3 thói quen tốt giúp bạn tìm việc nhanh hơn, hiệu quả hơn

12/01/2022 07:30
Tìm việc làm đôi khi không phải là trở ngại với những người có trình độ cao, kỹ năng chuyên môn tốt nhưng lại gây khó khăn cho các bạn trẻ thiếu kinh nghiệm hay mới ra trường. Theo đó, thói quen tìm việc cũng là yếu tố quyết định bạn có được công việc ưng ý nhanh chóng hay không.

Với người trưởng thành, thói quen cũng giống như một phần tính cách, ảnh hưởng khá nhiều tới chất lượng cuộc sống cũng như công việc. Khi đi xin việc, nếu bạn có thể xây dựng cho mình các thói quen tốt thì toàn bộ quy trình của bạn sẽ suôn sẻ. Ngược lại, nếu bạn có nhiều thói quen xấu khi ứng tuyển, từ gửi CV đến tham dự phỏng vấn, trao đổi với nhà tuyển dụng... thì rất có thể quá trình tìm kiếm cơ hội sự nghiệp của bạn sẽ kéo dài, khó khăn hơn.

Tìm hiểu về 3 thói quen giúp người tìm việc làm nhanh chóng có được công việc ưng ý

3 thói quen giúp bạn tìm việc nhanh chóng và hiệu quả hơn

1. Chọn lọc các vị trí ứng tuyển

Có thể bạn cho rằng càng gửi CV cho nhiều công ty, cơ hội bạn trúng tuyển càng cao, song điều này không hoàn toàn đúng. Việc ứng tuyển những vị trí phù hợp với trình độ và kinh nghiệm của bạn sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn. Do đó, trong quá trình tìm kiếm việc làm, hãy đánh giá và lựa chọn những vị trí phù hợp với bản thân mình. Bạn cần đảm bảo bản thân đáp ứng được các yêu cầu trong tin tuyển dụng cũng như sự hứng thú của bạn đối với vị trí đó.
Số lượng các công việc mà mỗi ứng viên có thể ứng tuyển là không giống nhau. Tuy nhiên, thay vì tập trung vào số lượng, bạn chỉ nên tập trung vào một số vị trí nhất định và dành cho nó toàn bộ thời gian và công sức của mình trong quá trình ứng tuyển.
Trước khi ứng tuyển cho bất kỳ vị trí nào, bạn cần phải:

  • Đọc kỹ phần mô tả công việc.
  • Xác định các yếu tố trong tin tuyển dụng hấp dẫn bạn.
  • Cân nhắc xem bạn có thể phụ trách công việc này hay không bằng cách nhìn nhận lại trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng của bản thân.
  • Ghi chú các bước ứng tuyển.
  • Gửi email ứng tuyển theo yêu cầu của công ty, kiểm tra lại lỗi chính tả trước khi gửi đi.

Mặc dù phương pháp này có thể khiến bạn phải dành nhiều thời gian hơn trước khi ứng tuyển, nó sẽ giúp bạn cắt giảm tổng thời gian tìm việc làm vì bạn đã chọn lựa được những cơ hội có tiềm năng nhất.

2. Lên thời gian biểu cho quá trình tìm việc làm

Những ứng viên biết cách sắp xếp quá trình tìm việc làm là những người tìm được việc làm một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Quá trình tìm việc giống như quá trình bạn chuẩn bị cho một kỳ thi. Bạn cần sắp xếp từng nhiệm vụ theo thời gian biểu và thực hiện chúng theo đúng lịch trình đã đặt ra.
Nếu như yêu thích việc ghi chú, bạn có thể lập kế hoạch ra sổ tay hoặc sử dụng các ứng dụng trên điện thoại di động nếu bạn ưu tiên sự tiện lợi. Hãy thường xuyên cập nhật lịch trình của mình, xóa bỏ những việc bạn đã hoàn thành và đặt thông báo nhắc nhở nếu cần.

Quá trình tìm việc làm cần được lên kế hoạch cụ thể, rõ ràng

3. Chuẩn bị CV xin việc

Nếu như quá trình đánh giá các vị trí việc làm tiêu tốn khá nhiều thời gian, việc sử dụng các mẫu CV có sẵn sẽ giúp bạn lấy lại khoảng thời gian đã mất đó. Hiện nay, bạn có thể tải các mẫu CV miễn phí trên các trang web tuyển dụng như JOBOKO.com, TopCV,... Song cho dù bạn chọn mẫu CV nào, hãy đảm bảo chúng có bố cục hợp lý và các thông tin được trình bày một cách rõ ràng.
Một phần quan trọng trong CV xin việc là phần kinh kinh nghiệm và kỹ năng của bạn. Hãy nêu cụ thể những nhiệm vụ mà bạn từng phụ trách ở các công ty trước đây và những kỹ năng mà bạn học hỏi được từ đó. Các thông tin bạn nêu ra càng cụ thể, cơ hội bạn nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng sẽ càng cao.
CV của bạn nên có độ dài vừa phải, không nên dài quá một trang giấy A4 và không được có bất kỳ lỗi sai chính tả nào. Bạn cũng cần kiểm tra lại các thông tin cá nhân của mình trên đó. Hãy đảm bảo bạn cung cấp đúng số điện thoại, địa chỉ email hoặc địa chỉ nơi ở cho nhà tuyển dụng.
Quá trình tìm việc làm có thể kéo dài trong vài tuần, thậm chí là vài tháng đối với các vị trí quan trọng. Do đó để tiết kiệm thời gian và công sức mà vẫn lựa chọn được những công việc phù hợp với bản thân, bạn cần tỉ mỉ, cẩn thận hơn trong giai đoạn tìm kiếm, lựa chọn cơ hội cũng như gửi CV ứng tuyển.

MỤC LỤC:
1. Chọn lọc các vị trí ứng tuyển
2. Lên thời gian biểu cho quá trình tìm việc làm
3. Chuẩn bị CV xin việc

Đọc thêm: Tìm việc làm sinh viên cần lưu ý những gì?

Đọc thêm: Tìm việc làm qua mạng xã hội Facebook có thực sự hiệu quả?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888