Abilene Paradox là gì? Làm thế nào để tránh làm điều trái với mong muốn bản thân?

01/07/2020 16:30
Abilene Paradox là một thuật ngữ chỉ những nghịch lý trong công việc và cuộc sống; đó là khi chúng ta phải làm những việc mà mình không hề mong muốn nhưng lại không muốn nêu quan điểm của riêng mình. Vậy cụ thể thì Abilence Paradox là gì? Làm thế nào để tránh Abilene Paradox trong công việc? Hãy cùng JOBOKO.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Bạn có thường xuyên cảm thấy các quyết định liên quan đến công việc trong công ty đều không hợp lý? Bạn hay đồng nghiệp của bạn có thường xuyên lãng phí thời gian và công sức quý báu cho những việc mà ngay từ đầu mọi người đều biết rằng nó sẽ không có kết quả tốt đẹp? Cũng không khó để giải thích nếu bạn đưa ra câu trả lời "có" bởi vấn đề này vẫn thường xuyên xảy ra trong hầu như tất cả các công ty, tổ chức. Nó thậm chí còn được đặt một cái tên vô cùng học thuật "Abilene Paradox" hay "nghịch lý Abilene".

Cách để tránh Abilene Paradox trong công việc

1. Abilene Paradox là gì?

Abilene Paradox đề cập đến những tình huống mà khi một nhóm người cùng đưa ra một quyết định tập thể nhưng quyết định này lại trái ngược hoàn toàn với cảm xúc và suy nghĩ của từng thành viên trong nhóm. Nghịch lý Abilene xảy ra khi bản thân mỗi người không muốn làm xáo trộn tình hình hoặc đưa ra ý kiến làm phật ý người khác, ngay cả khi họ biết rằng cảm xúc và suy nghĩ của những người còn lại là hoàn toàn sai lệch.
Abilene Paradox đã được giới thiệu bởi nhà tư tưởng Jerry B. Harvey, Cựu Giáo sư về Quản lý tại trường Đại học George Washington trong một bài viết về chủ đề này. Abilene Paradox xảy ra bởi vì con người luôn có ác cảm hoặc đơn giản là không muốn làm ngược lại với những điều mà người khác muốn. Cũng theo Harvey, nghịch cảnh này còn bị thúc đẩy bởi vì mọi người đều tin rằng họ sẽ bị người khác kỳ thị hay khinh bỉ khi nêu quan điểm về một chủ đề nào đó. Và tất nhiên, nếu như không có ai lên tiếng thì cả nhóm sẽ đưa ra quyết định trái ngược với mong muốn và cảm xúc của từng người.
Nghịch lý Abilene cũng tương tự như tư duy tập thể. Tuy nhiên, trong trường hợp của Abilene Paradox, mọi người đều cho rằng đó là một quyết định tồi tệ. Điều này không phải lúc nào cũng đúng với tư duy tập thể. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng các nhóm muốn làm việc hiệu quả phải khắc phục được cả tình trạng tư duy tập thể và Abilene Paradox.

2. Các hiểu hiện của việc làm điều trái với mong muốn

Theo Harvey, vấn đề dẫn đến Abilene Paradox là do không thể quản lý tốt ý kiến của mọi người, chứ không phải do vấn đề xung đột. Abilene Paradox thường có những biểu hiện như:

  • Mọi người đều đồng ý với tư cách cá nhân về các vấn đề đang phải đối mặt và những gì cần phải làm
  • Các thành viên không thể thống nhất, trao đổi quan điểm, mong muốn muốn của mình với người khác. Trên thực tế, họ chỉ cần đưa ra quan điểm trái chiều là sẽ ngay lập tức bị người khác đánh giá hoặc hiểu nhầm.
  • Các thành viên đưa ra một quyết định tập thể trái ngược với những gì họ muốn. Điều này dẫn đến hậu quả là những việc làm phản tác dụng so với ý định bạn đầu.
  • Khi mọi việc xảy ra không như ý muốn, mọi người bắt đầu tỏ ra thất vọng, tức giận, cáu kỉnh và không hài lòng với tập thể. Hậu quả là họ sẽ chia bè kết phái với những người có cùng quan điểm và nói xấu hoặc buộc tội những người còn lại.
  • Cuối cùng, nếu vấn đề này không được giải quyết thì nó sẽ diễn ra ngày càng nghiêm trọng hơn và gây ra nhiều hậu quả khó lường khác.

Abilene Paradox thể hiện như thế nào trong công việc?

