Việc làm trưởng phòng tài chính (574 việc)
- Tổng hợp, tìm kiếm các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác dự báo tài chính, dòng tiền của Công ty
- Đánh giá các hoạt động của Công ty trên phương diện tài chính, phân tích, thiết lập các công cụ quản trị và giảm thiểu rủi ro tài chính
- Khách hàng của chúng tôi là một công ty sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài, hiện đang tìm kiếm vị trí Trưởng Phòng Tài Chính ($1400, ID-17056)
- Có 5 năm kinh nghiệm ở vị trí Trưởng Phòng Tài Chính, ưu tiên trong công ty sản xuất
- Hỗ trợ Trưởng phòng trong công tác quản lý, đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên tài chính
- Lập và theo dõi ngân sách tài chính hàng năm, đảm bảo sử dụng nguồn lực hiệu quả
- Cải thiện và chuẩn hóa hệ thống các báo cáo của phòng Tài chính/ Improve and standardize reporting system of Finance Department
- Hỗ trợ Trưởng bộ phận trong việc xây dựng và xem xét các chính sách tài chính/ Support Finance Manager for setting up and reviewing financial policy
- Cải thiện và chuẩn hóa hệ thống các báo cáo của phòng Tài chính/ Improve and standardize reporting system of Finance Department
- Hỗ trợ Trưởng bộ phận trong việc xây dựng và xem xét các chính sách tài chính/ Support Finance Manager for setting up and reviewing financial policy
- Chủ động tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng domain về Tài chính -
- Tốt nghiệp CĐ/ĐH chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kinh tế, Marketing, Quản trị kinh doanh
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quy trình, quy định, chính sách quản trị tài chính kế toán phù hợp với chiến lược phát triển của Công ty
- Lập báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính và báo cáo quản trị theo yêu cầu của ban lãnh đạo doanh nghiệp
- Quản lý ngân sách: Lập ngân sách tài chính, Kiểm soát chi phí, Phân tích hiệu quả tài chính,
- Báo cáo và tư vấn: Lập và Báo cáo tài chính, Tư vấn chiến lược về tài chính
- Kinh nghiệm làm trưởng phòng Tài chính, Kế toán từ 5 năm trở lên
- Lập kế hoạch công việc cho phòng tài chính kế toán, phân bổ và giám sát thực hiện
- Đánh giá, đưa ra đề xuất về các cơ hội đầu tư, phân bổ nguồn lực tài chính tối ưu cho từng dự án, bộ phận, phòng ban
- Tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính trung và dài hạn phù hợp với chiến lược kinh doanh tổng thể của công ty
- Thực hiện báo cáo tài chính định kỳ hàng quý/tháng, duyệt báo cáo tài chính và trình lên Trưởng phòng /Ban Tổng Giám đốc
- Lập kế hoạch tài chính, triển khai và theo dõi các hoạt động tài chính, kiểm soát ngân quỹ
- Tổ chức và thực hiện, huấn luyện, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, phân công cho nhân viên phòng và giám sát nhân viên thực hiện kế hoạch tài chính
- Xác định, xây dựng & phân bổ Mục tiêu Tài chính, Ngân sách Hoạt động và phân bổ mục tiêu cho nhân viên phòng Kế toán Tài chính
- Lập kế hoạch tài chính năm/quý/tháng, triển khai và theo dõi các hoạt động tài chính, dự phòng ngân quỹ
- Thuế, Nội bộ, Tài chính)
Xem tất cả: CÔNG TY CP LAMER tuyển dụng việc làm - Việc làm tại Hà Nội
- Đại học:Tài chính/ Kế Toán/ Kiểm Toán
- Kinh nghiệm: Ít nhất 03-05 năm kinh nghiệm quản lý Kế toán quản trị /Tài chính thương mại, thuộc các đơn vị FMCG
