Việc làm giám đốc dự án (886 việc)
- Điều phối và giám sát các hoạt động xây dựng để đảm bảo tuân thủ lịch trình và các tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án
- Theo dõi tiến độ của dự án, đánh giá các chỉ số KPI và báo cáo tình trạng dự án cho các bên liên quan
- Căn cứ theo chỉ tiêu được giao, xây dựng kế hoạch định kỳ tháng/quý/năm
- Thường xuyên rà soát tiến độ thực hiện các Dự án để đảm bảo hoàn thành kế hoạch Spec được giao
- Quản lý ngân sách và lập kế hoạch tài chính bền vững cho dự án
- Đảm bảo quản lý dự án, phát triển sản phẩm và tiếp cận thị trường diễn ra theo đúng tiến độ và hiệu quả
- Tham vấn Ban Giám Đốc về chiến lược phát triển kinh doanh và định hướng chung của công ty
- Lập kế hoạch kinh doanh toàn diện, bao gồm kế hoạch tài chính, chiến lược bán hàng, marketing,
- Nhận chỉ tiêu doanh thu - Lợi nhuận hàng tháng, hàng năm và lập kế hoạch triển khai các dự án tại khu công nghiệp
- Ứng viên có kinh nghiệm kinh doanh dự án mảng công nghiệp
- Lương: 12-17M (ngoài ra còn thưởng hh theo quý, năm, dự án)
- Biên tập các ấn phẩm nội bộ, các tài liệu bán hàng
- Có trên 5 năm kinh nghiệm Giám đốc/quản lý dự án công nghệ - Tối thiểu 2 năm về mảng Blockchain
- Xây dựng kế hoạch triển khai dự án, phương thức thực hiện dự án đảm bảo dự án hoàn thành đúng kế hoạch
- Our major funders today are the US Agency for International Development (USAID) and the USDepartment of Agriculture (USDA), among others.
- Support the development of the Activity's project plans in close coordination with the Project Director, USAID, and the GVN counterpart (NIC) and the overall Project Management Unit.
Xem tất cả: Iesc tuyển dụng việc làm
- Our major funders today are the US Agency for International Development (USAID) and the USDepartment of Agriculture (USDA), among others.
- Support the development of the Activity's project plans in close coordination with the Project Director, USAID, and the GVN counterpart (NIC) and the overall Project Management Unit.
- Quản lý và điều hành hoạt động chung của Khối kinh doanh dự án
- Triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh của Công ty dưới sự chỉ đạo của Ban Tổng giám đốc
- Lập kế hoạch thi công Dự án và giám sát, đôn đốc việc thực hiện triển khai dự án
- Giữ vai trò Giám Đốc Dự Án ít nhất 03 công trình xây dựng nhà cao tầng có qui mô cấp 1 trở lên
- Có kinh nghiệm tối thiểu 3 năm ở vị trí Giám đốc dự án công trình dân dụng, công nghiệp
- Tổ chức lưu trữ toàn bộ hồ sơ trong quá trình triển khai dự án theo quy định Công ty
- Giám sát và quản lý nhân viên cấp dưới trong dự án
- Lên kế hoạch công việc và KPI cho cả dự án
- Báo cáo kết quả từng giai đoạn dự án cho Ban Giám đốc, phân tích các yếu tố thành công và những điểm cần cải thiện
- Giám sát và báo cáo tiến độ dự án
- Chuẩn bị và giám sát quy trình bàn giao từ Nhà thầu đến Khách hàng và Người vận hành sản phẩm/dự án
- Giám sát trách nhiệm về khiếm khuyết/Hoạt động sau giai đoạn xây dựng đối với các dự án đã hoàn thành
- Quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động bán hàng của các dự án, đảm bảo đạt KPI bán hàng dự án theo chỉ đạo của Ban Tổng Giám đốc
- Ít nhất 03 năm kinh nghiệm ở các chức vụ Giám đốc Kinh doanh, Quản lý dự án Kinh doanh ở các Công ty bất động sản
- Điều phối và giám sát các hoạt động xây dựng để đảm bảo tuân thủ lịch trình và các tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án
- Theo dõi tiến độ của dự án, đánh giá các chỉ số KPI và báo cáo tình trạng dự án cho các bên liên quan
