Ngành quản trị du lịch có những vị trí việc làm nào?
Do đặc thù của ngành, một số công việc có thể không yêu cầu bằng cấp cao. Tuy nhiên, nếu muốn làm việc và phát triển tốt trong ngành này, bạn vẫn nên theo học các chương trình đào tạo chính quy. Học quản trị du lịch là cách hiệu quả để bạn có kiến thức, nền tảng vững chắc, hiểu rõ về những nguyên tắc quan trọng cần ghi nhớ và rèn luyện kỹ năng quản lý. Các vị trí việc làm ngành quản trị du lịch bao gồm:
Với những người theo ngành quản trị du lịch hướng ngoại, yêu thích môi trường làm việc bên ngoài, có kỹ năng giao tiếp và tổ chức tốt, khả năng ngoại ngữ, v.v. nghề hướng dẫn viên sẽ rất phù hợp. Hướng dẫn viên du lịch là người chịu trách nhiệm cho các chương trình du lịch, từ đón du khách, thuyết minh, hỗ trợ,... đảm bảo tối đa hoá sự hài lòng của du khách trong tour.
Hướng dẫn viên du lịch, sales tour là những vị trí nhận sự quan tâm đông đảo của giới trẻ
Công việc nhân viên điều hành tour du lịch nhận thông tin từ nhân viên sales tour để đặt nơi lưu trú, đặt xe, sắp xếp lịch trình cho hướng dẫn viên, v.v. Bạn cần có sự am hiểu về các điểm tham quan, phong tục, điều kiện thời tiết, chú ý đến từng chi tiết, cẩn thận, kiên nhẫn.
Quản lý nhà hàng là việc làm nhiều người mơ ước trong ngành du lịch
Một công việc khác phù hợp với người theo học ngành quản trị du lịch thích làm việc trong lĩnh vực khách sạn là quản lý spa. Bạn sẽ chịu trách nhiệm cho các hoạt động hàng ngày của một spa chăm sóc sức khỏe hoặc sắc đẹp. Dựa trên quy mô hoạt động, vị trí này có thể chủ yếu tập trung vào phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Đây là một vị trí công việc phổ biến trong các khách sạn, khu nghỉ dưỡng (resort) và trung tâm hội nghị với các dịch vụ tổ chức hội nghị và sự kiện. Nếu bạn là người giỏi lập kế hoạch, thực hiện, theo dõi và bao quát tất cả các sự kiện, nghề tổ chức tiệc và hội nghị có thể rất phù hợp với bạn.
Giám đốc bộ phận ẩm thực là người chịu trách nhiệm cho tất cả các dịch vụ liên quan đến thực phẩm và đồ uống. Vị trí này thường có trong các khách sạn/resort cao cấp, phụ trách quản lý tất cả nhà hàng trực thuộc, quầy bar, bếp, v.v. Vai trò này đòi hỏi bạn phải kỹ năng giao tiếp và phân tích tốt, có ý tưởng sáng tạo, bình tĩnh dưới áp lực, định hướng dịch vụ và đầu óc kinh doanh.
Sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị du lịch có thể thành thạo lập kế hoạch sự kiện và quản lý dự án quy mô lớn thường phát triển theo hướng quản lý, tổ chức sự kiện. Vai trò này liên quan đến việc nghiên cứu thương hiệu, xác định đối tượng mục tiêu, tạo kịch bản sự kiện và điều phối tất cả các khía cạnh kỹ thuật trước khi ra mắt hoặc tổ chức một sự kiện.
Sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị du lịch có thể xin vào các cơ quan nhà nước, làm việc tại các điểm di lịch, quản lý di tích, phòng/sở du lịch địa phương hoặc cục du lịch, thậm chí là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Ngoài bằng cấp (thường yêu cầu từ Thạc sĩ trở lên), bạn sẽ cần tham gia các kỳ thi theo quy định.
MỤC LỤC:
1. Việc làm trong lĩnh vực lữ hành
2. Việc làm trong lĩnh vực khách sạn
3. Việc làm trong lĩnh vực quản lý, tổ chức sự kiện
4. Việc làm trong cơ quan nhà nước
Đọc thêm: Nhân viên kinh doanh tour là làm gì? mô tả công việc