là trưởng công trình) là người chịu trách nhiệm đảm bảo công trình được hoàn thành đúng tiến độ và vừa vặn chi phí dự toán. Nhìn chung, chỉ huy trưởng đảm nhiệm trọng trách từ trước khi công trình bắt đầu cho đến khi hoàn thành công trình.2. Chỉ huy trưởng làm những công việc gì?
Dưới đây là các nhiệm vụ mà chỉ huy trưởng cần đảm nhiệm:- Trực tiếp tham gia vào quá trình tuyển dụng thợ xây, kiến trúc sư, giám sát công trình, kỹ sư đảm bảo chất lượng,...
Khi đảm nhiệm một dự án, nhiệm vụ đầu tiên của chỉ huy trưởng là tuyển dụng nhân sự cần thiết cho các dự án công trình cụ thể. Đó cũng là những thành viên vô cùng quan trọng cho thành công của một dự án.
- Giám sát tiến độ công trình, đảm bảo các chi tiết kỹ thuật theo yêu cầu của khách hàng và liên hệ với các giám sát tài chính để kiểm soát chi phí nguyên vật liệu.
Ý thức triết lý "khách hàng là thượng đế", chỉ huy trưởng cần giám sát chặt chẽ các hoạt động xây dựng để đảm bảo tiến độ và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
- Giữ liên hệ với khách hàng và các chuyên gia công trình.
Chỉ huy trưởng cần liên hệ thường xuyên với khách hàng để thông báo tiến độ và lắng nghe các phản hồi của khách hàng. Đồng thời, các chuyên gia công trình sẽ giúp phát hiện các rủi ro và kịp thời tư vấn các biện pháp khắc phục.
- Giám sát, phối hợp với các công nhân xây dựng.
Các công nhân xây dựng là đội ngũ hiện thực hóa các ý tưởng của các bản thiết kế xây dựng. Vì thế, chỉ huy trưởng cần giám sát chặt chẽ việc thực thi các chi tiết kỹ thuật và giúp đỡ họ tháo gỡ những khó khăn để đảm bảo công trình kịp tiến độ.
- Chọn thiết bị thi công và nguyên liệu xây dựng.
Thiết bị thi công và nguyên liệu xây dựng được lựa chọn công phu phục vụ từng mục đích sử dụng vừa giúp tiết kiệm sức lao động của công nhân, vừa tối ưu hóa năng suất lao động và đảm bảo tính chính xác và tinh xảo của các chi tiết kỹ thuật.
- Kiểm tra mức độ an toàn công trình.
An toàn công trình là tiêu chí đánh giá chất lượng của một công trình. Bởi vậy, chỉ huy trưởng cần kiểm tra thường xuyên chất lượng công trình để đảm bảo các quy định về an toàn lao động.
- Viết báo cáo công trình và bản thiết kế công trình.
Báo cáo công trình thể hiện khả năng đánh giá chất lượng và tiến độ công trình. Đồng thời, bản thiết kế công trình sẽ giúp trưởng công trình dễ dàng giám sát việc thi công của các công nhân.
- Duy trì kiểm tra chất lượng xuyên suốt quá trình thực hiện công trình.
Để ra mắt một công trình hoàn hảo, chỉ huy trưởng cần kiểm tra chất lượng của từng chi tiết kỹ thuật và so sánh, đối chiếu với các tiêu chí an toàn công trình và an toàn lao động.
- Tìm cách khắc phục và hạn chế những rủi ro.
Những rủi ro là không thể tránh khỏi nhưng thay vì để tình thế ngày càng trở nên tồi tệ, bạn cần tìm cách khắc phục.
- Thương thảo các hợp đồng với chủ đầu tư hoặc nhà thầu.
Chỉ huy trưởng còn đảm nhiệm việc ký kết hợp đồng với chủ đầu tư hoặc nhà thầu để đảm bảo các điều khoản mang tính hợp pháp và mang lại lợi ích lớn nhất cho cả hai bên.
3. Chỉ huy trưởng có thể làm việc cho những doanh nghiệp nào?
- Công ty xây dựng tư nhân.
- Công ty xây dựng (nhà thầu).
- Công ty xây dựng nhà đất.