Xem tất cả: Việc làm tại Hồ Chí Minh
- Tư vấn, hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp lý dự án cho Ban Giám đốc và các phòng ban liên quan
- Xây dựng lộ trình pháp lý dự án nhằm triển khai thực hiện dự án và cập nhật định kỳ khi có thay đổi
- Xây dựng hệ thống KPIs cho nhân viên kinh doanh đảm bảo hệ thống đánh giá
- Xây dựng chiến lược và phát triển kinh doanh sản phẩm công nghệ của công ty
Xem tất cả: Tìm việc làm Giám đốc kinh doanh
- Xây dựng và giám sát các chiến lược kinh doanh nhằm phát triển doanh số và thị phần của công ty trong thị trường bất động sản
- Xây dựng mạng lưới kết nối để mở rộng và phát triển kênh bán hàng và phân phối
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Chức danh: GIÁM ĐỐC DỰ ÁN · Thư Ký Dự Án · Trưởng Phòng Dự Án · Trợ Lý Dự Án · chủ nhiệm dự án
Địa điểm: Hà Nội · Hồ Chí Minh · Đà Nẵng · Cần Thơ · Hải Phòng · thêm ›
Giám đốc dự án (Project Director) là người chịu trách nhiệm với toàn bộ hoạt động của tự án, từ việc lên ý tưởng, lập kế hoạch, thiết kế, thực hiện, giám sát cho tới nghiệm thu kết quả. Đây là một vị trí quan trọng trong rất nhiều ngành nghề như xây dựng, hóa dầu, kiến trúc, công nghệ thông tin và rất nhiều ngành công nghiệp khác.
MỤC LỤC:
I. Giám đốc dự án là làm gì?
II. Vai trò và tầm quan trọng của giám đốc dự án
III. Yêu cầu đối với giám đốc dự án
IV. Mức lương của giám đốc dự án
V. Những lý do nên theo đuổi việc làm giám đốc dự án
VI. Nhu cầu tuyển dụng giám đốc dự án trong tương lai
VII. Trở thành giám đốc dự án có khó và áp lực không?
VIII. Kinh nghiệm xin việc làm giám đốc dự án
Nhiều doanh nghiệp tuyển giám đốc dự án đòi hỏi trình độ cao
Tìm hiểu công việc của giám đốc dự án
Giám đốc dự án là người giữ vai trò lãnh đạo và chịu trách nhiệm cao nhất đối với sự thành bại của một dự án. Họ đều là những người có khả năng đa nhiệm, kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức công việc tốt. Cũng không thể phủ nhận kỹ năng giao tiếp bậc thầy và uy tín cao của những người làm công việc này.
Họ không phải là người trực tiếp thực hiện các công việc mà sẽ lãnh đạo, chỉ đạo nhân viên dự án nhằm đảm bảo họ hoàn thành tốt công việc được giao. Khi xảy ra sự cố hoặc sự việc không theo kế hoạch, giám đốc dự án sẽ là người chịu trách nhiệm và đứng ra xử lý.
I. Giám đốc dự án là làm gì?
Giám đốc dự án sẽ phụ trách các dự án cụ thể có lịch trình, thời gian thực hiện và nguồn ngân sách riêng. Công việc của họ rất đa dạng và sẽ kéo dài trong suốt thời gian thực hiện dự án, bao gồm:
1. Định hướng và lên kế hoạch cho dự án
- Xây dựng bản kế hoạch toàn diện về những việc cần làm.
- Phân công công việc cho nhân viên cấp dưới (ai làm công việc gì và khi nào thì cần phải hoàn thành).
- Dự doán những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án, lên phương án phòng tránh hoặc giảm thiểu tác hại.
2. Thực hiện và quản lý dự án
- Đảm bảo mọi công việc đều diễn ra đúng thời gian, địa điểm và đáp ứng tiêu chuẩn đã đề ra.
- Quản lý và kiểm soát nguồn ngân sách trong suốt thời gian thực hiện dự án.
- Đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ.
- Khuyến khích, động viên nhân viên hoàn thành dự án.
- Ngăn chặn, giải quyết những khó khăn, trở ngại trong quá trình thực hiện để tăng năng suất của dự án.
- Phối hợp với các bộ phận khác để thực hiện công việc.
- Sẵn sàng thích ứng với những thay đổi trong điều kiện cần thiết.
- Quản lý toàn bộ nhân viên dự án, đảm bảo nguồn nhân lực đầy đủ cho công việc.