- Tốt nghiệp đại học, chuyên ngành Kế toán -Tài chính, có chứng chỉ KT trưởng
- Lập báo cáo Quyết toán thuế, Báo cáo tài chính hàng năm theo luật định cho Cơ quan thuế
- Phối hợp với kế toán trưởng tổ chức soạn thảo và đề xuất ban hành các quy chế quản lý tài chính, quản lý chi tiêu nội bộ
- Tiến hành phân tích tình hình tài chính của Doanh nghiệp nhằm nhận diện những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp
- Kinh nghiệm: 05 năm kinh nghiệm ở vị trí Trưởng phòng hoặc Tài chính
- Tốt nghiệp đại học các chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính đầu tư
- Điều hành nhân sự, điều chỉnh quy trình, quy định quản lý Tài chính Kế toán theo đúng quy định của luật kế toán và điều lệ Công ty
- Triển khai xây dựng Dự toán ngân sách hằng năm: Dự toán hoạt động kinh doanh, Dự toán ĐTXDCB theo chỉ đạo và Dự toán tài chính
- Thu thập, xử lý dữ liệu, xây dựng mô hình tài chính, lập báo cáo quản trị hàng tháng, phân tích KQKD, tài sản/nguồn vốn
- Đầu mối làm việc với công ty tư vấn tài chính (TVTC):
Xem tất cả: TẬP ĐOÀN VMED - VMED GROUP tuyển dụng việc làm
- Mô tả chung: Chịu trách nhiệm kiểm soát, báo cáo các vấn đề tài chính liên quan đến hoạt động dự án, hoạt động của Tập đoàn
- Thu thập, theo dõi, cập nhật thông tin, số liệu tài chính của công ty, giải trình hồ sơ vay vốn khi cần thiết
Xem tất cả: CÔNG TY CỔ PHẦN KLB tuyển dụng việc làm
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Chức danh: trưởng nhóm tài chính · trợ lý tài chính · thư ký tài chính · Giám Đốc Tài Chính · Nhân Viên Tài Chính
Địa điểm: Hà Nội · Hồ Chí Minh · Đà Nẵng · Cần Thơ · Hải Phòng · thêm ›
Các tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới làm thế nào để nắm bắt cơ hội và kinh doanh có lãi? Điều này phụ thuộc rất lớn vào vai trò của người trưởng phòng tài chính. Trong bài viết này, hãy cùng JOBOKO.com tìm hiểu công việc chi tiết và vai trò của trưởng phòng tài chính trong doanh nghiệp nhé.
Tìm việc làm trưởng phòng tài chính không quá khó nếu biết cách
Có phải bạn đang muốn bước chân vào lĩnh vực quản lý tài chính? Trở thành nhân viên tư vấn tài chính hay cao hơn nữa là trưởng phòng tài chính? Trưởng phòng tài chính là một công việc khá thú vị và một sự lựa chọn đúng đắn cho những người có khả năng phân tích và tư duy nhạy bén. Vậy thì trưởng phòng tài chính là làm gì? Để trở thành trưởng phòng tài chính có khó hay không?
MỤC LỤC:
I. Trưởng phòng tài chính là gì?
II. Trưởng phòng tài chính là làm gì?
III. Yêu cầu đối với trưởng phòng tài chính
IV. Cơ hội việc làm trưởng phòng tài chính trong tương lai
V. Mức lương Trưởng phòng tài chính
VI. Tiêu chí tuyển dụng Trưởng phòng tài chính
VII. Các kênh tuyển dụng Trưởng phòng tài chính hiệu quả
VIII. Kinh nghiệm xin việc làm Trưởng phòng Tài chính Kế toán
Tìm hiểu công việc của trưởng phòng tài chính
I. Trưởng phòng tài chính là gì?
Trưởng phòng tài chính là người chịu trách nhiệm đối với toàn bộ tình hình tài chính của một tổ chức. Họ viết báo cáo tài chính hàng năm, điều hành hoạt động tài chính và hoạch định các chiến lược tài chính ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp. Trưởng phòng tài chính là một vị trí quan trọng trong rất nhiều doanh nghiệp, trong đó có cả ngân hàng và công ty bảo hiểm.