3. Cách nhận biết Abilene Paradox trong công việc

Khi phải đưa ra quyết định, bạn có nhận thấy những điều này cũng thường xuyên xảy ra trong công ty mình hay không? Bạn có muốn tìm ra nguyên nhân của nghịch lý này và khắc phục trước khi tình trạng trở nên tồi tệ hơn? Trong công việc, Abilene Paradox có thể được nhận biết qua những dấu hiệu như:

  • Các thành viên trong công ty, mỗi người lại có một quan điểm trái ngược nhau.
  • Họ đồng ý vô điều kiện với những ý kiến của người khác và gần như không bao giờ bày tỏ sự quan tâm hay thể hiện ý kiến trái chiều.
  • Họ cảm thấy thất vọng hoặc tức giận với phong cách quản lý của cấp trên và với những đồng nghiệp khác.
  • Họ trốn tránh trách nhiệm hoặc cố gắng đổ lỗi cho người khác.
  • Họ thể hiện mình là người không đáng tin cậy.
  • Tất cả mọi quyết định đều phải được sự đồng thuận, nhất trí của tập thể.
  • Rất ít khi những ý kiến trái chiều được chú ý tới.

4. Làm thế nào để tránh Abilene Paradox trong công việc?

Vấn đề của nghịch lý Abilene là ở chỗ mọi người đểu cho rằng quan điểm của mình là thiểu số và không muốn trình bày cho người khác. Khi tất cả mọi người trong nhóm đều đã nói có thì rất khó để một người nói không. Vậy trong môi trường làm việc, các doanh nghiệp, cụ thể là những người đảm nhiệm vai trò quản lý, lãnh đạo cần phải làm gì để hạn chế tình trạng này?

4.1. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh

Từ xưa đến nay con người vẫn đề cao tinh thần tập thể và luôn muốn được hòa nhập với mọi người thay vì tạo nên sự khác biệt. Tư tưởng xấu đều còn hơn tốt lỏi đã ăn sâu vào trong tiềm thức. Nếu một người tỏ ra khác biệt với những người khác, họ sẽ ngay lập tức bị soi mói hay thậm chí là bị loại khỏi tập thể. Và đối với một người đã từng nêu ý kiến và bị bỏ qua, bị phản bác hay phán xét, họ sẽ không bao giờ nêu ý kiến lần thứ hai.
Vì vậy, điều đầu tiên và quan trọng nhất cần phải làm nếu như muốn tránh Abilene Paradox trong công việc là tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho nhân viên - nơi mà mọi người có thể thoải mái nêu ý kiến mà không phải lo lắng về sự đố kỵ hay soi mói của người khác. Bởi khi có sự thấu hiểu, tôn trọng ý kiến của nhau thì các vấn đề về công việc cũng như cuộc sống đều được giải quyết dễ dàng. Điều này, cần bạn rèn luyện tốt kỹ năng làm việc nhóm để hợp tác, trao đổi cũng như thể hiện quan điểm cá nhân hiệu quả. Nếu bạn chưa hiểu rõ về kỹ năng làm việc nhóm ra sao thì hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Abilene Paradox xảy ra trong doanh nghiệp là điều khó tránh khỏi

4.2. Khuyến khích mọi người đóng góp ý kiến

Nếu các thành viên được quy tụ lại với nhau theo thế mạnh của từng người để cùng giải quyết một vấn đề thì họ cần phải nêu ý kiến, thậm chí là những ý kiến trái chiều. Đây chính là điều làm nên giá trị của cả nhóm. Ngay từ đầu, các nhóm nên phân công cụ thể những ai sẽ tham gia vào giải quyết vấn đề và ai mới là người được đưa ra quyết định cuối cùng. Khi đó, việc đưa ra những ý kiến trái chiều sẽ giúp phân tích vấn đề sâu hơn và quyết định cuối cùng chắc chắn sẽ chính xác hơn.

4.3. Chủ động lắng nghe

Khi người quản lý thể hiện rằng họ luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến của tất cả mọi người thì nhân viên sẽ có thêm sự tự tin và cảm thấy được tôn trọng hơn khi đưa ra ý kiến đóng góp. Bản thân người quản lý cũng nên trình bày rõ các lý do đằng sau quyết định của mình để tránh những hiểu nhầm, tranh cãi về sau.
Nếu như những xung đột, tranh cãi nơi công sở có thể giải quyết thông qua các cuộc họp bàn, thương lượng thì Abilene Paradox lại không như vậy. Nó xảy ra thầm lặng trong mỗi doanh nghiệp và nhiều khi người quản lý chỉ có thể phát hiện khi nó đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Trong các doanh nghiệp Việt Nam, Abilene Paradox là điều không thể tránh khỏi bởi tư tưởng xấu đều còn hơn tốt lỏi đã ăn sâu vào trong suy nghĩ. Tuy nhiên, vẫn sẽ có rất nhiều cách khác nhau để các doanh nghiệp hạn chế và khắc phục tình trạng này.

MỤC LỤC:
1. Abilene Paradox là gì?
2. Các hiểu hiện của việc làm điều trái với mong muốn
3. Cách nhận biết Abilene Paradox trong công việc
4. Làm thế nào để tránh Abilene Paradox trong công việc?

Đọc thêm: Cách để không bị mất lòng khi góp ý cho đồng nghiệp

Đọc thêm: Cách cải thiện kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888