3. Nghiệm thu và báo cáo
- Báo cáo tiến độ dự án với các bên liên quan và giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc.
- Đảm bảo dự án đạt hiệu quả đúng như mong đợi.
Yêu cầu công việc người tìm việc làm giám đốc dự án cần biết
II. Vai trò và tầm quan trọng của giám đốc dự án
Một báo cáo mới đây đã cho thấy nhu cầu tuyển giám đốc dự án ngày càng tăng, thậm chí cao hơn cả nhu cầu tuyển dụng công nhân lành nghề ở một số lĩnh vực khác. Điều này theo một khía cạnh nào đó đã cho thấy tầm quan trọng của giám đốc dự án đối với phát triển kinh tế.
Các công ty ngày càng có cái nhìn sâu sắc hơn về vai trò của người giám đốc dự án giỏi đối với kết quả thực hiện dự án và với sự hài lòng của nhân viên. Khi giám đốc dự án làm việc hiệu quả, mọi hoạt động khác cũng sẽ diễn ra thông suốt, liền mạch. Nhân viên sẽ có thể tập trung vào những việc mà họ cần làm mà không bị ảnh hưởng bởi các vấn đề ngoài luồng khác. Khi đó, hiệu suất làm việc sẽ nâng lên và người hưởng lợi cuối cùng chính là các doanh nghiệp. Nhân viên cũng sẽ thấy hài lòng hơn bởi họ đã đóng góp được phần nào đó để hoàn thành mục tiêu chung.
Ngược lại, nếu như giám đốc dự án làm việc kém hiệu quả sẽ dẫn đến lãng phí rất nhiều thời gian và tiền bạc về lâu về dài. Trên thực tế, có không ít người lãng phí thời gian làm đi làm lại một công việc nhiều lần do kế hoạch liên tục thay đổi hoặc không có những hướng dẫn rõ ràng ngay từ đầu. Lãng phí thời gian cũng chính là lãng phí tiền bạc và có thể ảnh hưởng đến tiến độ của toàn bộ dự án.
Đọc thêm: Kỹ năng quản lý dự án cần thiết để làm việc chuyên nghiệp
III. Yêu cầu đối với giám đốc dự án
1. Về bằng cấp và kinh nghiệm làm việc
Giám đốc dự án là một trong những vị trí việc làm yêu cầu bằng cấp chuyên môn; tuy nhiên, điều này không có nghĩa là cánh cửa cơ hội đã khép lại với những người không có đủ bằng cấp. Ngày càng nhiều nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên cho vị trí này phải có bằng tốt nghiệp Đại học trở lên về lĩnh vực mà mình làm việc như xây dựng, công nghệ thông tin, kiến trúc,...
Các trường Đại học cũng đang dần mở thêm chuyên ngành đào tạo quản lý dự án, chủ yếu là trong lĩnh vực kinh doanh. Những chương trình học như vậy sẽ đặc biệt hữu ích với những ai cần bằng cấp để thăng tiến trong công việc hoặc muốn dấn thân vào một lĩnh vực nghề nghiệp mới.
Để ngồi được vào vị trí giám đốc dự án, kinh nghiệm làm việc cũng vô cùng quan trọng. Nhiều người bắt đầu sự nghiệp của mình với công việc của một nhân viên hoặc trợ lý dự án và thăng tiến dần dần cùng với quá trình phát triển bản thân và tích lũy kinh nghiệm làm việc.
Yêu cầu về trình độ chuyên môn của Giám đốc dự án ra sao?
2. Về kỹ năng mềm
Giám đốc dự án là người giữ vai trò lãnh đạo; vì vậy, cần phải có một số kỹ năng lãnh đạo cơ bản như được nêu dưới đây, để không chỉ hoàn thành tốt công việc mà còn tạo ra những kết quả vượt trội.
- Kỹ năng lãnh đạo: Kỹ năng lãnh đạo tốt có nghĩa là giám đốc dự án phải có khả năng đàm phán và giải quyết hiệu quả những bất đồng, tranh chấp xảy ra giữa nhân viên trong quá trình làm việc. Người này cũng phải có kỹ năng giao tiếp tốt, tạo được uy tín và biết cách tạo động lực cho nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao.