Trưởng phòng tài chính cũng là cánh tay phải, là người cố vấn cho giám đốc điều hành khi cần ra các quyết định quan trọng trong công ty, một công việc cần kỹ năng phân tích và giao tiếp bậc thầy.
II. Trưởng phòng tài chính là làm gì?
Nhờ sự phát triển của công nghệ mà vai trò của trưởng phòng tài chính trong các doanh nghiệp ngày càng thay đổi. Nếu như trước đây, họ phải dành nhiều thời gian viết báo cáo tài chính định kì thì nay, việc này đã không còn chiếm nhiều thời gian làm việc của họ. Trước đây, công việc chính của họ là quản lý, giám sát tình hình tài chính của công ty thì trong môi trường hiện đại, họ cần dành nhiều thời gian hơn để phân tích dữ liệu và cố vấn cho lãnh đạo cấp cao các ý tưởng nhằm tối ưu hóa lợi nhuận.
Cụ thể, mô tả công việc của trưởng phòng tài chính thường bao gồm:
- Viết báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty và dự báo cơ hội kinh doanh trong tương lai
- Quản lý mọi hoạt động tài chính nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật
- Giám sát quá trình làm việc của nhân viên phòng tài chính, phê duyệt các báo cáo, thu chi ngân sách,...
- Đánh giá báo cáo tài chính của công ty
- Tìm kiếm biện phát cắt giảm chi phí
- Phân tích xu hướng thị trường để tìm kiếm cơ hội mở rộng kinh doanh
- Cố vấn cho giám đốc khi cần đưa ra các quyết định quan trọng về tài chính
Trưởng phòng tài chính cũng cần thực hiện những công việc khác theo yêu cầu cụ thể của công ty hoặc đặc thù của từng ngành. Ví dụ, trưởng phòng tài chính trong các doanh nghiệp nhà nước phải thành thạo quy trình phân bổ và lập ngân sách. Ngược lại, nếu làm việc trong lĩnh vực y tế thì phải am hiểu các vấn đề tài chính liên quan đến chăm sóc sức khỏe, dịch vụ nhân sinh,... Ngoài ra, họ cũng phải am hiểu các quy định, pháp luật về thuế có ảnh hưởng đến lĩnh vực mà mình đang làm việc.
Đọc thêm: Tại sao bộ phận tài chính và nhân sự cần phối hợp chặt chẽ
Việc làm trưởng phòng tài chính nhiều bạn trẻ mơ ước
III. Yêu cầu đối với trưởng phòng tài chính
1. Về bằng cấp và kinh nghiệm
Trưởng phòng tài chính cần phải có bằng Cử nhân trở lên các chuyên ngành quản trị kinh doanh, tài chính, kinh tế hoặc kế toán. Hiện nay, nhiều nhà tuyển dụng thậm chí còn yêu cầu ứng viên cho vị trí này phải có bằng Thạc sĩ trở lên. Những chương trình đào tạo này sẽ cung cấp cho ứng viên những kiến thức đầy đủ về lĩnh vực hoạt động cũng như các kỹ năng mềm cần thiết (kỹ năng phân tích, sự thành thạo các phương pháp và phần mềm phân tích tài chính,...).
Trưởng phòng tài chính cũng cần phải có 5 năm kinh nghiệm trở lên làm việc trong các lĩnh vực tài chính hoặc quản trị doanh nghiệp. Các chứng chỉ như CFA, CPA,... sẽ là điểm ưu tiên cho ứng viên khi ứng tuyển trưởng phòng tài chính.
