Việc làm kế toán doanh thu (4.420 việc)
- Công tác kế toán
- Tốt nghiệp đại học hệ chính quy các trường khối kinh tế, ưu tiên ứng viên có chuyên môn Tài chính -Kế toán
- Graduated with major in Accounting, Auditing, Business Administration, 3 years' experience in a similar position.
- Organize and reference work papers for review by Supervisor and Head of IA.
- Theo dõi hạch toán doanh thu, phải thu theo tiến độ dự án, tiến độ cho thuê, ký quỹ
- Tốt nghiệp Đại học chính quy chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán, Tài chính, Quản trị kinh doanh
- Hạch toán doanh thu, thuế GTGT đầu ra
- Nắm vững các quy định về kế toán, thuế và các quy định hiện hành của Nhà nước
Xem tất cả: Nhà sách Tiến Thọ tuyển dụng việc làm
- Kiểm soát, hạch toán doanh thu theo từng dự án được phân công vào phần mềm Landsoft, SAP
- Cập nhật đầy đủ chính sách cho thuê, hoa hồng đại lý, hoa hồng cho nhân viên kinh doanh theo từng dự án và từng thời kỳ
- Operations, IT, Marketing) to gather necessary data for revenue calculations and reporting.
- o Communicate effectively with stakeholders, including Operations, Marketing and senior management, to address revenue-related issues and inquiries.
- Báo cáo doanh thu và công nợ hàng ngày
- Báo cáo doanh thu, sản lượng hàng tháng
- Liên hệ ngay với CHT, thu ngân ca ngay khi check doanh mà vẫn chưa nhận được đủ số tiền thanh toán từ ngân hàng theo Báo cáo doanh thu
- Trình độ: Tốt nghiệp Cao đẳng trở lên thuộc ngành kế toán, kiểm toán, tài chính
- Hạch toán vào phần mềm kế toán
- Trình độ học vấn: Trung cấp, Cao đẳng, đại học, chuyên ngành kế toán kiểm toán hoặc tài chính
- Kiểm soát việc ghi sổ thu bán và doanh thu hàng kỳ (Control recording accounting books of sale and revenue each period)
- Cử nhân Tài chính, Kế toán, Kiểm toán
- Tốt nghiệp loại Khá/Giỏi các trường Cao đẳng/Đại học chuyên ngành Kế toán
Xem tất cả: Việc làm tại Hồ Chí Minh
- Hạch toán công nợ và doanh thu (Debt and revenue accounting)
- Quản lý số dư công nợ, theo dõi tiến độ thanh toán, thu hồi công nợ (Manage debt status, payment progress and collect debt)
Xem tất cả: Việc làm tại Hồ Chí Minh - Tìm việc làm Kế toán
- Lập các báo cáo tổng hợp, phân tích về doanh thu, công nợ, COD thanh toán
- Có tối thiểu 2 năm ở vị trí kế toán tổng hợp, trưởng nhóm thu hoặc vị trí tương đương
- Lập báo cáo, lên kế hoạch phối hợp với các bộ phận có liên quan thu hồi các khoản thu quá hạn
- Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành kế toán, kiểm toán,
Xem tất cả: Việc làm tại Đồng Nai
- Kiểm tra doanh thu hàng ngày của Công ty và hoàn tất mọi báo cáo phản ánh doanh thu được thu về
- Kết hợp chặt chẽ với thủ quỹ & giám sát công việc của giám sát thu ngân
- Kiểm soát doanh thu
- Chuyển dữ liệu từ các phần mềm bán hàng riêng lẻ sang phần mềm chung, kiểm tra doanh thu hàng ngày các bộ phận có doanh thu
- TốtnghiệpĐạihọc chínhquychuyên ngànhKếtoán, Kiểm toán, Tàichính, Quảntrịkinh doanh
- Nắmvững cáckiếnthức chuyên mônvề kếtoán, tài chính, thuế
- Quản lý doanh thu cho thuê mặt bằng: Xuất hóa đơn, thu hồi công nợ, và hạch toán các khoản doanh thu trả trước của khách hàng thuê mặt bằng
- Lập báo cáo: Báo cáo doanh thu, công nợ, và tuổi nợ khách hàng theo quy định của công ty
- Kiểm soát doanh thu
- Chuyển dữ liệu từ các phần mềm bán hàng riêng lẻ sang phần mềm chung, kiểm tra doanh thu hàng ngày các bộ phận có doanh thu
Xem tất cả: Việc làm tại Lâm Đồng
- Theo dõi hạch toán doanh thu, phải thu theo tiến độ dự án, tiến độ cho thuê , ký quỹ
- Tốt nghiệp Đại học chính quy chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán, Tài chính, Quản trị kinh doanh
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Chức danh: Kế Toán Doanh Thu · kế toán công nợ phải thu · nhân viên kế toán thu chi · Kế Toán Thanh Toán · NHÂN VIÊN KẾ TOÁN
Địa điểm: Hà Nội · Hồ Chí Minh · Đà Nẵng · Cần Thơ · Hải Phòng · thêm ›
Bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào cũng cần kế toán để quản lý thu chi. Nghề kế toán có rất nhiều vị trí việc làm khác nhau, trong đó có kế toán doanh thu - một vai trò vô cùng quan trọng trong các công ty lớn, kinh doanh nhiều sản phẩm và dịch vụ.
