Viết thư ứng tuyển thu hút nhà tuyển dụng bằng cách nào?
Nếu chưa biết, thư ứng tuyển thực chất cũng được chia thành nhiều loại khác nhau, tương ứng với mục đích và đối tượng người nhận có thể không giống nhau. Loại thư ứng tuyển phổ biến nhất, hay được dùng nhất là kiểu truyền thống, được gửi kèm với CV khi xin việc.
Loại thư ứng tuyển thứ hai có chức năng như một bức thư yêu cầu giới thiệu. Hay nói cách khác, trong trường hợp bạn biết người nào đó có thể "mối" một công việc cho bạn, thì bạn sẽ gửi cho người đó kiểu thư ứng tuyển này.
Và loại thư ứng tuyển thứ ba được sử dụng khi bạn có mong muốn làm việc trong một công ty nào đó nhưng công ty lại chưa có nhu cầu tuyển dụng. Với loại thư ứng tuyển này, bạn sẽ là người chủ động viết thư xin việc và tiến cử bản thân cho công ty đích.
Như vậy, tùy vào mỗi hoàn cảnh sẽ yêu cầu một kiểu thư ứng tuyển khác nhau. Ứng viên cần lựa chọn sao cho phù hợp và mang lại được hiệu quả truyền đạt cao nhất.
Sẽ chẳng có tác dụng gì nếu thư xin việc của bạn chỉ là một "bản cover" lại CV xin việc. Nói như vậy có nghĩa là bức thư hoàn toàn chỉ là nhắc lại thông tin kỹ năng, trình độ mà không thể hiện được nét mới mẻ nào. Như vậy, bạn cần diễn đạt và chọn lọc ý sao cho chuyên nghiệp, để nhà tuyển dụng thấy được tiềm năng và những lợi ích mà bạn có thể mang lại cho công ty. Chỉ nên nhấn mạnh 2 - 3 điểm nổi bật trong trình độ và kỹ năng mà thật sự có thể gây ấn tượng, đi kèm với ví dụ hoặc số liệu cụ thể minh chứng cho những thông tin đó.
Ngoài ra, thư xin việc nên thể hiện được tinh thần nhiệt huyết và mong muốn chân thành, cũng như ý chí cống hiến của ứng viên cho công việc tương lai qua việc sử dụng từ ngữ và giọng văn giàu sức biểu đạt. Có như vậy, thư xin việc mới càng thêm phần thuyết phục.
Hướng dẫn cách viết thư ứng tuyển ấn tượng
Nếu bạn đang có ý định tiện thể viết một lần dùng được nhiều lần thì hãy thay đổi suy nghĩ đó đi nhé bởi nhà tuyển dụng có kinh nghiệm sẽ dễ dàng nhận ra được đâu là bức thư xin việc "1 cho 100" như thế đấy. Làm như vậy vô hình chung sẽ khiến bạn bị gán cái danh không chân thành, không tôn trọng cơ hội tuyển dụng. Cũng không nhất thiết phải viết lại mới hoàn toàn, để tiết kiệm thời gian, bạn có thể chỉ cần tùy chỉnh nội dung thư, làm sao để nó đi đúng với tinh thần và bám sát yêu cầu trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm mà công ty đưa ra.
Có những thông tin nên được bao gồm trong thư ứng tuyển và đương điên cũng sẽ có những nội dung không nên được nhắc tới. Ví dụ như một vấn đề nào đó thể hiện điểm yếu, làm giảm giá trị của bản thân bạn như không đáp ứng được yêu cầu kỹ năng hay bằng cấp chẳng hạn. Tuy nhiên, nếu trong CV xin việc bạn có đề cập tới khoảng trống tuyển dụng thì thư ứng tuyển chính là cơ hội để bạn đưa ra lời giải thích cho khoảng trống đó. Do phải tham gia một khóa học, do đi du lịch, hay thậm chí do bị thất nghiệp,... Nhưng hãy lưu ý bạn cũng chỉ nên dành 1-2 câu cho phần lý giải này thôi nhé!