- Khả năng phán đoán tình huống: Mỗi dự án có thể coi là một thực thể sống và nó sẽ luôn sinh trưởng cho tới khi hoàn thành. Giám đốc dự án cần phải có kỹ năng phán đoán tốt để có thể lường trước các vấn đề phát sinh, những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình làm việc và lên phương án phòng trách hoặc giảm thiểu tác động tiêu cực.
- Kỹ năng quản lý tài chính: Điều này không chỉ đòi hỏi người giám đốc dự án phải có kỹ năng tính toán tốt mà còn phải am hiểu cách thức vận hành nguồn ngân sách, dự tính được chi tiêu dành cho các khoản như lương nhân viên, mua nguyên vật liệu, xử lý sự cố phát sinh,...
Đọc thêm: 6 yếu tố tác động và cách cải thiện kỹ năng lãnh đạo
Giám đốc dự án giỏi có rất nhiều đặc điểm chung với một người lãnh đạo tài ba. Đặc biệt hơn, họ còn có thể định hướng sự phát triển và nhanh chóng xây dựng mối quan hệ tốt với các thành viên khác cùng thực hiện dự án.
Một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa một giám đốc dự án với nhân viên bình thường chính là khả năng quản lý thời gian. Người đứng đầu dự án phải sẵn sàng xử lý bất cứ vấn đề gì xảy ra trong quá trình làm việc. Các sự cố, yêu cầu hay mệnh lệnh từ cấp trên sẽ không bao giờ đợi họ tới khi có thời gian rồi mới xử lý. Do đó, họ phải học cách bỏ dở công việc mình đang làm để thực hiện công việc ưu tiên trước rồi lại nhanh chóng tập trung quay trở lại.
Giám đốc dự án cũng không thể treo biển "cấm làm phiền" hay khóa trái cửa làm việc để tránh mất tập trung bởi những sự cố nhỏ diễn ra trong khoảng thời gian đó nếu không được xử lý kịp thời rất có thể biến thành những khủng hoảng không thể khắc phục được.
Tuyển giám đốc dự án, doanh nghiệp đều đánh giá cao ứng viên có kỹ năng mềm tốt
IV. Mức lương của giám đốc dự án
Mức lương thực tế của một giám đốc dự án được quyết định dựa trên kinh nghiệm làm việc của bạn và quy mô, chính sách, tình hình kinh doanh của công ty bạn làm việc. Theo ghi nhận thì mức lương thấp nhất mà giám đốc dự án nhận được là từ 12 triệu/tháng nhưng rất hiếm. Đa số giám đốc dự án nhận lượng từ 30 - 40 triệu/tháng hoặc cao hơn là 50 triệu/tháng. Lương giám đốc dự án cao nhất có thể lên tới 112,5 triệu/tháng - thường là ở công ty và tập đoàn lớn.
V. Những lý do nên theo đuổi việc làm giám đốc dự án
Giám đốc dự án là vai trò quản lý cấp cao, có đủ "quyền lực" để ra quyết định, điều chỉnh toàn bộ dự án kinh doanh, thiết kế, kỹ thuật, xây dựng, v.v. của doanh nghiệp. Với những người làm việc trong các ngành nghề thường xuyên triển khai các dự án thì trở thành giám đốc dự án có thể là mục tiêu dài hạn quan trọng nhất, xứng đáng được đầu tư nhiều nỗ lực, phấn đấu không ngừng nghỉ. Vì sao công việc giám đốc dự án lại hấp dẫn như vậy?
1. Sự ghi nhận về năng lực
Trở thành một giám đốc dự án cũng có nghĩa là năng lực và kinh nghiệm làm việc của bạn được công nhận. Ban giám đốc công ty thấy được khả năng của bạn, tin tưởng vào việc bạn có thể chịu trách nhiệm cho các quyết định liên quan trực tiếp tới thành bại của một dự án - dù lớn hay nhỏ. Thông thường, một người có thể đảm nhiệm vai trò giám đốc dự án sau khoảng 4 - 6 năm làm việc (hoặc dài hơn).
Trong khoảng thời gian đó, bạn phải liên tục học hỏi, thích nghi, đạt được những thành tích nổi bật về mặt chuyên môn cũng như thể hiện được khả năng lãnh đạo, vừa quản lý bao quát lại vừa chú ý đến chi tiết.