2. Về kỹ năng mềm
2.1. Kỹ năng phân tích
Kỹ năng phân tích và tư duy logic tốt là một phần quan trọng để đưa ra quyết định một cách chính xác và hiệu quả. Trưởng phòng tài chính phải có khả năng bao quát tất cả các khía cạnh để phân tích và hiểu vấn đề một cách toàn diện và sâu sắc nhất. Ngoài ra, kỹ năng phân tích cũng rất cần thiết trong các trường hợp cần soạn thảo hợp đồng, lập ngân sách thu chi hay dự báo mức lợi nhuận, thua lỗ.
2.2. Toán học trình độ cao
Mỗi ngày, trưởng phòng tài chính sẽ đều phải làm việc với những khoản tiền khổng lồ và cần phải có kỹ năng tính toán tốt để so sánh và phân tích dữ liệu. Họ cũng phải thành thạo các kiến thức liên quan đến toán học đại số, có khả năng tổng hợp dữ liệu và tạo thành các công thức chung. Họ cũng cần phải am hiểu tài tình hình tài chính quốc tế và có khả năng giải mã thông tin tài chính đến từ nhiều nguồn khác nhau.
2.3. Kỹ năng lãnh đạo
Trưởng phòng tài chính sẽ quản lý toàn bộ nhân viên của phòng mình. Họ cần phải tạo điều kiện để nhân viên phát huy năng lực và nâng cao hiệu quả làm việc đồng thời khuyến khích sự tự tin của nhân viên. Kỹ năng lãnh đạo giỏi còn được thể hiện ở cách phân công công việc và hướng dẫn nhân viên cũng như việc xử lý các tình huống và đưa ra giải pháp góp phần nâng cao uy tín của bản thân trong công việc.
2.4. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Cho dù dó là việc phân bổ ngân sách hay phân tích những rủi ro trong đầu tư, trưởng phòng tài chính đều phải am hiểu tình huống và đưa ra cách thức giải quyết hợp lý. Họ phải hiểu rõ mục tiêu tài chính của công ty là gì và hoạch định các chiến lược cụ thể để đạt được mục tiêu đó mà không gây rủi ro cho doanh nghiệp.
Đọc thêm: Mẹo nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề trong công việc
2.5. Kỹ năng giao tiếp tốt
Kỹ năng giao tiếp tốt bằng cả lời nói và văn bản là điều vô cùng quan trọng. Không phải ai trong công ty cũng có thể hiểu được những thông tin tài chính phức tạp nên trưởng phòng tài chính sẽ là người lý giải những thông tin này cho mọi người một cách dễ nhớ, dễ hiểu. Ngoài ra, họ cũng phải hợp tác với nhiều phòng ban khác nhau, là người cố vấn cho cấp trên trước các quyết định quan trọng, quản lý nhân viên của phòng mình,... Tất cả những công việc này đều đòi hỏi phải có kỹ năng giao tiếp tốt, diễn đạt thông tin một cách mạch lạc, dễ hiểu.
2.6. Cẩn thận, tỉ mỉ
Khi làm việc với các con số, tính chính xác là điều kiện bắt buộc. Trưởng phòng tài chính là người giám sát các khoản đầu tư của công ty cũng như mức lợi nhuận thu được từ các dự án; vì vậy, họ cần phải có sự quan sát tinh tế và chú ý tới từng chi tiết nhỏ. Khi soạn thảo hoặc phân tích hợp đồng, trưởng phòng tài chính cũng cần phải lưu tâm tới từng chi tiết nhỏ nhất để đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật.
2.7. Kỹ năng tổ chức công việc
Những thứ mà người trưởng phòng tài chính làm việc cùng mỗi ngày đều là các con số, bảng tính, hợp đồng, công thức, dự án, .... Kỹ năng sắp xếp và tổ chức công việc tốt sẽ giúp họ quản lý mọi tài liệu, thông tin một cách khoa học để có thể dễ dàng tìm kiếm và trích xuất khi cần thiết.