Sẽ rất khó để thưa gửi đúng người khi viết thư xin việc cho một công ty, tổ chức. Phần lớn các ứng viên đều khá mông lung về việc ai sẽ đọc thư xin việc của mình, mình sẽ phải thưa gửi đến ai. Mặc dù chỉ là chi tiết nhỏ như thưa gửi nhưng nếu bạn đầu tư thời gian tìm hiểu một chút thì nhất định sẽ tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng.
Người ta vẫn hay nói ấn tượng đầu tiên là vô cùng quan trọng. Không phải nội dung mà hình thức của thư ứng tuyển mới là điểm đầu tiên rơi vào mắt nhà tuyển dụng. Vì thế, để có được tấm vé vào vòng phỏng vấn, thư xin việc của bạn nhất định phải chuyên nghiệp và ấn tượng từ hình thức tới nội dung.
Thông thường, một bức thư ứng tuyển có độ dài không quá một mặt giấy và được trình bày tối giản mà nhã nhặn. Hãy luôn nhớ đính kèm thông tin liên lạc, ngày tháng ở phần mở đầu thư và căn chỉnh lề, khoảng cách, kiểu chữ cỡ chữ theo quy định sao cho dễ nhìn và dễ theo dõi nhất. Trong trường hợp gửi thư ứng tuyển qua email, đừng quên ghi chú tên và chức vụ bạn ứng tuyển trên phần tiêu đề mail nhé!
Chuyên nghiệp không có nghĩa là phải thật trang trọng, sử dụng những từ ngữ cứng nhắc, thiếu tự nhiên như "quý công ty" hay kiểu diễn đạt như một văn bản hành chính pháp luật. Ngoài ra, ứng viên cũng không nên sử dụng cách diễn đạt và các cấu trúc, từ ngữ dập khuôn, đại trà trong các mẫu thư xin việc. Hay cố gắng thể hiện bản thân một cách chân thật, tự nhiên nhất nhưng vẫn giữ được sự lịch thiệp và uyển chuyển của một người đi xin việc.
Những cách viết thư ứng tuyển dễ dàng nhất
Nói như vậy không có nghĩa bạn không nên tham khảo các mẫu thư xin việc có sẵn. Ngược lại, việc đọc trước những tài liệu đó sẽ giúp bạn xác định cấu trúc một bức thư ứng tuyển cũng như hướng viết và những thông tin cần đề cập. Thêm vào đó, khai thác một số mẫu thư ứng tuyển online cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá thời gian và công sức cho việc thiết kế, trình bày hay định dạng văn bản.
Cẩn thận chưa bao giờ là thừa. Trên thực tế, việc thư ứng tuyển mắc lỗi đánh máy, lỗi chính tả mới là điều khiến ứng viên bị trừ điểm nặng nhất. Chính vì thế, trước khi nhấn nút gửi, hãy đọc lại hoặc chủ động nhờ sự giúp đỡ của người thân hay bạn bè để có cái nhìn khách quan nhất, đảm bảo bức thư chính xác và hoàn hảo cả về mặt hình thức lẫn nội dung nhé!
Phần lưu ý quan trọng nhất là bạn cần thực hiện theo mọi hướng dẫn và yêu cầu của công ty tuyển dụng. Về việc gửi thư chẳng hạn, sẽ có những công ty yêu cầu ứng viên gửi CV và thư xin việc dưới dạng cả file Microsoft Word với file PDF qua email, và cũng sẽ có những công ty đề nghị ứng viên sử dụng một nền tảng khác. Để đảm bảo quá trình gửi và nhận thư diễn ra thông suốt, không bị thiếu thông tin cần thiết, bạn hãy luôn theo sát những gì công ty tuyển dụng yêu cầu nhé!
Với những lưu ý khi viết thư ứng tuyển mà JOBOKO vừa chia sẻ trên đây, bạn có thể hoàn toàn tin tưởng bản thân có thể viết một bức thư thật tiềm năng và ấn tượng. 2021 rồi, hãy tự tin bắt đầu một công việc mới đầy triển vọng thôi nào!
MỤC LỤC:
I. Cách viết thư ứng tuyển đúng chuẩn
II. Lưu ý về ngôn ngữ, diễn đạt trong thư ứng tuyển
Đọc thêm: 10 lỗi cơ bản nên tránh khi viết thư ứng tuyển
Đọc thêm: Cách viết thư từ chối đi làm khi trúng tuyển lịch sự