MỤC LỤC:
I. Kế toán doanh thu là gì?
II. Công việc của kế toán doanh thu là làm gì?
III. Phẩm chất, kỹ năng kế toán doanh thu cần có
IV. Yêu cầu về bằng cấp của kế toán doanh thu
V. Mức lương của kế toán doanh thu
VI. Triển vọng nghề nghiệp của kế toán doanh thu
VII. Công việc kế toán doanh thu có áp lực không?
VIII. Kinh nghiệm xin việc làm kế toán doanh thu
IX. Câu hỏi phỏng vấn kế toán doanh thu
Thông tin về việc làm kế toán doanh thu chi tiết
I. Kế toán doanh thu là gì?
Kế toán doanh thu (Revenue Accountant) là người chịu trách nhiệm xử lý các nhiệm vụ thanh toán và cân bằng số dư của các khoản doanh thu được tạo ra trong một tổ chức, doanh nghiệp. Kế toán doanh thu còn được gọi là kế toán cao cấp, những công việc họ phụ trách liên quan trực tiếp đến quản lý tài chính.
Kế toán doanh thu có thể làm việc trong các công ty sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ, chăm sóc sức khỏe và bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào khác cần tính toán và cân bằng doanh thu bán hàng, lợi nhuận, nguồn vốn. Vai trò của kế toán doanh thu có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào bản chất của doanh nghiệp.
Là một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, kế toán doanh thu sẽ đảm bảo rằng tất cả các khoản thanh toán của khách hàng đều được chuyển về công ty đúng thời hạn và không chậm trễ theo đúng thỏa thuận. Đồng thời, họ cũng sẽ kiểm tra mọi thông tin trong sổ cái liên quan đến doanh thu ở tất cả các phòng ban.
Đọc thêm: Mẫu CV xin việc kế toán hấp dẫn, độc đáo
II. Công việc của kế toán doanh thu là làm gì?
Các trách nhiệm cụ thể của kế toán doanh thu sẽ khác nhau tùy vào quy mô công ty, tình hình kinh doanh và chính sách quản lý tài chính, kế toán và kiểm toán nội bộ. Tuy vậy, nhìn chung thì công việc của kế toán doanh thu sẽ gồm có:
- Cập nhật liên tục bảng theo dõi doanh thu, nắm chắc về số dư tài khoản ngân hàng của công ty.
- Thu thập hồ sơ tài chính và báo cáo của các bộ phận khác nhau.
- Theo dõi và quản lý tài khoản của khách hàng.
- Liên lạc với các đại diện tài chính khác trong công ty.
- Đảm bảo rằng tất cả các khoản thanh toán được thực hiện đúng hạn, có thể gửi yêu cầu thanh toán khi cần.
- Kiểm tra bảng cân đối kế toán và sửa lỗi nếu có.
- Thực hiện các quyết định kinh doanh đối với những khoản thanh toán được thực hiện bên ngoài hệ thống tài chính của công ty.
- Giám sát kiểm toán tài chính và thực hiện các khuyến nghị từ kiểm toán viên.
