Business Analyst là gì?

24/01/2020 14:04
Business Analyst (chuyên viên phân tích nghiệp vụ) là một vị trí công việc quan trọng trong các doanh nghiệp, đặc biệt là công ty tài chính, kinh doanh. Một số người nghĩ rằng vai trò của họ là kiếm tiền cho tổ chức và điều này có thể không chính xác trong bối cảnh trực tiếp. Tuy nhiên, theo cách nhìn nhận gián tiếp, hành động và quyết định của Business Analyst tác động đến triển vọng tài chính của toàn bộ tổ chức. Vậy, thực sự thì Business Analyst là ai và công việc của họ là gì?

Với sự phát triển mạnh mẽ của internet thì việc áp dụng vào ngành kinh doanh, bán hàng cũng mang đến nhiều lợi ích tích cực. Theo đó, nhiều vị trí như chuyên viên phân tích nghiệp vụ (Business Analyst) hay nhân viên kinh doanh, nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên marketing,... có nhu cầu tuyển dụng cao. Mỗi vị trí có yêu cầu công việc riêng nên ngoài tìm hiểu về công việc nhân viên bán hàng hay nhân viên kinh doanh, bạn cũng nên biết được chuyên viên phân tích nghiệp vụ là làm gì?

Chuyên viên phân tích nghiệp vụ thường làm những công việc gì?

=> Việc làm Business Analyst thu nhập hấp dẫn

1. Business Analyst là gì?

Business Analyst (BA) hay chuyên viên phân tích nghiệp vụ là những người chịu trách nhiệm thu hẹp khoảng cách giữa công nghệ thông tin và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể, BA sẽ sử dụng phân tích dữ liệu để đánh giá quy trình, xác định yêu cầu, đưa ra đề xuất và xây dựng báo cáo dựa trên dữ liệu, sau đó gửi cho giám đốc cũng như các bên liên quan.

BA cũng tham vấn cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và người dùng khác để họ hiểu về cách thay đổi biện pháp kinh doanh dựa trên dữ liệu. Business Analyst phải trình bày rõ những ý tưởng, đồng thời cân bằng với những gì khả thi về mặt công nghệ và sự hợp lý về mặt tài chính của công ty. Tùy thuộc vào vai trò, BA có thể làm việc với các bộ dữ liệu khác nhau để cải thiện sản phẩm, phần cứng, công cụ, phần mềm, dịch vụ hoặc quy trình.

2. Công việc của Business Analyst

BA có trách nhiệm tạo ra mô hình mới để hỗ trợ các quyết định kinh doanh, hợp tác chặt chẽ với các nhóm báo cáo tài chính và công nghệ thông tin, từ đó đề xuất sáng kiến và chiến lược để cải thiện hoạt động kinh doanh và tối ưu hóa chi phí. Một BA giỏi là người có sự hiểu biết sâu sắc về các yêu cầu báo cáo và quy định, đồng thời có kinh nghiệm về dự báo, phân tích ngân sách và phân tích tài chính, kết hợp với sự hiểu biết về các chỉ số hiệu suất chính. Nếu bạn đang có ý định tìm việc làm mới trong lĩnh vực này thì cần nắm được yêu cầu của vị trí ra sao.

Nhiệm vụ cụ thể của Business Analyst bao gồm:
  • Tạo phân tích kinh doanh chi tiết, phác thảo các vấn đề, cơ hội và giải pháp cho doanh nghiệp.
  • Dự toán và dự báo xu hướng kinh doanh.
  • Lập kế hoạch và giám sát thực hiện.
  • Phân tích phương sai.
  • Đánh giá, đề xuất giá cả.
  • Lập báo cáo.
  • Xác định phương pháp cải thiện quy trình kinh doanh hiện tại.
  • Xác định các bước hoặc tác vụ cần thiết để hỗ trợ triển khai tính năng mới.
  • Thiết kế các tính năng mới.
CV Business Analyst tập trung vào kỹ năng phân tích dữ liệu, lập kế hoạch chiến lược, tối ưu hóa quy trình kinh doanh. Để tạo CV Business Analyst chuyên nghiệp, hãy truy cập trang web của JobOKO, bạn có thể tải về CV hoặc dùng CV online để ứng tuyển trực tiếp vào các vị trí đang tuyển.
Business Analyst là gì, kỹ năng cần có của chuyên viên phân tích nghiệp vụ