2. Mức thu nhập cao, đãi ngộ tốt
Một ưu điểm khác của công việc giám đốc dự án là mức lương của vị trí này rất cao và bạn còn có thể nhận thêm các khoản tiền thưởng, phụ cấp khác. Tùy vào quy mô và chính sách của doanh nghiệp nhưng thường thì giám đốc dự án cũng sẽ có có xe riêng đưa đón, có thư ký/trợ lý hỗ trợ trong công việc. Chế độ đãi ngộ tốt tạo điều kiện cho bạn tập trung hoàn thành tốt công việc.
VI. Nhu cầu tuyển dụng giám đốc dự án trong tương lai
Đối với công việc này thì ở đâu có dự án, ở đó sẽ có nhu cầu tuyển dụng mà nền kinh tế còn phát triển nghĩa là sẽ còn có nhiều dự án mới xuất hiện. Trong tương lai, nhu cầu tuyển dụng, tìm việc làm giám đốc dự án sẽ tiếp tục tăng bởi thực trạng mở rộng kinh doanh trong các doanh nghiệp và một bộ phận không nhỏ giám đốc dự án đã đến tuổi nghỉ hưu. Người ta ước tính rằng các doanh nghiệp sẽ cần phải tuyển đến 87,7 triệu giám đốc dự án mới trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2027.
Các lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng giám đốc dự án cao nhất phải kể đến:
- Y tế và chăm sóc sức khỏe.
- Sản xuất và xây dựng.
- Công nghệ thông tin.
- Tài chính và bảo hiểm.
- Dịch vụ quản lý chuyên nghiệp.
- Hóa dầu.
VII. Trở thành giám đốc dự án có khó và áp lực không?
Nhiều người có thể giỏi chuyên môn, làm tốt một (vài) phần trong toàn bộ dự án nhưng không phải ai cũng có thể trở thành giám đốc dự án. Vai trò này có những yêu cầu cao cả về trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc, khả năng quản lý, hợp tác tốt với nhiều người, giỏi đàm phán và xây dựng các mối quan hệ.
Nhìn chung thì trở thành giám đốc dự án là một quá trình và khá khó để thực hiện. Nếu bạn chỉ có quyết tâm thôi thì chưa đủ mà cùng với đó bạn còn phải có chiến lược và chia kế hoạch của mình thành từng giai đoạn, ví dụ như mất 2 năm để thành leader, thêm 1 - 2 năm làm giám sát dự án, v.v. Bạn càng thăng tiến nhanh trong các vị trí quản lý tầm trung thì bạn càng tiến gần hơn đến vị trí giám đốc dự án.
Bên cạnh đó, công việc giám đốc dự án cũng áp lực và vất vả. Vì là người chịu trách nhiệm tổng thể nên bạn sẽ phải quyết định nhiều việc, từ phê duyệt hay bác bỏ các đề xuất liên quan đến dự án, đặc biệt là quản lý ngân sách, điều phối nhân sự, đàm phán với nhà cung cấp và khách hàng. Tất cả các nhiệm vụ đó đều tạo thành áp lực cho giám đốc dự án và chỉ những ai có khả năng tự điều chỉnh, cân bằng tốt, xử lý chuyên nghiệp mới có thể tự tin để làm lâu dài trong vai trò này.
VIII. Kinh nghiệm xin việc làm giám đốc dự án
Bạn có thể trở thành giám đốc dự án theo hai hình thức chính: Ứng tuyển nội bộ/được thăng chức hay ứng tuyển ngoài. Quá trình xin việc sẽ khác nhau dựa vào việc bạn trở thành giám đốc dự án theo cách nào.
1. Được thăng chức hoặc ứng tuyển nội bộ vào công ty bạn đang làm việc
Trong trường hợp công ty có quyết định thăng chức cho bạn lên giám đốc dự án từ các vị trí giám sát dự án hay trưởng phòng dự án thì nghĩa là ban quản lý thấy được tiềm năng của bạn và có sự tin tưởng nhất định. Lúc này, bạn chủ yếu sẽ trao đổi thêm với công ty về tầm nhìn, định hướng, đề đạt một số nguyện vọng hoặc thay đổi mà bạn cho là sẽ tốt hơn và nhận bàn giao từ người tiền nhiệm.