2.8. Kiến thức công nghệ
Khi những tiến bộ của công nghệ được vận dụng ngày càng nhiều trong công việc, trưởng phòng tài chính sẽ phải làm quen và thành thạo nhiều hệ thống, phần mềm, công cụ hơn là những hợp đồng viết tay hay bộ công cụ văn phòng như trước đây.
Nhu cầu tuyển trưởng phòng tài chính của các doanh nghiệp ngày càng phổ biến
2.9. Khả năng làm việc độc lập
Trưởng phòng tài chính giỏi là có thể làm việc độc lập mà không cần sự giám sát chặt chẽ từ cấp trên bởi họ biết cần phải làm những gì và có thể tự lập kế hoạch cho bản thân. Họ không chỉ biết những việc mà mình cần làm mà còn phải phân công công việc một cách khoa học cho những chuyên viên tài chính khác trong phòng và khuyến khích họ làm việc hiệu quả.
IV. Cơ hội việc làm trưởng phòng tài chính trong tương lai
Nhu cầu tuyển trưởng phòng tài chính được dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh trong tương lai. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng ở một số ngành nghề nhất định. Các công việc được thực hiện bởi trưởng phòng tài chính như lên kế hoạch, định hướng và điều phối đầu tư sẽ vẫn có nhu cầu tuyển dụng cao khi mà nền kinh tế phát triển mạnh. Ngoài ra, những nghiệp vụ cụ thể trong quản lý tài chính như quản lý tiền mặt hay quản lý rủi ro cũng cần nhiều nhân lực hơn trong thời gian tới.
Những đơn vị tuyển dụng trưởng phòng tài chính nhiều nhất phải kể đến các tập đoàn đa quốc gia, công ty bán lẻ, công ty tư vấn tài chính, công ty sản xuất, trường học,...
V. Mức lương Trưởng phòng tài chính
Mức lương trưởng phòng tài chính hiện nay trung bình khoảng 28 triệu đồng/tháng, phổ biến trong khoảng 20 - 30 triệu đồng/tháng. Có những đơn vị trả lương cho vị trí này lên tới 40 - 45 triệu đồng/tháng với những người thực sự có năng lực và kinh nghiệm khoảng 3 - 8 năm trong nghề.
Nhìn chung, mức lương sẽ tăng theo kinh nghiệm làm việc và năng lực, uy tín của người trưởng phòng. Những người đạt được nhiều thành tích cao trong công việc và kỹ năng lãnh đạo tốt cũng sẽ có nhiều cơ hội được thăng chức lên Giám đốc tài chính hay giám đốc điều hành của doanh nghiệp.
VI. Tiêu chí tuyển dụng Trưởng phòng tài chính
Khi tuyển dụng Trưởng phòng tài chính, các công ty thường yêu cầu ứng viên phải có bằng Cử nhân trở lên các chuyên ngành tài chính, kế toán, kinh tế hoặc quản trị kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp hiện nay còn đòi hỏi bằng Thạc sĩ các chuyên ngành quản trị kinh doanh, tài chính hoặc kinh tế.
Ứng viên cho vị trí này cũng cần phải có trên 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh hoặc tài chính với các vị trí như chuyên viên tín dụng, kế toán, kiểm toán viên, chuyên viên phân tích tài chính,... Cũng có nhiều công ty tổ chức các khóa học về quản lý cho ứng viên ngay sau khi trúng tuyển nhằm tạo động lực cũng như đảm bảo trưởng phòng tài chính có đầy đủ các kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt công việc.
Quản lý tài chính là một trong những việc làm quan trọng và mang tính chất quyết định đối với sự thành công của một doanh nghiệp. Trưởng phòng tài chính giỏi cũng cần phải hiểu rõ định hướng, sứ mệnh của công ty cũng như vai trò của các phòng ban khác nhau để có thể kết hợp một cách hiệu quả vì mục tiêu chung. Họ cũng phải là những người có tầm nhìn xa trông rộng; biết nắm bắt, phân tích các xu hướng thị trường, biến động tài chính và xây dựng kế hoạch tài chính hiệu quả dựa trên những xu hướng đó.