- Gửi hồ sơ đối chiếu tài khoản cho ban quản lý theo quy định.
Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, để thúc đẩy doanh số bán hàng và giúp công ty đạt được các mục tiêu tài chính, kế toán doanh thu cùng bộ phận kế toán sẽ phối hợp chặt chẽ với bộ phận tiếp thị và quảng cáo để đưa ra các chiến lược hiệu quả nhất.
Nhiệm vụ của kế toán doanh thu là làm gì?
III. Phẩm chất, kỹ năng kế toán doanh thu cần có
1. Kiến thức về tài chính, kế toán và kiểm toán
Đầu tiên, kế toán doanh thu cần am hiểu nghiệp vụ kế toán và có kiến thức về tài chính nói chung để xử lý tất cả các công việc trong chức trách. Những kiến thức này thường gồm có việc xuất hóa đơn, lưu chứng từ, hồ sơ kế toán, cân đối doanh thu - chi phí, v.v. Một kế toán doanh thu giỏi cũng có thể nghiên cứu, phân tích mối tương quan giữa nguồn vốn và lợi nhuận, đề xuất các biện pháp để cải thiện hiệu quả kinh doanh.
2. Kỹ năng ra quyết định
Trong những công ty, tổ chức lớn thì bộ phận kế toán thường có nhiều vai trò khác nhau và kế toán doanh thu chỉ là một trong số đó và công việc của mọi kế toán thường liên quan đến nhau. Bản thân mỗi người phải chủ động làm tốt phần việc của mình và phối hợp với những người khác một cách tốt nhất.
Trong hầu hết các trường hợp, kế toán doanh thu cần suy nghĩ và cân nhắc kỹ càng, sau đó ra quyết định có lợi nhất trong thời điểm đó, tất cả vì mục tiêu tài chính của công ty. Kỹ năng ra quyết định được đánh giá dựa trên sự quyết đoán, rõ ràng, sẵn sàng chịu trách nhiệm cho những công việc, hành động mà bản thân thực hiện sau khi đã phân tích chính xác tình hình thực tế.
3. Thành thạo các phần mềm kế toán
Dĩ nhiên, kế toán doanh thu cũng phải có kỹ năng công nghệ, đặc biệt là thành thạo Excel và các phần mềm kế toán vì đó đều là những công cụ hỗ trợ cần thiết giúp bạn làm việc nhanh hơn, chính xác hơn. Các phần mềm kế toán hiện đại cũng giúp tiết kiệm thời gian rất nhiều để hợp tác và báo cáo, nhập hoặc xuất số liệu, làm thống kê, v.v. Yêu cầu giỏi Excel và biết sử dụng phần mềm kế toán thường là bắt buộc đối với tất cả các ứng viên cho vị trí này.
4. Khả năng giải quyết vấn đề
Những vấn đề, sai sót trong sổ sách kế toán, nhất là đối với hóa đơn, doanh thu, đều sẽ ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp và có thể gây thất thoát tiền bạc, nghiêm trọng hơn là những rắc rối trước pháp luật. Một kế toán doanh thu có kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ có thể dự đoán được rủi ro để ngăn chặn, xử lý kịp thời các tình huống phát sinh hoặc ít nhất là hạn chế tối đa thiệt hại. Kỹ năng này thể hiện qua việc có tầm nhìn, khả năng phân tích và đánh giá tốt, tư duy nhanh.
Đọc thêm: Mẹo nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề trong công việc
Những kỹ năng kế toán doanh thu cần có
5. Chủ động, làm việc độc lập
Công việc kế toán nói chung và kế toán doanh thu nói riêng thường cần rất nhiều sự tập trung và hướng tới độ chính xác tuyệt đối. Bạn chủ yếu làm việc với sổ sách và những con số nên cần có sự chủ động và có thể làm việc độc lập. Hiệu suất của kế toán doanh thu phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn có bao nhiêu sự tập trung và có thể tự mình giải quyết bao nhiêu vấn đề.