II. Chỉ huy trưởng cần thành thạo những kỹ năng gì?
1. Kỹ năng quản lý thời gian
Thi công đúng tiến độ là trách nhiệm của chỉ huy trưởng. Bởi vậy, chỉ huy trưởng công trình cần phân công từng đầu việc phù hợp cho từng công nhân, đồng thời thông báo cho họ về deadline cũng như các yêu cầu cụ thể trong việc thi công. Kỹ năng quản lý thời gian tốt đảm bảo công việc diễn ra đúng tiến độ, các bạn cùng tìm hiểu và ứng dụng cho nhu cầu được tốt nhất.2. Kỹ năng giao tiếp
Công việc hàng ngày của chỉ huy trưởng là phân công và giám sát các nhiệm vụ của các nhân viên thi công. Bởi vậy, họ cần giao tiếp thành thạo với phong thái chuyên nghiệp cùng thái độ tôn trọng, lắng nghe để các đánh giá trở nên khách quan. Cùng tham khảo Kỹ năng giao tiếp để dễ dàng ứng xử và tạo lập quan hệ đồng nghiệp và khách hàng được tốt nhất.3. Khả năng quản lý và lãnh đạo
Tầm nhìn lãnh đạo thể hiện ở báo cáo tiến độ thi công của công trình và báo cáo năng lực của từng nhân viên trong quyền hạn quản lý. Đồng thời, việc nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu của từng thành viên trong tổ xây dựng sẽ giúp chỉ huy trưởng dễ dàng giao việc cho từng cá nhân để đảm bảo công trình đúng tiến độ và làm hài lòng khách hàng. Kỹ năng lãnh đạo vô cùng quan trọng để đảm bảo hiệu quả công việc tốt, các bạn cùng tìm hiểu và ứng dụng cho việc lãnh đạo, quản lý của mình hiệu quả hơn.4. Kỹ năng làm việc nhóm
Chỉ huy trưởng công trình cần phối hợp với đội thi công và các chuyên gia công trình và các nhà thầu để vừa đảm bảo chất lượng của công trình hiện tại, vừa "rinh" về các hợp đồng có lợi cho công ty xây dựng. Thực tế có Kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp tăng hiệu quả, tốc độ thực hiện công trình đồng thời giúp cho công việc của bạn diễn ra thuận lợi và bớt khó khăn hơn.5. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Khi đối mặt với vấn đề khó khăn ảnh hưởng đến tiến độ thi công hay vi phạm an toàn công trình, chỉ huy trưởng cần bình tĩnh và linh hoạt xử lý tình huống. Tùy thuộc vào mức độ phức tạp của vấn đề, chỉ huy trưởng sẽ toàn quyền xử lý hoặc báo cáo và chờ chỉ thị của ban quản lý công trình. Đối với kỹ năng giải quyết vấn đề hầu hết công việc nào cũng cần có bởi, mọi vấn đề sẽ được đưa ra các hướng giải quyết cụ thể đồng thời lựa chọn cho mình phương án tốt nhất, hỗ trợ công việc đạt hiệu quả cao.III. Cơ hội và thách thức của chỉ huy trưởng
1. Cơ hội
-
Mức lương theo năng lực.
-
Cơ hội thăng tiến.
2. Thách thức
-
Môi trường làm việc.
-
Ảnh hưởng của điều kiện thời tiết.
-
Trách nhiệm đạo đức.
IV. Làm thế nào để trở thành chỉ huy trưởng?
Chỉ cần sở hữu Chứng chỉ khóa học chỉ huy trưởng công trình hoặc Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc tham gia ít nhất 1 công trình từ cấp 3 trở lên với đam mê cháy bỏng, bạn hãy nhanh chân ứng tuyển vào vị trí Chỉ huy trưởng nhé.Cùng với những kỹ năng mà chỉ huy trưởng cần có, bạn có thể tham khảo thêm các công việc kỹ thuật khác như kỹ sư xây dựng, kỹ sư môi trường, kỹ sư cơ khí,... Mỗi ngành nghề đòi hỏi ứng viên phải đáp ứng yêu cầu công việc và kỹ năng riêng nên nếu bạn có ý định trở thành kỹ sư xây dựng chuyên nghiệp thì đừng quên tìm hiểu công việc kỹ sư xây dựng ra sao để tránh bất ngờ khi nhận việc nhé.
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.