Trưởng phòng tài chính cần đáp ứng những tiêu chí nào?
VII. Các kênh tuyển dụng Trưởng phòng tài chính hiệu quả
Ứng viên có thể tìm kiếm việc làm trưởng phòng tài chính qua nhiều kênh khác nhau như:
1. Kênh tuyển dụng nội bộ (thi tuyển, đề cử, thăng chức)
Những chuyên viên tài chính có đủ năng lực và kinh nghiệm sẽ được đề cử vào vị trí trưởng phòng tài chính. Họ sẽ phải trải qua quá trình thi tuyển hoặc không phụ thuộc vào chính sách của từng công ty. Đây là kênh tuyển dụng được các nhà tuyển dụng ưu tiên nhất bởi họ đã hiểu rất rõ ứng viên của mình. Về phía ứng viên, họ cũng đã hiểu được tầm nhìn, sứ mệnh của bộ phận tài chính nói riêng và của toàn công ty nói chung. Các vấn đề phát sinh của thực tế công việc cũng hoàn toàn nằm trong tầm hiểu biết của ứng viên trong kênh tuyển dụng này.
2. Các kênh tuyển dụng trực tuyến
Thời đại công nghệ 4.0, Internet là một phương thức tuyệt vời giúp kết nối doanh nghiệp và ứng viên. Không khó để bạn có thể tìm thấy một bản tin tuyển dụng trưởng phòng tài chính trên các kênh tuyển dụng trực tuyến như JOBOKO.com. Nền tảng này thậm chí còn hỗ trợ tạo CV xin việc Trưởng phòng tài chính trực tuyến đẹp và chuyên nghiệp để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay từ những bước đầu tiên.
3. Thông qua các mối quan hệ
Thực tế đã cho thấy rằng bạn là ai, bạn sẽ quen biết những người ở tầng lớp đó. Vì thế, nếu muốn tìm việc làm Trưởng phòng tài chính, đừng quên xây dựng và mở rộng mối quan hệ với những người đang làm việc trong lĩnh vực này. Nếu có thời gian, bạn có thể tham gia vào các buổi hội thảo, hội nghị,... trong ngành.
Rất nhiều người hiện đang tận dụng cơ hội xuất hiện tại những sự kiện này để tìm việc làm hoặc tìm kiếm ứng viên. Bạn cũng có thể tận dụng mạng xã hội để tìm kiếm và kết bạn với những chuyên gia trong ngành. Biết đâu, họ sẽ trở thành nhà tuyển dụng của bạn trong tương lai hoặc có thể giới thiệu cho bạn một công việc phù hợp.
Hy vọng bài viết trên đây của JOBOKO.com đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc của trưởng phòng tài chính. Bạn có thể bắt đầu từ việc theo học Đại học chuyên ngành tài chính, kinh tế, quản trị kinh doanh,... và tích lũy những kỹ năng cần thiết. Hầu hết trưởng phòng tài chính đều xuất thân là những chuyên viên tư vấn nên bạn cũng có thể bắt đầu từ công việc này để tích lũy kinh nghiệm làm việc.
Kinh nghiệm xin việc làm Trưởng phòng Tài chính Kế toán
Xin việc làm Trưởng phòng tài chính kế toán không khó nếu bạn có kỹ năng và trình độ chuyên môn tốt. Tuy nhiên, nếu nắm được kinh nghiệm tìm việc làm trưởng phòng tài chính kế toán thì bạn sẽ nhanh chóng có được vị trí mơ ước. Đừng bỏ lỡ tham khảo bài viết JOBOKO cập nhật chi tiết dưới đây nhé.
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.