IV. Yêu cầu về bằng cấp của kế toán doanh thu
Để ứng tuyển kế toán doanh thu thì bạn cần có bằng cử nhân các chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán, Quản lý tài chính hoặc Ngân hàng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì nhà tuyển dụng có thể chấp nhận ứng viên tốt nghiệp cao đẳng. Bằng cấp, trình độ chuyên môn rất quan trọng với những công việc như thế này nên tốt nhất là bạn nên tiếp tục học lên ngay cả sau khi đã đi làm. Những chứng chỉ kế toán như CPA cũng có thể giúp rất nhiều cho cơ hội thăng tiến sau này. Ngoài ra, những kế toán doanh thu có kinh nghiệm từ 2 năm trở lên thường dễ xin việc, chuyển việc hơn những người chưa có kinh nghiệm.
V. Mức lương của kế toán doanh thu
Lương của kế toán doanh thu phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm của bạn, thường khởi điểm ở mức 4 - 5 triệu/tháng và phổ biến từ 7 - 10 triệu/tháng với những người có kinh nghiệm, 15 - 20 triệu/tháng với những người có từ 5 - 7 năm kinh nghiệm trở lên và cao nhất là khoảng 30 triệu/tháng. Mức thu nhập này cũng tương tự như nhiều vai trò kế toán khác. Đối với nghề kế toán, bạn càng làm việc lâu, càng có nhiều kinh nghiệm và chuyển dần lên những công ty, tập đoàn lớn thì lương sẽ càng cao.
VI. Triển vọng nghề nghiệp của kế toán doanh thu
Kế toán doanh thu có thể dành từ 5 năm trở lên để phấn đấu trở thành kế toán tổng hợp và 8 - 10 năm để lên tới vị trí kế toán trưởng. Không có lộ trình cố định nào cho việc thăng tiến nhưng hầu hết các kế toán đều có mục tiêu trở thành kế toán trưởng trong tương lai, nhiều trách nhiệm hơn nhưng là sự ghi nhận về năng lực và mức lương, chế độ phúc lợi cũng tăng lên rất nhiều.
Để thăng tiến, kế toán doanh thu cần nỗ lực làm việc, tích lũy năng lực, học để lấy bằng cấp cao hơn như Thạc sĩ trở lên và đặc biệt là các chứng chỉ kế toán như CPA (thường mất ít nhất 2 năm để học và thi). Một số người có thể lựa chọn mở công ty cung cấp dịch vụ kế toán hoặc trở thành những chuyên gia đào tạo ở các trung tâm giảng dạy, v.v.
Đọc thêm: Những điều cần biết về chứng chỉ CPA
Cơ hội và thách thức của kế toán doanh thu
VII. Công việc kế toán doanh thu có áp lực không?
Bất kể công việc nào cũng có những áp lực và những nghề nghiệp liên quan đến số liệu, tiền bạc như kế toán doanh thu thì áp lực này còn lớn hơn. Các kế toán doanh thu đều được yêu cầu bảo mật thông tin, đảm bảo xử lý chính xác số liệu, trung thực, không gây ra những sai lầm lớn ảnh hưởng đến công ty.
Như đã đề cập trước đó, sai sót dù nhỏ nhất của kế toán doanh thu cũng sẽ gây ra thất thoát nghiêm trọng cho doanh nghiệp, vì vậy các áp lực lớn nhất là làm sao để đảm bảo độ chính xác. Bên cạnh đó, kế toán doanh thu cũng làm việc với các kế toán khác và báo cáo cho ban quản lý. Bạn là người biết rõ về tình hình tài chính nội bộ nên cũng sẽ chịu trách nhiệm tư vấn, đề xuất những giải pháp tốt nhất trong các thời điểm khác nhau.
Mặc dù là một công việc áp lực nhưng không thể phủ nhận được những điểm hấp dẫn của nghề kế toán doanh thu như được coi trọng, đãi ngộ tốt, cơ hội học hỏi, dễ xin việc và thăng tiến.