Một tình huống khác là bạn sẽ ứng tuyển nội bộ vào vị trí giám đốc dự án của công ty bạn đang làm việc. Cụ thể là khi công ty có nhu cầu tuyển giám đốc dự án và bạn thấy mình có khả năng đáp ứng được các tiêu chí thì bạn có thể cân nhắc ứng tuyển. Khi xin việc làm theo cách này, bạn cần chú ý:
- Trao đổi với sếp về dự định và mong muốn của bạn, lắng nghe ý kiến đánh giá khách quan của họ xem bạn có tiềm năng hay không, thế mạnh và các vấn đề còn tồn tại có thể ảnh hưởng đến kết quả ứng tuyển.
- Chuẩn bị CV mới cập nhật đầy đủ thành tích bạn đạt được trong quá trình công tác tại công ty và gửi lên như những ứng viên khác.
- Khi tham gia phỏng vấn, bạn không nên tập trung nói về thông tin cá nhân hay phong cách làm việc, giải quyết vấn đề vì công ty đã biết khá rõ về bạn. Thay vào đó, hãy hỏi về những định hướng sắp tới của công ty và nói về cách bạn có thể mang đến những thay đổi tích cực hoặc đề xuất thực tế phù hợp với tình huống thực tế.
2. Xin việc làm giám đốc dự án ở các công ty khác
Nếu bạn đang làm giám đốc dự án tại một doanh nghiệp, bạn có thể nhận được lời mời làm việc từ các công ty cùng lĩnh vực hoặc được headhunter tiếp cận, giới thiệu về những cơ hội có mức lương cạnh tranh hơn. Bạn có thể cân nhắc chuyển việc hay không. Trường hợp khác là bạn đang giữ các vị trí quản lý thấp hơn (giám sát, trưởng phòng) và muốn chủ động ứng tuyển, tìm kiếm cơ hội mới ở vai trò giám đốc dự án.
Khi ứng tuyển ngoài thì quy trình xin việc của bạn vẫn sẽ bao gồm gửi CV xin việc Giám đốc dự án và chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn tiềm năng với nhà tuyển dụng. Bạn cần thể hiện được sự chuyên nghiệp, am hiểu đối với quy trình quản lý dự án nói chung và các dự án trong ngành nói riêng.
CV của ứng viên vị trí giám đốc dự án nên chọn định dạng theo thứ tự thời gian đảo ngược, có bố cục khoa học và rõ ràng, sắp xếp nhấn vào phần học vấn và kinh nghiệm làm việc. Trong phần kinh nghiệm, bạn nên chú ý đến 2 yếu tố chính: Tên công ty/tên dự án bạn đã làm việc trước đây (công ty và dự càng lớn, có tiếng tăm thì bạn càng có lợi thế) và thành tích bạn đạt được khi thực hiện các nhiệm vụ.
Phỏng vấn giám đốc dự án sẽ tập trung vào các câu hỏi tình huống để đánh giá khả năng giải quyết vấn đề của bạn, cách bạn quản lý ngân sách và nhân sự, học hỏi từ những dự án thành công hay thất bại trước đây. Bạn có thể cân nhắc luyện tập trả lời một số câu hỏi phỏng vấn giám đốc dự án phổ biến, sẵn sàng kể một "câu chuyện" dựa trên trải nghiệm có thật để chinh phục nhà tuyển dụng.Đọc thêm: Reverse-Chronological CV là gì? Ưu, nhược điểm của CV ngược
Trở thành một giám đốc dự án là mục tiêu, là ước mơ của nhiều người nhưng mục tiêu này cần rất nhiều nỗ lực. Các dự án đều khác nhau và đòi hỏi sự đổi mới để thích nghi với xu hướng thị trường. Có bằng cấp chuyên môn phù hợp và tự rèn luyện, học hỏi tại môi trường thực tế là cách tốt nhất để bạn tự tích lũy kiến thức và kỹ năng, các mối quan hệ giúp ích cho tương lai, cho con đường sự nghiệp của mình.
Cách tạo CV theo mẫu có sẵn trên Joboko
Với nhu cầu tuyển dụng cao như vậy thì giám đốc dự án thực sự là một sự lựa chọn tuyệt vời cho những người có kỹ năng tổ chức tốt và ưa thích chinh phục thử thách trong công việc. Và nếu như bạn đã sẵn sàng để trở thành một giám đốc dự án thì hãy tạo CV và ứng tuyển ngay trên nền tảng JOBOKO.com nhé.
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.