3. Kỹ năng cần có của một Business Analyst

Về cơ bản, một BA giỏi được đánh giá dựa trên 4 kỹ năng sau:
  • Kỹ năng phân tích: Có thể nói, kỹ năng phân tích xuất sắc là yếu tố đầu tiên để đánh giá một BA. Về cơ bản, công việc chính của Business Analyst là phân tích: Phân tích dữ liệu, quy trình làm việc, phân tích đầu vào của người dùng hoặc các bên liên quan, tài liệu,...
  • Kỹ năng lãnh đạo: BA là người phân công công việc cho các thành viên trong nhóm, đánh giá hiệu suất của họ, dự báo ngân sách, hỗ trợ khi phát sinh vấn đề,... Nếu kỹ năng lãnh đạo không tốt, bạn sẽ không thể bao quát được toàn bộ công việc.
  • Kỹ năng lập kế hoạch kinh doanh: Để thực hiện tốt vai trò của một BA, bạn cần biết cách lập kế hoạch phạm vi dự án, hiểu và thực hiện yêu cầu của dự án, xác định các nguồn lực cần thiết cho dự án,...
  • Kỹ năng kỹ thuật: Thông thường, một BA sẽ thành thạo các vấn đề liên quan đến hệ điều hành, phần cứng, khái niệm cơ sở dữ liệu, mạng, phương pháp SDLC và các phần mềm phân tích dữ liệu phổ biến như Microsoft Excel, Microsoft PowerPoint, Microsoft Access, SQL, Google Analytics và Tableau. Những công cụ này giúp các BA thu thập và sắp xếp dữ liệu, tạo biểu đồ, viết tài liệu và thiết kế trực quan để giải thích các phát hiện.

4. Nghề nghiệp liên quan đến công việc Business Analyst

  • Chuyên viên phân tích kinh doanh công nghệ thông tin (IT Business Analyst): Chịu trách nhiệm quản lý và tạo điều kiện cho các dự án kinh doanh tập trung vào công nghệ, sở hữu kiến thức về phần mềm và kinh doanh.
  • Nhà khoa học dữ liệu (Data Scientist): Chắp nối các điểm dữ liệu khác nhau, phân tích và đánh giá dữ liệu qua các phương pháp thống kê, học máy để tìm ra giải pháp tốt nhất trong hoạt động tài chính, kinh doanh.
  • Phân tích định lượng (Quantitative Analyst): Các nhà phân tích định lượng thường được gọi là kỹ sư tài chính, chịu trách nhiệm xem xét dữ liệu để tạo, thực hiện và trình bày mô hình toán học của các quyết định tài chính.

Bên cạnh những việc làm phổ biến của ngành kinh doanh thì vẫn còn nhiều vị trí khác mà không phải ai cũng biết. Business Analyst hay chuyên viên phân tích nghiệp vụ cũng là một trong số vị trí mà các công ty kinh doanh, bán hàng chú trọng. Để có thêm hiểu biết về ngành kinh doanh có những vị trí nào, bạn đọc đừng bỏ lỡ thông tin hữu ích trong bài viết nhé. Ngoài ra, tại trang web tuyển dụng Joboko, rất nhiều công ty mới đăng tuyển dụng các vị trí đa dạng trình độ, kinh nghiệm, ngành nghề nên phù hợp với nhiều đối tượng. Người người tìm có nhu cầu có thể truy cập Blog để tham khảo tư vấn việc làm cụ thể, giúp lựa chọn sự nghiệp đúng đắn nhất.
  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888