VIII. Kinh nghiệm xin việc làm kế toán doanh thu
Xin việc làm kế toán doanh thu có khó không và cần lưu ý những gì là mối quan tâm của rất nhiều người tìm việc. Nhu cầu tuyển dụng kế toán doanh thu luôn có sẵn nhưng xin vào vai trò này thì không dễ vì nhà tuyển dụng có những yêu cầu khá cao đối với trình độ và tính cách, sự cam kết của bạn. Một số điều cần chú ý khi ứng tuyển kế toán doanh thu gồm có:
- Tìm việc và lựa chọn nhà tuyển dụng
Bạn có thể tìm việc làm kế toán doanh thu trên những website tuyển dụng uy tín như JOBOKO. Thông tin việc làm được JOBOKO cập nhật đảm bảo độ chính xác cao, mới nhất, đăng tải liên tục từ các công ty uy tín hàng đầu nên ứng viên có thể tin tưởng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm việc làm qua mạng xã hội nhưng dù định xin vào đâu, hãy tìm hiểu về công ty đó qua các diễn đàn, hội/nhóm kế toán. Những nhân viên cũ, những kế toán từng làm việc tại các doanh nghiệp có thể có những chia sẻ thực về môi trường làm việc và vấn đề khác.
- CV xin việc kế toán doanh thu có gì khác với CV các nghề nghiệp khác?
- Thể hiện như thế nào trong cuộc phỏng vấn kế toán doanh thu?
Mặc dù mỗi nhà tuyển dụng sẽ có những tiêu chí khác nhau để đánh giá ứng viên nhưng nhìn chung thì các yêu cầu chung là: Nghiêm túc, tập trung, chính xác, bảo mật thông tin. Bạn nên cho thấy mình là người có trách nhiệm và đáng tin cậy. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên thông qua những thông tin nhà tuyển dụng cung cấp để tự đánh giá một phần về công ty.
Hướng dẫn cách xin việc làm kế toán doanh thu hiệu quả
IX. Câu hỏi phỏng vấn kế toán doanh thu
Phỏng vấn kế toán doanh thu có thể bao gồm 2 phần chính là làm bài test và trao đổi trực tiếp với người phỏng vấn, quy trình phụ thuộc vào chính sách tuyển dụng của mỗi công ty. Để làm tốt bài kiểm tra, ứng viên nên chủ động "ôn bài" từ trước với các kiến thức và nghiệp vụ cơ bản. Trong khi đó, luyện tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn cũng là cách để bạn tự tin hơn.
Ngoài việc muốn biết những thông tin chung về bản thân bạn, động lực, mục tiêu cá nhân thì nhà tuyển dụng có thể sẽ đề cập đến những câu hỏi có tính chất chuyên môn, liên quan trực tiếp đến vai trò. Một số câu hỏi phỏng vấn kế toán doanh thu hay nhất là:
- Để đánh giá tình hình tài chính của một công ty, bạn dựa trên những số liệu nào?
- Là một kế toán doanh thu, bạn sẽ làm thế nào nếu phát hiện thu nhập từ một trong các mảng kinh doanh khác nhau của công ty có biến động số dư không hợp lý, chẳng hạn tiền thừa hoặc thiếu so với các con số trên hóa đơn, chứng từ?
- Vốn lưu động là gì? Theo bạn, kế toán doanh thu có cần quan tâm đến nguồn vốn lao động của công ty hay chỉ để tâm đến chi phí, doanh thu và lợi nhuận?
- Vốn lưu động âm nghĩa là gì? Lúc này công ty nên làm thế nào?
- Nếu tiền mặt thu được từ khách hàng không được ghi nhận vào doanh thu thì điều gì xảy ra?
- Sự khác biệt giữa doanh thu và lợi nhuận là gì? Giải thích trường hợp doanh thu cao nhưng lợi nhuận thấp?
- Theo bạn, kế toán doanh thu khác gì với kế toán thanh toán?
- Các phương pháp lập ngân sách phổ biến là gì?
- Kinh nghiệm của bạn trong việc cân đối doanh thu.
- Bạn đã bao giờ chủ động đưa ra những đề xuất tài chính cho ban giám đốc hay chưa? Kết quả như thế nào?
Xem thêm: Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên Kế toán Bán hàng và cách trả lời hay
Kế toán doanh thu thường là kế toán cấp cao trong công ty, có thể giám sát và hợp tác với các nhân viên kế toán khác để đảm bảo rằng mọi hóa đơn, hồ sơ chứng từ đều chính xác cho tất cả các giao dịch. Trở thành một kế toán doanh thu là cơ hội để bạn trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính kế toán và có thể thăng tiến lên các vị trí cấp cao hơn như kế toán trưởng hay thậm chí là giám đốc tài chính.
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.