Làm thế nào để thể hiện những điểm mạnh của bản thân trong CV xin việc một cách tin cậy và thuyết phục nhà tuyển dụng là điều không hề đơn giản, đặc biệt là đối với một vị trí có tính cạnh tranh cao như nhân viên bán hàng. Bạn cần phải hiểu rõ nhà tuyển dụng cần gì ở một ứng viên tiềm năng và khéo léo đưa các thông tin về điểm mạnh của bản thân tương ứng với đó vào CV xin việc.
Đề cập điểm mạnh của bản thân trong CV xin việc nhân viên bán hàng ra sao?
Bạn có rất nhiều điểm mạnh và không biết nên ghi thông tin nào vào CV xin việc, vậy thì hãy dựa vào bản mô tả công việc của nhà tuyển dụng, bạn sẽ biết được họ cần gì ở một ứng viên tiềm năng, cả về mặt trình độ học vấn, kinh nghiệm và kỹ năng làm việc. Bạn có thể dựa trên những yêu cầu này để liệt kê ra các thế mạnh của bản thân trong CV xin việc.
Bạn không nhất định phải trình bày những điểm mạnh, điểm yếu của mình thành một phần cụ thể trong CV xin việc mà có thể lồng ghép nó vào các phần kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn và thậm chí là cả sở thích cá nhân.
Mục tiêu nghề nghiệp tuy ngắn ngọn (2 - 3 câu) nhưng sẽ cho nhà tuyển dụng thấy được bạn là ai và định hướng của bạn trong công việc như thế nào. Hãy cố gắng thể hiện quyết tâm theo đuổi sự nghiệp nhân viên bán hàng của bạn bằng cả những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
Ví dụ: "Với 3 năm làm nhân viên bán hàng thực phẩm, tôi đã rèn luyện được cho mình những kinh nghiệm và kỹ năng chốt đơn hiệu quả. Ứng tuyển vào vị trí này, tôi mong muốn được vận dụng những kiến thức của mình để giúp công ty phát triển, nâng cao doanh số và mở rộng thị trường kinh doanh với hi vọng trở thành Quản lý vùng sau 5 - 7 năm."
Trong ví dụ trên, nhà tuyển dụng có thể dễ dàng thấy được điểm mạnh của bạn với 3 năm kinh nghiệm làm việc và kỹ năng chốt đơn hiệu quả. Họ cũng sẽ đánh giá cao sự quyết tâm gắn bó và được thăng tiến trong nghề của bạn.
Bạn có thể sử dụng những từ ngữ đơn giản để mô tả kỹ năng của bản thân phù hợp với công việc nhân viên bán hàng. Tránh sử dụng ngôn từ quá hoa mỹ bởi nhà tuyển dụng có thể sẽ cho rằng bạn là kẻ hay "đao to búa lớn" và dẫn đến những đánh giá tiêu cực. Những kỹ năng mà bạn nêu ra càng sát với yêu cầu của nhà tuyển dụng càng tốt. Đừng quên những kỹ năng như sử dụng thành thạo phần mềm quản lý bán hàng; thu thập, quản lý và khai thác data khách hàng; ....
Nếu có kinh nghiệm làm việc đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng là bạn đã có thế mạnh hơn rất nhiều những ứng viên khác. Rất đơn giản, bạn chỉ cần liệt kê tên chức danh công việc, những việc mà bạn đã làm và đặc biệt là thành tích mà bạn đã đạt được ở công việc trước đây. Hãy chứng minh bằng những con số cụ thể để tạo ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng. Ví dụ, bạn đã tăng doanh số lên 150% trong vòng 3 tháng, nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng lên trên 200%, ....
Cách liệt kê về điểm mạnh trong CV xin việc nhân viên bán hàng chuyên nghiệp
Nhà tuyển dụng thường không yêu cầu quá khắt khe về bằng cấp đối với nhân viên bán hàng. Tuy nhiên, nếu bạn có bằng cấp cao hoặc đã được đào tạo bài bản qua trường lớp thì đây sẽ là một điểm mạnh, đặc biệt là khi bạn theo học những chuyên ngành như Kinh tế, Quản trị Kinh doanh,... Bên cạnh bằng cấp thì bạn có thể liệt kê các loại chứng chỉ mà bạn đã đạt được, thành tích khi còn ở trường Đại học, ....
Nếu không muốn lồng ghép thông tin vào những phần như trên, bạn có thể trình bày thành phần Điểm mạnh, Điểm yếu riêng trong CV xin việc nhân viên bán hàng. Tuy nhiên, đây là một sự lựa chọn khá nguy hiểm bởi bạn cũng sẽ phải liệt kê cả những khuyết điểm của bản thân. Nếu như không khéo léo, bạn có khi sẽ bị mất cơ hội được mời phỏng vấn.
Trong trường hợp này, bạn cần phải liệt kê những điểm mạnh thật sự quan trọng với vị trí nhân viên bán hàng. Điểm yếu sẽ đặt ở phía dưới phần điểm mạnh và bao gồm những thông tin đơn giản, không mang tính chất quyết định. Việc liệt kê điểm mạnh trước cũng sẽ giúp nhà tuyển dụng ấn tượng với CV của bạn và khiến họ có cái nhìn thoáng hơn khi đến phần điểm yếu.
Ví dụ, so sánh một điểm mạnh là kỹ năng giao tiếp và chốt đơn hiệu quả và điểm yếu là quá cầu toàn và tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc thì nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ chú ý đến điểm mạnh nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu như bạn trình bày điểm yếu của mình là ngại giao tiếp và thiếu tự tin trước đám đông thì bạn chắc chắn sẽ bị loại.
CV xin việc là nơi để bạn thể hiện những điểm mạnh của bản thân để chinh phục nhà tuyển dụng. Những ưu điểm mà bạn lựa chọn để liệt kê vào CV xin việc nhân viên bán hàng cũng phải liên quan đến yêu cầu công việc của nhà tuyển dụng. Chỉ có như vậy thì bạn mới có thể khẳng định được mình là ứng viên xuất sắc nhất.
MỤC LỤC:
1. Biết nhà tuyển dụng cần gì?
2. Cách ghi điểm mạnh trong CV xin việc nhân viên bán hàng
Đọc thêm: Cách ghi trình độ học vấn khi làm CV xin việc
Đọc thêm: Cách viết kinh nghiệm làm việc thực tập sinh trong CV